“Không có cơ sở để chủ đầu tư phải đóng 80% thuế đất khi chuyển đổi mục đích”
Theo nội dung tờ trình số 5163/TTr-STC-BVG ngày 18/7 của Sở Tài chính gửi đến UBND thành phố và cho rằng,với lĩnh vực sản xuất, khu công nghiệp, khu chế xuất thường sử dụng diện tích đất tương đối lớn nhưng lợi nhuận không cao bằng các lĩnh vực nhà ở, thương mại, dịch vụ.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA, cho rằng, Sở Tài chính đưa ra Quy định thiếu có cơ sở khoa học và không phù hợp với thực tiễn (Ảnh: BL)
Vì vậy, tại văn bản này Sở Tài chính cũng đã chia thành 2 nhóm đối tượng để áp dụng: (1) Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước thành đất ở; đất kinh doanh dịch vụ, thương mại; tài chính; nhà hàng; khách sạn; văn phòng làm việc và cho thuê: tỷ lệ phần trăm (%) xác định số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa tính bằng 80% phần trăm tại Dự thảo lần đầu, Sở Tài chính đề nghị nhóm đối tượng này áp dụng theo mức tối đa là 100%.
Trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất để sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp; nhà kho, nhà xưởng; hoạt động khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất xây dựng siêu thị, cửa hàng thương mại - dịch vụ bán hàng bình ổn giá; cửa hàng xăng dầu; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê tại các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất; bến cảng, bến tàu, bến phà, bến đò, bến xe, nhà ga: tỷ lệ phần trăm (%) xác định số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa tính bằng 50% (2)
Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA, cho rằng, Sở Tài chính đưa ra Quy định thiếu có cơ sở khoa học và không phù hợp với thực tiễn. Vì trên thực tế, có những doanh nghiệp chủ đầu tư các khu công nghiệp lớn đã đạt lợi nhuận cao và ổn định hơn các chủ đầu tư dự án bất động sản (bđs).
Hơn nữa, “Các doanh nghiệp phát triển bất động sản đã phải thực hiện rất nhiều nghĩa vụ khi triển khai dự án, như: Phải dành 20% quỹ đất kinh doanh để làm nhà ở xã hội; phải dành 20% căn hộ của dự án để cho thuê; Phải đầu tư hệ thống cấp điện, cấp nước rồi bàn giao cho Công ty Điện lực, Công ty Cấp nước sở hữu, kinh doanh mà không được bồi hoàn...”. Ông Châu phân tích thêm
Hoàng Anh Gia Lai đã từng phải chào bán dự án căn hộ tại quận 7 (TP.HCM) với giá bằng 50% sản phẩm cùng vị trí (Ảnh:nguồn HAGL)
Rõ ràng, sau thời gian “ngủ đông” thì thị trường bất động sản cũng mới chỉ phục hồi và tăng trưởng chưa thực sự vững chắc. Nhiều doanh nghiệp bđs đã phải hạ giá thành, thậm chí là “bỏ của” chạy lấy người để có thể lãi ngân hàng và thanh toán các khoản chi “không có tên gọi”. Một khi các chi phí đội lên, thì chủ đầu tư bắt buộc sẽ nâng giá thành và người tiêu dùng sẽ là người phải gánh chịu các loại chi phí này.
Vì vậy, bên cạnh việc chủ đầu tư đang nỗ lực giảm giá thành để người nhằm giảm bớt gánh nặng cho người dân và có điều kiện tiếp cận nhà ở, thì nhà nước không chỉ cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp phép, mà cũng cần các chính sách khi ban hành phải phù hợp với thực tế và gắn liền với quyền lợi của người dân.
Ông Châu cũng cho biết, hiện nay HoREA cũng đã gửi đề xuất lên UBND thành phố đề nghị mức nộp bằng 50% giá đất trồng lúa nước theo bảng giá đất. “Có như vậy, mới giúp cho Doanh nghiệp hoạt động bền vững và người dân cũng được hưởng lợi vào các chính sách của nhà nước”,ông Châu nhấn mạnh.
Bảo Lan