Hơn nửa triệu người Ấn Độ và Pakistan thiệt mạng mỗi năm do người dân đốt rạ
Tại thành phố Lahore của Pakistan, các nhà chức trách đang đau đầu với tình hình ô nhiễm không khí nơi đây. Nhiều động thái như bắt giữ hàng trăm người nông dân đốt rạ, cho đóng cửa các công trình gây ô nhiễm không khí đã được thực hiện. Tuy nhiên, điều trớ trêu là rất nhiều khói bụi tại đây lại đến từ phía nước bạn Ấn Độ, nơi người nông dân cũng đốt rạ cho vụ mùa tới.
Phía Pakistan cho biết họ đã cấm các nông dân nước này đốt rạ bừa bãi và hy vọng Ấn Độ cũng có những động thái tương tự nhằm giảm tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng hiện nay.
Những vùng ghi nhận báo động đỏ về ô nhiễm không khí tại Pakistan và Ấn Độ
Số liệu của Ngân hàng thế giới (World Bank) cho thấy 1,5 tỷ người Pakistan và Ấn Độ đang phải chịu rủi ro rất lớn từ ô nhiễm không khí. Theo ước tính của World Bank, hơn 500.000 người Pakistan và Ấn Độ sẽ thiệt mạng mỗi năm do liên quan đến ô nhiễm không khí. Trong khi đó, hàng năm Ấn Độ sẽ tốn khoảng 80 tỷ USD nhằm khắc phục những hệ lụy do tình trạng khói bụi gây ra.
Những tuần gần đây, khói bụi đã lan ra khắp khu vực miền bắc Ấn Độ cũng như một phần lãnh thổ Pakistan. Tại thủ đô New Delhi của Pakistan, chính phủ đã buộc phải cho các trường học nghỉ khi tình trạng ô nhiễm khói bụi lên mức đỉnh điểm.
Chỉ số chất lượng không khí cho thấy thủ đô New Delhi của Ấn Độ ô nhiễm gấp 10 lần so với thủ đô Bắc Kinh Trung Quốc
Tại thành phố Lahore, chính quyền đã phải ra lệnh hủy các chuyến bay do không khí quá nhiều khói bụi, trong khi những tuyến đường cao tốc bị ùn tắc do giảm thiểu tầm nhìn.
Báo cáo mới đây của Tổ chức y tế thế giới (WHO) nêu rõ ô nhiễm không khí vào năm 2012 đã khiến 612.000 người thiệt mạng ở Ấn Độ và gần 60.000 trường hợp tử vong tại Pakistan.
Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ nhiều nguồn, như khói xe, các nhà máy công nghiệp, bụi đường… Tuy nhiên, lý do chủ chốt đến từ tình trạng đốt rạ của người nông dân. Do không muốn tốn tiền vận chuyển rạ cũng như muốn tăng độ màu mỡ cho đất, hàng triệu người nông dân của 2 quốc gia đã đồng loạt đốt chúng gây nên hiện tượng khói mù như những gì vệ tinh NASA ghi lại được dưới đây.
AB