Giới hạn của người dân trong việc ghi âm, ghi hình CSGT làm nhiệm vụ là gì?
Xe khách trên 9 chỗ phải lắp camera ghi hình tài xế và hành khách, Grab dán phù hiệu |
Từ 15/1/2020, người dân chính thức được quay phim và ghi âm CSGT đang làm nhiệm vụ |
“Việc giám sát qua ghi âm, ghi hình phải có văn hóa, người thực hiện không cầm máy quay, điện thoại gí sát vào mặt CSGT hoặc có lời nói, cử chỉ lăng mạ, xúc phạm người thi hành công vụ” – Luật sư Nguyễn Thị Thu – Đoàn Luật sư Hà Nội phân tích (Ảnh: ANTĐ) |
Kể từ 15/1, Thông tư số 67/2019/TT-BCA của Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông chính thức có hiệu lực. Trong đó, dư luận đặc biệt quân tâm đến nội dung người dân được phép ghi âm, ghi hình CSGT khi làm nhiệm vụ.
Cũng theo Luật sư Nguyễn Thị Thu, mặc dù người dân có quyền ghi âm ghi hình CSGT công khai hoặc không công khai, song nếu việc làm này làm cản trở hoạt động hoạt động thực thi nhiệm vụ thì CSGT có quyền yêu cầu chấm dứt vi phạm, thậm chí cưỡng chế đưa về trụ sở UBND hoặc CAP gần nhất để giải quyết.
Người dân cũng phải chịu trách nhiệm về thông tin giám sát của mình đảm bảo trung thực, khách quan, chịu trách nhiệm về việc phát tán thông tin theo quy định của pháp luật bởi cán bộ khi thực thi nhiệm vụ, người dân có thể ghi hình nhưng danh dự nhân phẩm của họ vẫn được pháp luật bảo vệ.
Trong trường hợp người dân cố ý quay phim, chụp ảnh, ghi hình CSGT, cắt dán, chỉnh sửa, đưa ra các thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc hoặc tuyên truyền, phát tán trên mạng xã hội nhằm vu khống, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì sẽ bị xử lý theo quy định.
Tùy theo tính chất, mức độ, động cơ, cá nhân vi phạm có thể bị xử phạt hành chính về hành vi cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 2-3 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ, tội vu khống, tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân…
Ở các khu vực cấm quay phim, chụp ảnh như khu vực quốc phòng, an ninh, kho đạn vũ khí đã được quy định trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì người dân phải tuân thủ.
Đại tá Nguyễn Quang Nhật - trưởng phòng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông Cục cảnh sát giao thông thông tin trên báo Tuổi trẻ về việc giới hạn quyền giám sát của người dân trong việc ghi âm, ghi hình CSGT làm nhiệm vụ như sau: "Cần phải xác định rõ, người dân dù được phép giám sát nhưng thực hiện phải có văn hóa, không thể cứ gí điện thoại vào mặt cán bộ. Nhiều clip trên mạng đã có hiện tượng như thế, rất phản cảm.
Thông tin thu lượm được nếu người dân phản ảnh trên mạng xã hội thì phải theo quy định của pháp luật và đảm bảo tính khách quan, chính xác chứ không thể cắt ghép, bình luận sai gây ảnh hưởng danh dự nhân phẩm cá nhân theo Bộ luật dân sự. Cán bộ khi thực thi nhiệm vụ, người dân có thể ghi hình nhưng danh dự nhân phẩm của họ vẫn được pháp luật bảo vệ".
CSGT vẫn duy trì kiểm tra nồng độ cồn giữa dịch virus Corona Để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông khi kiểm tra nồng độ cồn giữa dịch virus Corona, mỗi ống thổi chỉ sử dụng ... |
Từ 15/1, dân muốn quay phim CSGT làm việc phải đủ 3 điều kiện Theo Thông tư số 67/2019/TT-BCA của Bộ Công an, bắt đầu từ ngày 15/1 người dân có quyền quay phim CSGT đang làm nhiệm vụ ... |
CSGT Hà Nội: "Không có chuyện ăn hoa quả mà lên được nồng độ cồn" Lãnh đạo Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Công an Hà Nội) khẳng định không có chuyện ăn hoa quả mà lên được nồng độ ... |