Đấu tàu ngầm khốc liệt Nga - Mỹ: Tỷ số 3-2 nghiêng về Moscow
Top 5 tàu ngầm mạnh nhất thế giới: Nga áp đảo
Hải quân Nga trình làng trong bảng xếp hạng 3 chiếc tàu ngầm nguyên tử, nhưng thứ tự từ vị trí số 3 đến số 5 - hai vị trí đầu là các tàu ngầm Mỹ.
Chiếc tàu ngầm nguyên tử chiến lược lâu đời Ohio với các tên lửa đạn đạo hạt nhân mà được đưa vào khai thác trong Hạm đội hải quân Mỹ từ năm 1981. Cùng với đó là chiếc tàu ngầm "Columbia" vẫn chưa ra đời.
Công tác chế tạo những chiếc tàu thuộc đề án này sẽ được bắt đầu vào năm 2021, khi Ohio kỷ niệm sinh nhật thứ 40 của mình. Còn Columbia sẽ sẵn sàng khi Ohio tròn 50 tuổi.
Thực ra, mọi thứ không suôn sẻ với "Columbia". Nửa năm trước đây, Kiểm toán Mỹ, khi nghiên cứu đề án này, đã phải thừa nhận sự không phù hợp của mức độ sẵn sàng về công nghệ như Lầu Năm Góc từng tuyên bố.
Chiếc tàu ngầm lớp Borei đề án 955 - đại diện đầu tiên cho Nga. Về lý do không rõ, The National Interest khẳng định rằng tính năng của nó còn thua kém cả Ohio. Đây là điều khá lạ lùng, bởi vì chúng thuộc những thế hệ khác nhau – Borei thuộc thế hệ thứ 4 hoàn thiện hơn.
Trong năm tới, các tàu ngầm cải tiến thuộc đề án 955A sẽ bắt đầu được bàn giao cho Hạm đội Hải quân Nga. Chúng có tiếng ồn thấp hơn "bà già Mỹ" và mức độ tự động hoá các hệ thống cao hơn – điều này được chứng tỏ bằng số lượng thuỷ thủ đoàn ít hơn.
Tàu ngầm lớp Borei đề án 955 của Nga.
Thực ra, số tên lửa hạt nhân của Borei kém hơn, chỉ có 16 quả Bulava trong khi "Ohio" trang bị tới 24 quả tên lửa "Trident-2". Thêm vào đó, "Bulava" có tầm bắn ngắn hơn – 9.000km so với 11.000km, cũng như khối lượng đầu đạn – 1200kg so với 2800kg.
Tất cả đều là nhược điểm, tuy nhiên, những nhược điểm này của tên lửa Bulava được bù đắp bởi khả năng xuyên thủng lớp phòng vệ chống tên lửa của địch cao hơn nhờ những phương pháp xuyên phá lớp phòng vệ chống tên lửa đã được áp dụng.
Trong khi đó, tên lửa Trident-2 xuất hiện vào năm 1990, là phiên bản nâng cấp của "Trident-1" có cuối thập niên 70, khi hệ thống phòng thủ chống tên lửa hoạt động với hiệu quả không cao.
Trident-2 kém khôn ngoan hơn nhiều, nó bay theo một quỹ đạo đạn đạo định sẵn nên dễ bị các tổ hợp phòng thủ chống tên lửa phát hiện. Cho nên, ở đây câu hỏi "có nhiều quả tên lửa bay đến đích" thiết thực hơn nhiều trong cuộc tranh cãi về Trident và Bulava.
Liên quan tới đề án Columbia, thì chiếc tàu ngầm này sẽ thuộc thế hệ thứ 4. Có nghĩa về hình thức nó có thể đuổi kịp Borei.
Để làm được điều đó, theo khẳng định của The National Interest, nó chủ yếu dựa trên các công nghệ có được khi chế tạo chiếc tàu ngầm đa năng thế hệ thứ 4 "Virginia". Thêm vào đó, số lượng các tên lửa "Trident-2" sẽ giảm xuống còn 16 quả như trên Borei.
Trong tốp 5 tàu ngầm răn đe hạt nhân hiệu quả còn có cả tàu ngầm chiến lược đề án 667BDRM Dolphin của Liên Xô. Các tàu ngầm này không còn trẻ, chúng xuất hiện trong Hạm đội hải quân Liên Xô giai đoạn từ 1984 đến hết 1990.
Hiện nay 6 chiếc "Dolphin" vẫn đang hoạt động. Về tính năng tiếng ồn thấp thì chúng không phải tuyệt hảo, thua cả Borei lẫn Ohio. Nhưng các tính năng còn lại như tốc độ, khả năng lặn sâu, trang bị tên lửa nhiên liệu lỏng Sineva hiệu quả biến nó thành loại tàu ngầm hoàn toàn xứng tầm.
Các tên lửa Sineva thậm chí còn khá hiện đại khi mới được bàn giao cho quân đội vào năm 2007. Tên lửa này có một nhược điểm duy nhất – nó chỉ phóng khi ống phóng có đầy nước. Điều này, thứ nhất, sẽ gây mất thời gian, thứ hai, có thể khiến chiếc tàu ngầm bị phát hiện vì tiếng ồn do nước đổ vào ống phóng.
Dolphin mang 16 quả tên lửa. Về công suất chúng vượt trội hơn vài lần so với Trident-2 khi được coi là kỷ lục gia thế giới trong số các tên lửa dành cho tàu ngầm. Tầm bắn tối đa của Sineva – 11.500km, trọng lượng đầu đạn 2.800kg.
Đồ họa tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ.
Bên cạnh đó, nó được trang bị những phương tiện xuyên phá hiện đại lớp phòng thủ chống tên lửa của địch. Nó thể mang tối đa 8 đầu đạn hạt nhân đa phân hướng được chế tạo bằng sợi carbon, giúp gia tăng đáng kể vận tốc bay trong khí quyển và giảm khả năng bị radar phát hiện.
Vào năm 2014, một phiên bản nâng cấp của Sineva – tên lửa Liner, đã được bàn giao cho các tàu ngầm "Dolphin" và "Kalmar". Nó có các hệ thống xuyên phá lớp phòng thủ chống tên lửa của địch hoàn thiện hơn,…
Tuy nhiên cả "Liner" lẫn "Sineva" không tồn tại được lâu do các tàu ngầm thế hệ thứ 3 này bị "Borey" cạnh tranh. Bên cạnh đó, cơ quan nghiên cứu chế tạo "Bulava", theo hàng loạt những thông tin có cơ sở, đã bắt tay vào việc nâng cấp tên lửa này.
Dự kiến tầm bắn tối đa của nó sẽ lên tới 12 nghìn km, trọng lượng đầu đạn tăng lên gấp đôi. Thực tế, để làm được điều này, các kỹ sư đã lựa chọn phương pháp không hề dễ dàng. Hiện nay, các tên lửa được bố trí trong các hộp vận chuyển kèm bệ phóng.
Để gia tăng được tầm bắn phải tăng kích thước quả tên lửa, có nghĩa là nó sẽ được bố trí dưới dạng "trần trụi", không có các hộp vận chuyển kèm bệ phóng.
Không có thông tin về các kế hoạch nâng cấp tên lửa Trident-2.
Vị trí bí ẩn nhất của bảng xếp hạng
Và, cuối cùng, vị trí bí ẩn nhất của bảng xếp hạng – số 5. Đó là chiếc tàu ngầm thế hệ thứ 4 "Yasen" của Nga.
Bài viết của The National Interest: "Chúng có thể đặt dấu chấm hết cho thế giới: 5 chiếc tàu ngầm huỷ diệt nhất trên Trái đất".
Không có gì là huỷ diệt, là hạt nhân trên "Yasen" cả. Có hay không cũng chỉ là lò phản ứng. Đây là chiếc tàu ngầm đa năng, hoặc như cách gọi của người Nga – tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình.
Yasen không liên quan tới tam giác hạt nhân trên biển. Bài viết cũng không đề cập tới nó. Nếu nói về chiếc tàu hiện đại nhất cùng loại thì phải là Seawolf của Mỹ. Nó là chiếc tàu tốt, nhưng giá thành đắt đỏ, Lầu Năm Góc chỉ mua 3 chiếc.
Đồ họa tàu ngầm lớp Yasen của Nga
Các tàu ngầm đa năng này không đe doạ sự sống trên Trái đất bởi vì chúng chỉ trang bị ngư lôi và các tên lửa hành trình nhằm tấn công các tàu ngầm, tàu chiến mặt nước và các mục tiêu trên mặt đất của địch. Nhưng những tàu ngầm này cũng khó bị phát hiện như các tàu ngầm chiến lược mang tên lửa đạn đạo hạt nhân và có thể tấn công bất ngờ.
"Yasen" trang bị tên lửa hành trình Kalibr và tên lửa chống hạm siêu thanh "Onyx". "Seawolf" và "Virginia" được trang bị các tên lửa hành trình Tomahawk cận âm. Thực ra, không hiểu tại sao người Mỹ lại trang bị cho "Seawolf" những tên lửa đã lỗi thời "Harpoon".
Nhưng trong bảng xếp hạng rõ ràng còn thiếu một chiếc tàu ngầm giống như "Columbia", có nghĩa là vẫn chưa bắt đầu được chế tạo. Đó là tàu ngầm "Husky" của Nga – tàu ngầm thế hệ thứ 5 mà dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm 2020 và đầu năm 2030. Có nghĩa là cùng thời điểm với "Columbia".
Người ta dự định biến nó thành chiếc tàu đa năng tối đa. Và đó là điều đúng đắn bởi vì nó sẽ lý tưởng để ứng dụng nhiều loại vũ khí.
-
PV Việt Nam tận mắt thấy trực thăng và máy bay Trung Quốc tại căn cứ lớn nhất của KQ Lào
-
Không quân Việt Nam vừa có thêm trung đoàn mới: Trang bị máy bay và vũ khí gì?
-
Tin chưa kiểm chứng: Máy bay chiến đấu Mỹ bị bắn rơi ở Al-Hasakah, Syria?
Về tiếng ồn thì nó sẽ không có đối thủ cạnh tranh và nó sẽ được trang bị các tên lửa Kalibr nâng cấp để tiêu diệt tàu ngầm của địch, còn để nhấn chìm các tàu sân bay và tàu chiến mặt nước thì nhiệm vụ sẽ là của tên lửa siêu thanh Zirkon.
Tuy nhiên một vài chuyên gia cho rằng vì đây là chiếc tàu ngầm thiết kế theo modul, cho nên không mấy khó khăn để bố trí các loại vũ khí khác nhau, thậm chí cả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa với đầu đạn hạt nhân. Đó sẽ là "Bulava" hay cái gì đó mới mẻ hơn – vẫn còn chưa rõ.
Do đó, nếu xây dựng một danh sách "những tàu ngầm huỷ diệt nhất" gồm 5 vị trí thì vị trí "Yasen" chắc chắn phải là của "Husky".
Nếu tuân thủ theo nguyên tắc loại bỏ đàn sếu trên bầu trời thì sẽ có tốp 3: "Ohio", "Yasen", "Dolphin". Tỷ số vẫn là 2:1 nghiêng về phía Nga.
Nga bắn thử nghiệm 4 tên lửa đạn đạo Bulava từ tàu ngầm lớp Borei.
Bảo Lam