Địa danh Gò Công nằm ở tỉnh nào?
Đặc sản độc đáo dừa sáp ở tỉnh nào? Giải phóng Hải Phòng vào ngày tháng năm nào? Trung tâm cứu hộ gấu lớn nhất thuộc tỉnh nào ở Việt Nam? |
Nam Bộ có những địa danh gắn liền với nguồn gốc tên động vật
Hỏi:
Địa danh nào gốc Khơ me ở Nam Bộ chỉ con rùa?
A. Cần Đước
B. Cần Thạnh
C. Cần Thơ
D. Cần Giờ
Đáp án:
A. Cần Đước
Cần Đước là tên một huyện nằm ở phía đông nam tỉnh Long An, thuộc vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Đây là huyện ven biển, được sông Vàm Cỏ bao bọc.
Năm 1698, đất Cần Đước thuộc huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn, phủ Gia Định, rồi trấn Phiên An (1808). Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), Cần Đước thuộc huyện Phước Lộc, phủ Tân An, tỉnh Gia Định. Năm 1867, Cần Đước là huyện của phủ Phước Lộc, tỉnh Gia Định. Sau đó phủ Phước Lộc sáp nhập vào tỉnh Chợ Lớn.
Theo PGS.TS Lê Trung Hoa trong nghiên cứu Địa danh - những tấm bia lịch sử - văn hoá của đất nước, số lượng từ chỉ cầm thú trong ngôn ngữ dân tộc thiểu số trở thành yếu tố của địa danh ở Nam Bộ khá phong phú. Có thể kể đến là Cần Đước (rùa), Cần Thay (giống rùa quý), Cần Thơ (cá sặt rằn)... Cần Đước gốc Khơ me là Andơk có nghĩa là "con rùa".
Huyện Cần Đước, tỉnh An Giang (Ảnh: Đời sống tiêu dùng). |
Hỏi:
Địa danh Gò Công có nghĩa “gò có nhiều chim đậu” được đặt tên cho một thị xã và 2 huyện ở tỉnh nào?
A. Hậu Giang
B. An Giang
C. Tiền Giang
D. Kiên Giang
Đáp án:
C. Tiền Giang
Gò Công có nghĩa là "gò có nhiều chim công đậu", nên ngày xưa được dịch ra chữ Hán là "Khổng Tước khâu". Trong sách Đại Nam Thực Lục, địa danh Gò Công được ghi là Khổng Tước nguyện hoặc Lôi Lạp.
Gò Công là tỉnh cũ ở Tây Nam Bộ, được thành lập năm 1900, tồn tại vào thời Pháp thuộc và bị giải thể vào cuối năm 1956.
Sau đó tỉnh Gò Công tái lập vào năm 1963. Tháng 2/1976, tỉnh Gò Công hợp nhất với tỉnh Mỹ Tho và thành phố Mỹ Tho thành tỉnh Tiền Giang. Hiện nay, địa bàn tỉnh Gò Công cũ tương ứng với thị xã Gò Công và các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang).
Tỉnh Tiền Giang (Ảnh: Đại đoàn kết). |
Hỏi:
Địa danh Đầm Dơi có nghĩa là “xứ đầm lầy có nhiều dơi đậu” được đặt tên cho một huyện ở tỉnh nào?
A. Sóc Trăng
B. Cà Mau
C. Tiền Giang
D. Kiên Giang
Đáp án:
B. Cà Mau
Đầm Dơi là huyện ven biển, cách trung tâm tỉnh Cà Mau khoảng 30km về hướng đông nam, phía bắc giáp thành phố Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu, phía nam giáp huyện Ngọc Hiển, phía tây giáp huyện Cái Nước, phía đông giáp biển Đông. Huyện này rộng 82.288 hecta, dân số gần 200.000 người.
Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau (Ảnh: Youtube). |
Hỏi:
Nguồn gốc địa danh Tri Tôn ở tỉnh An Giang có liên quan đến con vật nào?
A. Hổ
B. Trâu
C. Khỉ
D. Cá
Đáp án:
C. Khỉ
Năm 1850, huyện Hà Dương kiêm nhiếp huyện Hà Âm, thuộc về phủ Tuy Biên (tỉnh An Giang), huyện lỵ đặt tại thôn An Thạnh (thuộc thị trấn Tịnh Biên ngày nay), có 4 tổng với 40 xã, thôn. Kể từ đó, vùng đất Tri Tôn thuộc về tỉnh An Giang.
Địa danh Tri Tôn được xuất phát từ ngôi chùa Khơ me là Xà Tón (Xvayton). Theo lời kể dân gian, ngày xưa nơi đây ít người sinh sống, trên những ngọn cây cao có rất nhiều khỉ thường xuống đất níu kéo người.
Khi xây chùa, người dân đã đặt là Xvayton (đọc là Xà Tón với "Xvay" nghĩa là con khỉ; "Ton" là đeo, níu kéo). Xà Tón bị người dân nói chệch là Tri Tôn.
Đồi Tà Pạ, núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang (Ảnh: Youtube). |
Hỏi:
Địa danh nào gắn liền với tên "cánh đồng có nhiều nai"?
A. Bạc Liêu
B. Sóc Trăng
C. Hậu Giang
D. Đồng Nai
Đáp án:
D. Đồng Nai
Về mặt hành chính, Đồng Nai chính thức trở thành tên gọi đơn vị tỉnh từ năm 1976. Từ đó đến nay, tỉnh Đồng Nai trải qua nhiều lần thay đổi địa giới nhưng tên gọi vẫn giữ nguyên.
Theo một số sử sách xưa, danh xưng Đồng Nai được dùng để chỉ một vùng đất. Phủ Biên tạp lụccủa Lê Quý Đôn viết: "Đất Đồng Nai từ cửa biển Cần Giờ, Soi Rạp, Cửa Đại, Cửa Tiểu... toàn là rừng rậm hàng mấy vạn dặm".
Năm 1747, địa danh Đồng Nai cũng xuất hiện với tự dạng là Doũ-nai. Sau đó, địa danh này xuất hiện vừa bằng chữ Nôm, vừa bằng chữ quốc ngữ vào năm 1772 trong Từ điển An Nam - La Tinh của Pigneau de Béhaine.
Về ngữ nghĩa, các tác giả đều hiểu địa danh Đồng Nai là cánh đồng có những con nai. Génibrel trong Từ điển Việt - Pháp (1898) ghi rõ La plaine aux cerfs nghĩa là cánh đồng nai.
Hiện có nhiều cách giải thích về địa danh này, song giả thiết trên được nhiều người đồng tình. Cấu trúc gồm từ chỉ địa hình và tên thú như Đồng Nai rất phổ biến, đặc biệt là ở Nam Bộ như rạch Bến Trâu, Gò Công, Hố Bò, cầu Rạch Đỉa, ấp Bàu Trăn. Yếu tố nai hay hươu xuất hiện cũng khá nhiều ở nhiều địa danh như Hố Nai, Đồng Hươu (Biên Hoà), rạch Nai, ấp Bàu Nai, sông Mũi Nai, Hóc Hươu (TP HCM).
Tỉnh Đồng Nai (Ảnh: Doanh nghiệp và thương mại). |
Hỏi:
Càng Long là tên một huyện của tỉnh Trà Vinh. Địa danh này có nguồn gốc từ tên gọi của con vật nào?
A. Ong
B. Rồng
C. Chim
D. Chuồn chuồn
Đáp án:
A. Ong
Huyện Càng Long nằm ở phía Bắc tỉnh Trà Vinh, đồng thời là cửa ngõ của tỉnh này. Huyện rộng hơn 30.000 hecta, dân số hơn 170.000, trong đó dân tộc Khơ me chiếm 5,6%.
Theo nhiều tài liệu xưa, Càng Long gốc Khơ me là An Loong, nghĩa là con ong bầu. Ở đây có lẽ do ngữ âm gần giống nhau nên người ta đã mượn Càng Long thay An Loong.
Đua ghe Ngo ở huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh (Ảnh: Đảng Cộng sản Việt Nam). |
Xem thêm
Hồ Núi Cốc nằm ở tỉnh nào của Việt Nam? Hồ Núi Cốc được ví như “vịnh Hạ Long” trên cạn, nơi dây đã và đang là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong ... |
Tỉnh nào ở Việt Nam được mệnh danh là “đất võ”? Ngoài với mệnh danh “miền đất võ”, nơi đây còn có nền văn hoá đa dạng phong phú với các loại hình nghệ thuật như bài ... |
Dòng sông nào chảy ngược duy nhất ở nước ta? Đây là sông duy nhất ở miền Bắc Việt Nam chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, ngược lên Trung Quốc, nên được gọi ... |
Kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ vào ngày tháng năm nào? Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của Việt Nam. |