Dịch Covid-19: Nhiều khách sạn hạng sang ở Đà Nẵng làm nơi cách ly, nhà hàng tặng suất ăn miễn phí
Cập nhật dịch Covid-19 ngày 20/3 trên toàn thế giới |
Dịch Covid-19: Số người thiệt mạng tại Italy vượt Trung Quốc |
Doanh nghiệp "hiến" khách sạn 4 sao làm nơi cách ly
Bên trong phòng VIP của khách sạn 4 sao được tự nguyện làm nơi cách ly. (Ảnh: Pháp luật TP.HCM) |
Mới đây, một doanh nghiệp đã gửi thư cho Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng xin tự nguyện cho thành phố mượn toàn bộ khách sạn Đà Nẵng Riverside làm cơ sở lưu trú cho các đối tượng thuộc diện cách ly, phòng chống dịch Covid-19.
Theo nguồn tin trên báo Pháp luật TP.HCM, khách sạn này có vị trí trung tâm, toạ lạc bên công trình cầu Rồng ven sông Hàn với 127 phòng, trong đó có 36 phòng Superior, 72 phòng Deluxe City and River, 6 phòng Premium Suite, 13 phòng căn hộ và được trang bị đầy đủ tiện nghi hiện đại.
Một khách sạn khác trên đường Phạm Văn Đồng (quận Sơn Trà) cũng tự nguyện cho thành phố mượn để làm khu cách ly hoàn toàn miễn phí từ ngày 14/3. Đây là khách sạn 3 sao, có 70 phòng.
Người dân Đà Nẵng chung tay giúp nhau chống dịch Covid-19
Chủ cửa hàng bán gạo khuyến cáo không nên mia gạo tích trữ |
Giữa thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều ca nhiễm mới được phát hiện tại nhiều địa phương, nhiều tiểu thương, doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã chung tay cùng chính quyền góp sức đẩy lùi dịch bệnh. Từ việc người dân động viên, tiếp tế thực phẩm cho lực lượng làm nhiệm vụ tại khu vực cách ly, đến các cửa hàng, tổ chức, cá nhân phát động phong trào phát khẩu trang miễn phí cho người dân.
Chủ một nhà hàng chuyên về món ăn Hàn Quốc tự nguyện cung cấp bữa ăn miễn phí cho đoàn du khách Hàn Quốc đến Đà Nẵng trong thời gian chờ quay về nước. Nhiều cửa hàng thuốc Tây, tiệm tạp hóa phát khẩu trang miễn phí cho người dân, du khách trong thời điểm cả nước "cháy" mặt hàng này, thông tin trên VTC News.
Đặc biệt, có thời điểm người dân đổ xô đi mua lương thực tích trữ, chấp nhận mua với giá cao thì chủ một cửa hàng gạo lại treo biển khuyến cáo: "Không mua gạo để tích trữ, Việt Nam không thiếu gạo”.
Lý giải về tấm biển gây sốt, bà Nguyễn Thị Ngọc Thuận (trú phường Tân Chính, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) cho biết: "Ai cũng mua gạo sẽ khiến giá bị đẩy cao trong thời gian ngắn. Nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình là có hạn nên việc tích trữ quá nhiều sẽ khiến gạo bị cũ, ăn mất ngon, đó là lý do tôi treo bảng khuyến cáo mọi người".
Số liệu cập nhật về dịch Covid-19 trên toàn thế giới tính đến ngày 20/3