Đưa sản phẩm vùng cao tham gia vào chuỗi cung ứng
![]() |
Tọa đàm “Phát triển thị trường sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”. |
Tại Tọa đàm “Phát triển thị trường sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” do Tạp chí Công Thương (Bộ Công Thương) tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 20/9, các tham luận khẳng định Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đã và đang là động lực thúc đẩy phát triển thị trường, tạo ra nền tảng căn bản cho sản xuất sản phẩm, hàng hóa khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Chia sẻ tại Toạ đàm, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, giai đoạn vừa qua có những bước tiến quan trọng trong việc thương mại hóa và đưa sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi vào kênh phân phối tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
Theo đó, Bộ Công Thương đã có giải pháp cũng như Chương trình để triển khai các chỉ đạo của Đảng và Chính phủ. Giai đoạn trước năm 2019 là các Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, chương trình xúc tiến thương mại quốc gia,chương trình khuyến công, chương trình đưa hàng hóa, thực phẩm an toàn vào kênh phân phối…
Nhiều đề án, chương trình khác cũng dành một lượng không gian cũng như kinh phí cho các tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số triển khai. Đây chính là những giải pháp quan trọng để hỗ trợ đưa những hàng hóa của đồng bào dân tộc thiểu số đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Đặc biệt, năm 2019, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88 phê duyệt Đề án phát triển tổng thể kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2030. Đây là nghị quyết hết sức quan trọng mà Bộ Công Thương cùng với Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành khác trình Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn đến năm 2030.
Theo bà Lê Việt Nga, giai đoạn I từ 2021 - 2025, Bộ Công Thương đã xây dựng và hướng dẫn địa phương đầu tư xây dựng và cải tạo, nâng cấp được mạng lưới chợ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đưa hàng hóa của đồng bào dân tộc về khu vực trung tâm và các vùng miền có thị trường sôi động.
Đồng thời, hỗ trợ để tiêu thụ sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đưa hàng hóa đi xa hơn, tham gia vào thị trường trong nước. Đây là bước tiến mạnh mẽ và là giải pháp đồng bộ khi các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố đều được phân công những nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng. Qua đó, phát triển thương mại vùng đồng bào dân tộc thiểu số là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị.
Về phía các địa phương, ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn chia sẻ, thụ hưởng những chính sách của Chính phủ, Bộ Công Thương đối với việc phát triển thị trường sản phẩm, tỉnh Lạng Sơn cũng đã quan tâm đến hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, xúc tiến và tìm đối tác để làm đầu ra cho sản phẩm.
Theo đó, Sở Công Thương Lạng Sơn đã triển khai nhiều biện pháp phát triển thị trường thông qua các chương trình xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương, tỉnh và ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển hợp tác, liên kết sản xuất sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Các chương trình phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ quảng bá, trưng bày sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm quốc tế cũng được tổ chức thường xuyên.
Hiện tại, tỉnh Lạng Sơn đã có trên 94 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận OCOP từ 3-4 sao của 79 chủ thể; trong đó có những sản phẩm hết sức đặc thù như: na Chi Lăng, hồng Vành Khuyên… được tiêu thụ rất tốt ở trong và ngoài tỉnh. Đơn cử các siêu thị như Coop mart, Hapro… đều dành nhiều diện tích để trưng bày, bán các sản phẩm đặc sản miền núi. Nhiều sản phẩm miền núi như nông sản Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn… đã xuất khẩu thành công ra nước ngoài.
Ông Trần Hoàng - Giám đốc Siêu thị Co.opmart Victoria Hà Nội cũng chia sẻ, điểm yếu của nguồn nông sản này là vấn đề nguồn hàng và sản lượng. Vì vậy, nhu cầu của thị trường hiện nay đối với sản phẩm đặc sản vùng miền và sản phẩm nông sản an toàn rất cao. Tuy nhiên, các nhà sản xuất khu vực miền núi, đồng bào dân tộc chủ yếu sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ nên lượng hàng cung ứng thường bị đứt gãy hoặc gián đoạn.
Đối với những hợp tác xã hoặc nhà sản xuất ở đồng bào dân tộc miền núi, quá trình vận chuyển hàng hóa về những điểm giao hàng, bán hàng của hệ thống đang gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt những sản phẩm rau lá, hoa quả nhanh hỏng hoặc chất lượng bị suy giảm do giao thông không thuận lợi. Do đó, ông Trần Hoàng đề xuất hỗ trợ về logistics, vận chuyển, hậu cần để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
![]() Hiện nay, do nắng nóng kết hợp với địa hình khu vực miền núi, nhiều thôn, bản vùng đồng bào DTTS của tỉnh Quảng Ninh rơi vào tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt. Tỉnh đã và đang đưa ra nhiều giải pháp nhằm giải quyết bài toán đưa nước sạch về bà con vùng cao.
|
![]() 35 năm qua, với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng.
|
Tin bài liên quan
Các tin bài khác

Giao hữu bóng đá "Tô cam giấc mơ": Vì một tương lai an toàn cho phụ nữ và trẻ em
![[Ảnh] Một ngày làm việc của "biệt đội" nữ rà phá bom mìn](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2023/112023/11/17/anh-mot-ngay-lam-viec-cua-biet-doi-nu-ra-pha-bom-min-20231111175153.png?rt=20231111175306?231111063536)
[Ảnh] Một ngày làm việc của "biệt đội" nữ rà phá bom mìn

Lễ kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Gần 1.000 thanh niên tham gia đi bộ hưởng ứng "Giảm phát thải bảo vệ tương lai"
Đọc nhiều

Con số may mắn hôm nay 1/12/2023 12 con giáp: Mùi có cơ hội phát tài

Lộ trình, lịch trình các tuyến xe buýt tại Quảng Ngãi. Mới nhất, chi tiết nhất năm 2024

Lớp học đặc biệt ở Trại Tạm giam số 1

Hơn 200 dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài cho ĐBSCL năm 2023
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Chủ tịch EC đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam liên quan đến chống khai thác IUU

Lan toả tình hữu nghị Việt - Lào từ “tiết học biên giới”

Vùng 1 Hải quân khám, cấp thuốc miễn phí cho 430 lượt ngư dân, sửa chữa 16 lượt tàu thuyền gặp nạn
Multimedia

Học sinh Mai Châu (Hòa Bình) nỗ lực ngăn chặn khủng hoảng khí hậu

Lan tỏa tình yêu âm nhạc dân tộc Việt Nam - Nhật Bản

Đến Huế thăm làng nghề hoa giấy Thanh Tiên

Gìn giữ nghề làm nón lá của người Tày Bắc Hà

Người đẹp Belarus mê mẩn gỏi gà măng cụt của Việt Nam

Đà Nẵng: Lớp học tiếng Việt dành cho các sinh viên Lào, Thái Lan tại chùa Tam Bảo

"Vua đầu bếp Mỹ" Christine Hà hướng dẫn trẻ khiếm thị làm bánh trung thu

Cộng đồng người Việt được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe tại Israel

Đội huỷ nổ bom mìn lưu động NPA/RENEW phá huỷ đạn pháo trả lại màu xanh cho đất

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức thông tin về Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII

Âm vang những giai điệu Nga

The Sydney Morning Herald: Bò cuốn lá lốt là món ăn “ngon nhất hành tinh”

Quy định về việc xin cấp lại "sổ đỏ" khi bị mất

VUFO thông báo danh sách thí sinh và phòng thi viết Vòng 2 kỳ thi tuyển công chức năm 2023

Du khách đến Singapore được nhập cảnh không cần hộ chiếu từ năm 2024

Bộ tem Kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris sắp được phát hành

Lễ khởi động dự án “Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh”
