Giá dầu tăng vọt bởi dự báo sản lượng thâm hụt
Giá dầu tăng sau nhiều phiên trồi sụt mạnh
Lợi nhuận tại các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới, vẫn tiếp tục giảm trong 5 tháng đầu của năm.
|
Thị trường dầu thế giới bất ngờ đón nhận cú sốc mới
Nhóm OPEC+ bao gồm các nước sản xuất dầu và liên minh dẫn đầu bởi Nga hiện nay đã cắt giảm nguồn cung để đẩy giá tăng lên.
|
Giá dầu tăng mạnh khi nguồn cung được dự báo thâm hụt
Phiên giao dịch ngày thứ Ba, giá dầu tăng hơn 2% bởi nhà đầu tư tính toán đến ảnh hưởng của các biện pháp cắt giảm sản lượng vào tháng 8/2023 của nhiều nước xuất khẩu năng lượng hàng đầu thế giới ví như Saudi Arabia và Nga trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu suy giảm.
Vào ngày thứ Hai, Saudi Arabia công bố sẽ kéo dài biện pháp cắt giảm sản lượng ước tính khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày đến tháng 8/2023 còn Nga và Algeria tự nguyện giảm sản lượng từ tháng 8/2023 ở hai mức là 500.000 thùng và 20.000 thùng/ngày.
Nếu các mức cắt giảm sản lượng như trên thực sự được áp dụng, tổng mức sản lượng tính từ tháng 8/2022 đến nay giảm ước tính khoảng 5,36 triệu thùng. Thậm chí trên thực tế có thể còn thêm nữa bởi một vài nước trong nhóm OPEC+ không thể thực hiện được đầy đủ các mức sản lượng cam kết của mình, theo chuyên gia phân tích tại PVM – ông Tamas Varga.
Tổng mức cắt giảm sản lượng hiện đang ở mức khoảng 5 triệu thùng dầu/ngày tương đương khoảng 5% tổng sản lượng toàn cầu.
Vào ngày thứ Ba, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 1,6USD/thùng lên 76,25USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai tăng 1,44USD/thùng lên 71,23USD/thùng.
“Rõ ràng, phía Saudi Arabia đang đưa ra những biện pháp chủ động và mạnh tay nhằm ổn định giá dầu thô nhằm đưa giá dầu lên ngưỡng 80USD/thùng để đảm bảo cho tình hình ngân sách nội địa của nước này”, chủ tịch quỹ Lipow Oil Associates – ông Andrew Lipow phân tích.
Ngay cả như vậy, thị trường sẽ chờ để được nắm rõ hơn về các biện pháp cắt giảm sản lượng của Nga, đồng thời xuất hiện ngày một nhiều lo lắng về khả năng lãi suất cao sẽ gây ảnh hưởng đến nhu cầu toàn cầu, ông Lipow nói.
Trong phiên giao dịch liền trước, giá dầu giảm khoảng 1%, triển vọng kinh tế vĩ mô xấu đi dường như đã lấy đi những mức tăng trước đó của giá dầu.
Bất chấp những thông báo sản lượng được công bố vào ngày thứ Hai, chuyên gia phân tích tại OANDA – ông Craig Erlam khẳng định về bản chất không có nhiều sự thay đổi. Ông Erlam nhận định: “Chỉ khi giá dầu tăng vượt mức 77USD/thùng mới có thể phát đi thông điệp về sự thay đổi rõ ràng, nếu không tình trạng giá dầu giao dịch đi ngang vẫn tiếp diễn”.
Kết quả các cuộc khảo sát gần đây cho thấy hoạt động sản xuất toàn cầu sụt giảm bởi nhu cầu yếu đi tại Trung Quốc và châu Âu, sản xuất tại Mỹ đồng thời suy giảm hơn nữa trong tháng 6/2023 xuống những ngưỡng từng được thiết lập trong đại dịch COVID-19.
Bối cảnh bất ổn nhiều khả năng sẽ làm giảm đi ảnh hưởng từ những biện pháp cắt giảm sản lượng của OPEC+, theo nhận định của một số chuyên gia phân tích.
Số liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy rằng thị trường dầu dường như sẽ bị thâm hụt nguồn cung ước tính khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày trong quý 3 và quý 4/2023, theo nhận định của các chuyên gia phân tích thuộc Commerzbank.
Lãi suất cơ bản đồng nội tệ tại Mỹ và châu Âu được dự báo sẽ không tăng hơn nữa nhằm giải quyết vấn đề lạm phát leo thang, theo nhận định của các chuyên gia phân tích.
Yếu tố Trung Quốc tác động đến thị trường năng lượng
Những nỗi lo về kinh tế Trung Quốc đang gây ảnh hưởng đến thị trường năng lượng.
Hoạt động sản xuất tại các nhà máy của Trung Quốc tháng 6/2023 tăng trưởng chậm hơn, theo kết quả khảo sát được công bố vào ngày thứ Hai. Trong tuần trước, cũng đã có những số liệu cho thấy rằng tăng trưởng tại nhóm nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Chỉ số Caixin/S&P tháng 6/2023 rơi xuống mức 50,5 điểm từ mức 50,9 điểm của tháng 5/2023. Các chuyên gia kinh tế dự báo chỉ số này sẽ chạm mức 50,2 điểm trong tháng 6/2023, theo khảo sát của Reuters. Ngưỡng 50 phân định giữa suy giảm và tăng trưởng.
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vào ngày thứ Sáu mới đây công bố chỉ số PMI chính thức của tháng 5/2023 là 49 điểm từ mức 48,8 điểm của tháng 5/2023.
“Một loạt số liệu kinh tế gần đây cho thấy rằng quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc hiện vẫn chưa vững vàng, nhiều vấn đề nổi bật bao gồm thiếu động lực tăng trưởng nội địa, nhu cầu yếu và triển vọng xấu đi”, chuyên gia kinh tế cao cấp tại tổ chức Caixin Insight Group – ông Wang Zhe phân tích.
“Nhiều vấn đề hiện đang được phản ánh trong chỉ số Caixin của ngành sản xuất Trung Quốc tháng 6/2023, đó là hàng loạt vấn đề từ thị trường việc làm u ám cho đến áp lực giảm phát leo thang và sự lạc quan giảm đi”, ông Zhe nhấn mạnh.
Chỉ số Caixin PMI của ngành sản xuất Trung Quốc khảo sát ước tính khoảng 650 doanh nghiệp tư nhân và nhà nước có trọng tâm xuất khẩu, tập trung tại các khu vực ven biển của Trung Quốc. Còn chỉ số PMI chính thức khảo sát khoảng 3.200 doanh nghiệp trên khắp Trung Quốc.
WEF: Việt Nam là một trong những điểm sáng phục hồi kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng
Chiều 26/6, ngay sau khi đến thành phố Thiên Tân, Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam tham dự và phát biểu tại Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) với chủ đề: Thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới để kiến tạo tương lai đất nước.
|
Lý do Washington và Bắc Kinh nỗ lực nối lại đối thoại về kinh tế
Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo có thể sẽ có sự chia rẽ của kinh tế thế giới thành hai khối làm chững lại kinh tế toàn cầu.
|