Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
13:42 | 29/10/2018 GMT+7

Đây sẽ là tên lửa khủng khiếp nhất được Mỹ tung ra đầu tiên sau khi rút khỏi INF?

aa
Lục quân Mỹ đã tiến hành thảo luận với các công ty quốc phòng về những điều chỉnh nhằm tăng tầm bắn của tên lửa.

Tên lửa Tấn công Chính xác (PrSM)

Có vẻ để chuẩn bị cho tình huống Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF với Nga, Lục quân Mỹ đã thảo luận với các đối tác công nghiệp về khả năng mở rộng tầm bắn của một loại tên lửa quan trọng mà họ đang phát triển, để nó có thể bay được quãng đường xa hơn mức giới hạn trong INF.

Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung nghiêm cấm các tên lửa đạn đạo trên bộ có tầm bắn từ 500-5.000km.

Tên lửa trên bộ bắn xa nhất của Lục quân Mỹ - Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) - chỉ có tầm bắn khoảng 290km.

Tuy nhiên, Lục quân Mỹ đang dự kiến triển khai một loại tên lửa mới với tầm bắn xa hơn, gọi là Tên lửa Tấn công Chính xác (PrSM) vào năm 2023. Do giới hạn của Hiệp ước INF mà chương trình PrSM đưa ra tầm bắn vô cùng cụ thể - 499km.

day se la ten lua khung khiep nhat duoc my tung ra dau tien sau khi rut khoi inf

Một vụ phóng thử tên lửa tầm ngắn của Lục quân Mỹ trong năm 2017. Ảnh: Lục quân Mỹ

"Chúng tôi sẽ tuân thủ đúng các quy tắc cho tới khi chúng tôi được thông báo rằng chúng đã thay đổi"– Đại tá John Rafferty, thành viên chương trình hỏa lực chính xác tầm xa của Lục quân Mỹ, phát biểu trong một cuộc họp diễn ra 2 tuần trước khi Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton cảnh báo các đồng minh của Mỹ rằng, Washington có thể sẽ rút khỏi INF.

Vào thời điểm đó, Lục quân Mỹ đang thảo luận khả năng tăng tầm bắn của một số loại tên lửa lên xa hơn tầm bắn giới hạn trong INF.

"Chúng tôi đã bàn bạc với các đối tác trong ngành công nghiệp để xác định tính khả thi của việc tăng cường tầm bắn lên mức trên 499km và chúng tôi tin rằng hoàn toàn có thể áp dụng luôn với tên lửa PrSM.

Các cuộc thảo luận của chúng tôi về động cơ đẩy đã khiến chúng tôi tin rằng với cùng các thành tố cấu thành [tên lửa], nhưng nếu thay đổi ở động cơ đẩy, chúng tôi sẽ có tầm bắn xa hơn đáng kể" – ông Rafferty nói.

Mỹ có nên rút khỏi INF?

Tướng Joseph Dunford - Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ - cho rằng vẫn chưa thể tuyên bố Hiệp ước INF đã bị bãi bỏ hoàn toàn.

Phát biểu tại Hội nghị Phóng viên & Biên tập viên Quân sự tại Washington, ông Dunford nói: "Chắc chắn, chúng ta đang có hàm ý như vậy sau khi Tổng thống [Trump] tuyên bố sẽ không tiếp tục duy trì hiệp ước [INF] nếu Nga không tuân thủ. Tuy nhiên, tôi nhớ là cố vấn an ninh John Bolton cũng đã nói rằng chúng ta sẽ tham vấn với các đồng minh".

Việc bãi bỏ hiệp ước INF sẽ mang lại cho Mỹ cơ hội chế tạo các loại "hỏa lực chiến lược" với tầm bắn xa hơn nữa, như đạn pháo động cơ rocket, hay tên lửa siêu vượt âm phóng từ mặt đất. Cả 2 loại này có thể đánh trúng mục tiêu các xa hơn 1.600km.

day se la ten lua khung khiep nhat duoc my tung ra dau tien sau khi rut khoi inf

Mỹ nên tiếp tục duy trì INF để kiềm chế Nga? (Ảnh minh họa. Nguồn: otb.cachefly.net)

Lầu Năm Góc không đưa ra bình luận nào trước những câu hỏi chất vấn được đưa ra vào cuối tuần qua về khả năng rút khỏi INF.

Tuy nhiên, trong số các tướng lĩnh cấp cao của quân đội, cũng đã có người đưa ra ý kiến chỉ trích hiệp ước INF năm 1987, đáng chú ý là ông Harry Harris – cựu chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, hiện là đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc.

Trong bản báo cáo trình lên Quốc hội Mỹ hồi năm ngoái, ông Harris cho biết Lực lượng tên lửa Trung Quốc (PLARF) đã có hơn 2.000 tên lửa đạn đạo và hành trình, 95% trong số đó sẽ vi phạm INF nếu Trung Quốc tham gia Hiệp ước này.

"Trong 2 thập kỷ qua, Trung Quốc đã phát triển hàng loạt hệ thống tên lửa phóng từ trên bộ và trên không, vượt xa tầm bắn của các hệ thống vũ khí Mỹ. Chúng được chế tạo với chi phí chỉ bằng một phần chi phí dành cho các hệ thống đắt đỏ của chúng ta.

  • Tên lửa INF cấm chưa là gì, thứ Mỹ sợ nhất là vũ khí Nga từng khuynh đảo chiến trường Syria

Do tuân thủ INF, Mỹ đã để năng lực tấn công tầm xa của mình tụt lại sau đối thủ trong thời đại mới này" – ông Harris cho hay.

Trong khi đó, những người ủng hộ INF lại cho rằng việc bãi bỏ Hiệp ước này là một ý tưởng tệ hại, ngay cả khi Lục quân Mỹ có thể triển khai vũ khí với tầm bắn xa hơn vào năm 2023.

Michael Krepon, đồng sáng lập Trung tâm Stimson và tác giả cuốn "Better Safe than Sorry: The Ironies of Living with the Bomb" cho biết, Nga đã triển khai một loại tên lửa trên bộ vi phạm INF – 9M729 – đây cũng là bằng chứng được Nhà Trắng viện dẫn để tuyên bố kế hoạch rút khỏi INF.

"Lầu Năm Góc cũng đang chế tạo một loại tên lửa hành trình tương tự phóng từ trên bộ nhưng họ sẽ gặp khó khăn khi phải tìm kiếm khu vực bố trí ở châu Âu hoặc châu Á", ông Krepon nói, "Ngay cả nếu ông Trump tìm được một quốc gia chấp thuận đề nghị, thì động thái này cũng không mang lại nhiều ý nghĩa khi chúng ta vẫn có các vũ khí triển khai từ biển và từ trên không.

Quốc hội Mỹ sẽ khôn ngoan hơn nếu bác bỏ sáng kiến tên lửa hành trình phóng từ mặt đất ngay trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển (R&D)".

Michael Kofman, một nhà nghiên cứu tại Viện Kennan–Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson tại Washington, cho rằng việc rút khỏi INF "sẽ cởi trói để Nga theo đuổi khả năng tấn công bằng tên lửa hành trình tầm xa trên bộ và tên lửa đạn đạo tầm trung, trong khi Mỹ dường như không có khả năng triển khai các vũ khí tương tự trong tương lai gần, nhất là triển khai ở châu Âu".

Một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đồng tình rằng, việc rút khỏi Hiệp ước có thể mang lại tác dụng ngược đối với mục tiêu kiềm chế sự lan tràn của tên lửa Nga. Vị quan chức này nhận định thêm rằng, động thái trên sẽ gây nguy hiểm cho các nước láng giềng của Nga, như Ukraine và các đồng minh phương Tây khác tại Đông Âu.

Vy Lam

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 04/7, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...

Đọc nhiều

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Ngày 07/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari. Đây là phần thưởng nhằm ghi nhận những đóng góp tích cực của Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước.
Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè 2025, 31 em học sinh Mỹ tham gia chương trình tình nguyện quốc tế đã góp sức xây dựng 6 căn nhà nhân ái dành tặng người dân Quảng Ngãi. Việc làm của các em không chỉ để lại dấu ấn đẹp tại địa phương mà còn góp phần thiết thực vun đắp tình hữu nghị Việt - Mỹ.
Khép lại Giải Marathon quốc tế "Vietcombank Mekong Delta Marathon" 2025: Dấu ấn thể thao giữa lòng Tây Đô

Khép lại Giải Marathon quốc tế "Vietcombank Mekong Delta Marathon" 2025: Dấu ấn thể thao giữa lòng Tây Đô

Trưa ngày 6/7, tại phường Vị Tân, thành phố Cần Thơ, Lễ bế mạc và trao giải Giải Marathon quốc tế "Vietcombank Mekong Delta Marathon" lần thứ VI năm 2025 đã chính thức diễn ra trong không khí sôi nổi, hào hứng và đầy cảm xúc.
Giải pháp học tập thân thiện cho trẻ em vùng khó khăn

Giải pháp học tập thân thiện cho trẻ em vùng khó khăn

Với những hoạt động đa dạng, giàu tính tương tác, phương pháp Tăng cường kỹ năng đọc viết cho trẻ em tiểu học (LB) và Hỗ trợ trẻ mầm non làm quen với Đọc viết và Toán (RTL) giúp giờ học trở nên sinh động, dễ hiểu hơn. Nhờ đó, trẻ em ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thêm cơ hội tiếp cận tri thức, làm chủ tương lai.
Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Prey Veng (Campuchia), Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khánh thành cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Tây Ninh, Việt Nam) - Meun Chey (Prey Veng, Campuchia) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh giáp biên hai nước.
Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ trong công tác quy tập hài cốt liệt sĩ

Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ trong công tác quy tập hài cốt liệt sĩ

Ngày 07/7, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm và đoàn công tác đã đến tỉnh Hủa Phăn dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và Lào; thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và khảo sát khu đất dự kiến xây dựng trụ sở mới cho đơn vị.
Người chiến sĩ Hải quân kiên cường nơi đầu sóng qua những bức ảnh

Người chiến sĩ Hải quân kiên cường nơi đầu sóng qua những bức ảnh

Từ ngày 01 đến 06/7, tại đặc khu Phú Quốc (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức trưng bày ảnh với chủ đề “Tự hào người chiến sĩ Hải quân”. Hơn 300 bức ảnh được giới thiệu tại trưng bày đã khắc họa sinh động hình ảnh người lính biển - kiên cường nơi đầu sóng ngọn gió, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời là điểm tựa vững chắc của nhân dân trên địa bàn đóng quân.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động