Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
09:56 | 08/09/2018 GMT+7

Đông Nam Á: Nơi xả rác bừa bãi nhất thế giới

aa
Theo nhiều báo cáo, khoảng 80% rác nhựa hiện nay bị thải ra biển đến từ Châu Á nhưng chính phủ nhiều nước khu vực này vẫn chưa nhận định được sự nghiêm trọng của vấn đề.

Gần đây, xác chết của một chú cá voi được phát hiện tại Songkhla-Miền Nam Thái Lan đã làm dấy lên hàng loạt những tranh cãi liên quan đến vấn đề tồn tại nhiều năm nay: ô nhiễm môi trường. Chuyện sẽ chẳng thu hút được sự chú ý nếu bụng của chú cá voi chết này không chứa đầy những chiếc túi nilong mà chú tưởng nhầm là thức ăn.

Trên thực tế, rất nhiều loài cá, rùa ở miền Nam Thái Lan đã tử vong do hấp thụ rác thải, ô nhiễm của con người khi họ thải ra môi trường.

Không riêng gì Thái Lan, một video của thợ lặn người Anh, Rich Horner cũng đã làm cộng đồng mạng dậy sóng khi quay vùng biển Bali-Indonesia đầy rác với những chú cá bị bủa vây trong túi nilong cùng rác thải.

Tương tự, một chú cá voi chết cũng đã dạt vào bờ biển gần Mumbai với rất nhiều túi nilong trong bụng. Các chuyên gia cho biết lượng lớn rác thải không được xử lý tại đây đã bị đẩy xuống biển thông qua những đợt thủy triều lên xuống, khiến hệ sinh thái tại đây ô nhiễm nghiêm trọng.

Nhận thức được tình hình, hàng loạt các nước như Anh, Chile hay Trung Quốc đã ban hành quy định hạn chế sử dụng túi nhựa, trong khi các công ty như Starbucks bị gây áp lực giảm thiểu dùng ống hút nhựa.

dong nam a noi xa rac bua bai nhat the gioi

Một người đàn ông thẫn thờ ngồi trên đống rác ở Mumbai-Ấn Độ

Tiếng kêu cứu từ đại dương Châu Á

Theo nhiều báo cáo, khoảng 80% rác nhựa hiện nay bị thải ra biển đến từ Châu Á nhưng chính phủ nhiều nước khu vực này vẫn chưa nhận định được sự nghiêm trọng của vấn đề.

Tiến sĩ Theresa Mundita S.Lim, đồng thời là giám đốc Trung tâm bảo tồn sinh học Đông Nam Á (ACB) cho biết tổ chức của bà mới chỉ được tăng cường hỗ trợ từ đầu năm 2018 sau khi tình hình ô nhiễm ở Châu Á bị bêu rếu tại diễn đàn Bảo tồn Đại dương (OC) diễn ra ở thủ đô Washington-Mỹ.

Nghiên cứu năm 2017 của OC cho thấy lượng rác nhựa mà các nước Việt Nam, Indonesia, Trung Quốc, Philippines, Thái Lan đổ ra biển còn nhiều hơn tổng số rác nhựa các quốc gia còn lại trên thế giới xả thải.

Trong khi đó một báo cáo khoa học vào năm 2015 cho thấy những nước trên, bao gồm cả Sri Lanka và Malaysia được đánh giá là các quốc gia ô nhiễm rác nhựa nhất thế giới. Liên đoàn quốc tế về bảo tồn tự nhiên (IUCN) cho biết hơn ¼ số rác nhựa thải ra đại dương trên thế giới đến từ 10 dòng sông và có 8 trong số đó là ở Châu Á.

Mặc dù tình hình ô nhiễm đã rất nghiêm trọng nhưng dường như các nước Châu Á vẫn khá thờ ơ với rủi ro này. Số liệu của Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) cho thấy hàng năm có khoảng 8-13 triệu tấn rác nhựa bị đổ ra biển, gây ra khoản thiệt hại 13 tỷ USD mỗi năm.

dong nam a noi xa rac bua bai nhat the gioi

8/10 dòng sông ô nhiếm nhất thế giới nằm ở Châu Á

Trong số đó, Đông Nam Á là khu vực bị chỉ trích nhiều nhất do tăng trưởng nhanh đi kèm với sự bùng nổ nhu cầu dùng nhựa. Dẫu vậy, khả năng tái chế nhựa tại đây lại không bắt kịp với tốc độ tiêu dùng và xả thải.

Báo cáo cho thấy ngành y tế và du lịch là những mảng thải nhiều rác nhựa nhất ra môi trường, trong khi chính quyền địa phương không quan tâm và cũng không có kinh nghiệm tái chế. Rác nhựa bị đổ bừa bãi tại các bãi lộ thiên và trôi ra sông theo các trận mưa.

Thậm chí tại nơi được coi là sạch nhất thế giới như Singapore, bình quân mỗi ngày người dân nơi đây sử dụng 13 chiếc túi nilong và cả quốc gia này sử dụng khoảng 2,2 triệu chiếc ống hút nhựa mỗi ngày. Trong khi đó, người Thái Lan sử dụng bình quân ít nhất 8 chiếc túi ni long mỗi ngày, tương đương với 500 triệu chiếc túi mỗi tuần nếu chỉ tính riêng tại thủ đô Bangkok.

Tương tự, người dân Indonesia sử dụng tới 10 triệu túi nilong hàng năm và chính quyền đã từng cố gắng ban hành mức phí sử dụng cho loại túi này ở một số thành phố lớn, qua đó có thể giảm 55% lượng tiêu thụ nhưng bị người dân phản đối.

Tại Mỹ và các nước Phương Tây, lượng sử dụng túi nilong nhiều hơn nhưng hệ thống tái chế của các quốc gia này khá tốt, qua đó hạn chế được những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường.

Phủ kín bởi nhựa

Số liệu của Tổ chức nông lương quốc tế (FAO) cho thấy khoảng 640.000 tấn thủy sản biến mất mỗi năm do tác động từ rác nhựa và 80% lượng rác này đến từ Châu Á bởi rác nhựa khó phân hủy nên nó có thể trôi hàng nghìn km và gây ô nhiễm môi trường cho nhiều vùng biển khác trên thế giới.

Nhận ra được mối nguy này, nhiều nước như Trung Quốc đã có hành động khi cấm nhập khẩu rác tái chế từ Phương Tây nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên những chuyến hàng chở rác lại nhắm sang Thái Lan hay Malaysia.

dong nam a noi xa rac bua bai nhat the gioi

Trẻ em thu thập rác tại vịnh Maya Bay-Philippines

Dẫu vậy, nhiều quốc gia ASEAN vẫn hành động khá chậm cho việc giải quyết vấn đề rác nhựa. Brunei mới đang có dự định cấm túi nilong vào năm 2019 trong khi các nhà hoạt động xã hội Philippines đang trầy trật với chiến dịch kêu gọi người tiêu dùng tự mang túi đi siêu thị thay vì dùng túi nilong.

Tại Malaysia, chính phủ đã thực hiện nhiều chiến dịch chống rác thải nhựa cũng như kêu gọi người dân tăng cường tái chế rác thải. Tuy nhiên, túi nilong cho đi chợ lẫn dùng để đựng rác vẫn rất phổ biến tại đây.

Ở Thái Lan, tình hình còn tệ hơn khi người dân có thói quen đựng xăng trong những chai nhựa hay rất nhiều nhà hàng, quán ăn sử dụng bao bì nhựa để bán cho khách hàng. Theo nhiều ước tính, hơn 1/3 trong tổng số 27 triệu tấn rác hàng năm của nước này không được xử lý và thải bừa bãi ra môi trường. Phần lớn chúng trôi dạt ra các con sông rồi ra biển.

Báo cáo của Bộ tài nguyên môi trường Thái Lan cho thấy hàng năm nước này thải tới 60.000 tấn rác ra biển.

Điều trớ trêu là ngành du lịch đem lại cho Thái Lan nguồn lợi lớn nhưng các du khách cũng đang tàn phá nặng nề môi trường nơi đây. Vịnh Maya Bay của bãi biển Phuket nổi tiếng đã từng phải đóng cửa 4 tháng do ngập trong rác. Vùng Koh Lản của Pattaya có khoảng 10.000 du khách đến mỗi năm và thải ra khoảng 50.000 tấn rác.

Tại Singapore, nước này chứng kiến lượng rác thải rắn tăng 7 lần trong khoảng 1970-2016 lên 8.559 tấn mỗi ngày. Do thiếu quỹ đất chôn rác nên nước này đã mở lò đốt rác vào năm 2000 với công suất 4.320 tấn/ngày.

dong nam a noi xa rac bua bai nhat the gioi

Bãi tái chế thôn Xà Cầu-Hà Nội

Thái Lan cũng học tập Singapore khi cho xây dựng các lò đốt rác, đồng thời thu lại nhiệt điện từ chúng. Năm 2017, Thái Lan sản xuất được 171 MGW điện từ rác thải, tương đương 1,7% tổng sản lượng điện cả nước. Quốc gia này đặt mục tiêu 550 MGW vào năm 2036.

Tuy vậy, nhiều chuyên gia cho rằng cách xử lý này không thỏa đáng khi chúng thải khói độc vào môi trường và các quốc gia Châu Á vẫn đang lúng túng trong vấn đề xử lý rác thải.

Báo cáo của Cục môi trường quốc gia Singapore (NEAS) cho thấy nước này chỉ tái chế được 6% trong số 763.400 tấn rác nhựa năm 2017.

Trong khi đó tổ chức Ellen MacArthur Foundation ước tính toàn cầu mới chỉ tái chế được 14% tổng số rác nhựa, như vậy nền kinh tế hàng năm đã tốn tới 80-120 tỷ USD cho những chiếc túi nhựa chỉ dùng 1 lần.

AB

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (20/5): Miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay (20/5): Miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo ngày 20/5, khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
3 con giáp vượng duyên vào cuối tháng 5/2025

3 con giáp vượng duyên vào cuối tháng 5/2025

3 con giáp này sẽ đón nhận vận đào hoa rực rỡ vào cuối tháng 5/2025, chấm dứt chuỗi ngày lận đận trong tình duyên.
Kinh nghiệm xin visa đi du lịch Đức

Kinh nghiệm xin visa đi du lịch Đức

Việc xin visa Đức khá phức tạp và đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Việc chuẩn bị hồ sơ là bước quan trọng nhất. Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh sẽ tăng khả năng đậu visa của bạn.
9 địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đức

9 địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đức

Nước Đức được mệnh danh là "trái tim của Châu Âu" với bề dày lịch sử và nền văn hóa độc đáo là điểm đến hấp dẫn dành cho du khách. Dưới đây là 9 địa điểm du lịch Đức nổi tiếng mà bạn không thể bỏ qua cho chuyến du lịch đầy trọn vẹn của bạn.

Đọc nhiều

Chiếu phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” cho kiều bào TP.HCM

Chiếu phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” cho kiều bào TP.HCM

Ngày 22/5, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh đã tổ chức cho tập thể cán bộ, công chức, người lao động ủy ban cùng cộng đồng kiều bào Úc, New Zealand, Nhật, Pháp... xem bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối”.
Kết nối Việt - Trung qua hành trình đỏ theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kết nối Việt - Trung qua hành trình đỏ theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 21/5, chương trình công bố tuyến tham quan “Hành trình đỏ hữu nghị Việt-Trung theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh” đã chính thức diễn ra tại Hà Nội.
Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó Điện Biên

Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó Điện Biên

Từ những phòng học tạm bợ với mái lá đơn sơ, Trường PTDTBT TH&THCS Tỏa Tình (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) đã vươn mình mạnh mẽ sau hơn ba thập kỷ, trở thành điểm sáng giáo dục vùng cao. Không chỉ truyền dạy tri thức, ngôi trường còn thắp lên khát vọng đổi đời cho bao thế hệ học sinh dân tộc thiểu số.
Học sinh ở Giang Tây (Huế) sẽ có thêm không gian học tập do Midas Foundation tài trợ

Học sinh ở Giang Tây (Huế) sẽ có thêm không gian học tập do Midas Foundation tài trợ

Ủy ban Nhân dân thành phố Huế vừa có Quyết định số 1442/QĐ-UBND, tiếp nhận viện trợ không hoàn lại dự án “Xây dựng trường mầm non Phú Lương cơ sở lẻ Giang Tây” do Quỹ từ thiện Midas Foundation (Nhật Bản) tài trợ trị giá 3,2 tỷ đồng.
Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Mường Nhé (Điện Biên) – nơi địa đầu cực Tây Tổ quốc – đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ nhờ những bước tiến trong phát triển hạ tầng giao thông.
Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Ngày 18/5/2025, Trung tâm Dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật đảo Trường Sa (thuộc Hải đoàn 129 Hải quân) đã khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới tàu cá NT02070TS.
Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Từ ngày 14-16/5, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Tiểu đoàn 563, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức kiểm tra “3 tiếng nổ” cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025. Đây là hoạt động huấn luyện quan trọng giúp chiến sĩ mới làm quen với cường độ huấn luyện cao, nâng cao thể lực, bản lĩnh, khả năng sử dụng vũ khí, trang bị trong điều kiện sát với thực tế chiến đấu.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động