Hải quân Đài Loan đánh chiếm chiếc tàu cỡ lớn của Liên Xô như thế nào?
Vào đầu những năm 1950, Liên Xô có mối quan hệ hữu hảo với Mao Trạch Đông, còn Tưởng Giới Thạch, nhà lãnh đạo Đài Loan khi đó nhận được sự hỗ trợ về tài chính và quân sự từ Mỹ.
Sự cố được giới điện ảnh Liên Xô xây dựng thành phim từng xảy ra vào năm 1954, khi phương Tây "nắn gân" sự kiên cường của Liên Xô sau cái chết của Stalin, bằng cách chiếm một trong những chiếc tàu dầu của Liên Xô.
Ngày 24/5/1954, chiếc tàu chở dầu "Tuapse" xuất phát từ cảng Odessa để tiến thẳng tới cảng Đại Lâm của Trung Quốc. Thời gian đầu, chuyến hải trình diễn ra bình thường. Nhưng vào ngày 23/6/1954, bất ngờ xuất hiện hai chiếc tàu khu trục và một chiếc tàu hộ vệ Đài Loan.
Vì Liên Xô không hề công khai xung đột với Đài Loan nên chiếc tàu trở 10 nghìn tấn xăng vẫn tiếp tục chuyến đi của mình một cách bình thường.
Bất ngờ một quả đạn pháo bắn vào phía mạn phải của tàu khiến nước biển tràn lên mặt tàu "Tuapse", sau đó quả đạn thứ hai, lần này nhằm vào mạn trái. Quả thứ ba nổ ngay trước mũi tàu. Có thể nhận thấy người ta muốn "Tuapse" phải "tắm sóng" một cách miễn cưỡng.
Hiểu được rằng trong vòng vài phút tới chiếc tàu của mình sẽ bị chiếm bằng vũ lực, thuyền trưởng ra lệnh cho điện đàm viên thông báo về sự việc cho cảng Vlapostok – bến cảng gần nhất của Liên Xô. Mệnh lệnh được thực hiện, nhưng thuyền trưởng không kịp nhận tín hiệu trả lời bởi vì chiếc tàu đã bị hải quân Đài Loan chiếm.
Tuy nhiên, các thợ máy của tàu đã kịp thời làm cho những động cơ ngừng hoạt động. Không thể tự di chuyển, nên nó đã được một chiếc tàu kéo lai dắt. Chỉ có duy nhất một tia hi vọng rằng các tàu chiến của Hải quân Liên Xô kịp thời xuất hiện để giải cứu. Nhưng không kịp.
"Tuapse" đã bị đưa về cảng Cao Hùng (Đài Loan) và thủy thủ đoàn bị bắt phải lên bờ trước những họng súng đầy vô tình. Tuy nhiên, không ai trong số 49 thủy thủ động đậy. Họ đã bị đưa lên bờ bằng vũ lực.
Sau này mới phát hiện ra rằng, toàn bộ chiến dịch này là nhằm mục đích hạ bệ Liên Xô về mặt chính trị. Các thành viên của thủy thủ đoàn bị chia thành vài nhóm và trong một thời gian dài họ bị ép xin tị nạn chính trị ở Mỹ. Với tất cả danh dự, hầu hết các thủy thủ đã cương quyết từ chối đề nghị trên.
Sau nhiều cuộc thương thuyết, cuối cùng, các thủy thủ cũng được trở về nhà. Họ được chào đón ở Moscow như những người hùng. Mỗi người nhận được một khoản tiền bồi thường, phần thưởng của nhà nước trao tặng vì lòng dũng cảm và tinh thần trách nhiệm trong công việc. Tuy nhiên cũng có một vài người vì nhiều lý do, còn ở lại Đài Loan.
Một thủy thủ đã treo cổ tự tử. Số còn lại quyết định hồi hương theo cách của mình. 9 người đã bay sang Mỹ, có người thậm chí còn kiếm tiền bằng việc trả lời các cuộc phỏng vấn chống Liên Xô trên đài phát thanh "Tự do". Nhưng ngay khi xuất hiện cơ hội thuận lợi, họ đã bỏ chạy tới đại sứ quán Liên Xô ở Mỹ.
Ngay khi bước qua cánh cửa đại sứ quán, các thủy thủ này đã tuyên bố rằng họ không ngoảnh mặt với Liên Xô, họ đã bị tra tấn dã man trước khi ký các văn bản. Họ trở về nhà và thậm chí còn được tiếp nhận làm việc trở lại, nhưng chỉ trong các vùng biển nội địa.
Bảo Lam