Đáng buồn - Nga "bất lực" muốn đánh xa chỉ dựa được vào tên lửa Kalibr và tình báo!
Theo thường lệ, nó sẽ được đính vào chiếc cặp "văn bản đến" hoặc người ta chẳng thèm đọc nó mà quẳng luôn vào sọt rác?
Chưa đầy mỗi quý, 3 lần chia buồn!
Cần phải nhấn mạnh một cách đáng buồn rằng, trong vòng hai tháng rưỡi trở lại đây, nhà lãnh đạo Nga đã phải 3 lần gửi tới Luân Đôn lời chia buồn.
Ngày 22/3 – vụ khủng bố xảy ra trên cầu Westminster khi một phần tử Hồi giáo đã lao chiếc ô tô vào đám đông, sau đó cầm dao xông tới đâm chém: 3 người chết, trong đó có kẻ thủ sát bị cảnh sát hạ gục.
Ngày 23/5 – vụ nổ xảy ra tại Manchester khi trong chương trình ca nhạc của pa người Mỹ Ariana Grande: 22 người chết, trong đó có cả trẻ em, và khoảng 60 người bị thương.
Và gần nhất, vụ khủng bố cách đây không lâu cướp đi mạng sống của 7 người và 48 người khác bị thương.
Mỗi lần, cùng với những lời chia buồn sâu sắc, Vladimir Putin bày tỏ sự tin tưởng rằng "câu trả lời chung sẽ phải là sự tăng cường các nỗ lực chung trong cuộc chiến chống lại những lực lượng khủng bố trên khắp thế giới".
Ở Luân Đôn, nơi đầu tiên từ chối mọi sự hợp tác với Moscow trong lĩnh vực tình báo, người ta không quan tâm tới những lời kêu gọi kiểu như thế này. Một sự coi thường không hơn không kém. Và lần này, người ta cũng phẩy tay trước Moscow.
Trong bài phát biểu xúc cảm của mình, Bà Tereza May tuyên bố rằng, "Đã đến lúc phải dứt khoát với IS, nhưng Anh dự định sẽ chỉ hợp tác với "các chính phủ dân chủ đồng minh". Có thể hiểu được rằng, Nga không nằm trong danh sách này.
Tuy nhiên đây không phải năm đầu tiên Moscow kiên định gõ những cánh cửa đóng kín. Về sự cần thiết phải liên kết những nỗ lực của tất cả các quốc gia trong cuộc chiến chống khủng bố Vladimir Putin đã nói tại lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Liên hợp quốc. Phản ứng là con số 0.
Cho nên, cách ứng xử đặc biệt của Luân Đôn đối với những đề xuất chống khủng bố của Điện Kremli – đó là quan điểm thống nhất chung của Phương Tây.
Ai là người "dũng cảm" cầu cứu Nga?
Trong suốt quá trình khi IS gieo rắc sự kinh hoàng đẫm máu tại Châu Âu, chỉ có cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande, khi Pháp chìm sâu trong nỗi sợ hãi sau các vụ khủng bố, đã lao tới Moscow để yêu cầu giúp đỡ và tư vấn – dù sao Nga cũng có kinh nghiệm nhất trong cuộc chiến chống lại cái ác.
Và trong cuộc trả lời phỏng vấn của tờ báo Figaro (Pháp), Vladimir Putin đã chia sẻ: "Chúng tôi đã đạt được những thống nhất về các hành động cụ thể. Chiếc tàu sân bay "Charles De Gaulles" đã tiến tới bờ biển Syria.
Sau đó Francois đã tới Washington, và thế là xong, "Charles De Gaulles" đã quay đầu và đi về hướng kênh đào Suez. Và sự hợp tác thực sự của chúng tôi với Pháp đã chấm dứt mà chưa hề bắt đầu…".
Tàu sân bay Charles De Gaulles của Pháp.
Bí mật nằm ở chỗ người ta đã nói gì với Francois Hollande ở Washington? Nhưng nếu thậm chí cả những lời nói của Vladimir Putin không có ý nghĩa gì đối với các lãnh đạo Phương Tây thì nói gì tới những đề nghị khác của phía Nga trong lĩnh vực chống khủng bố.
Lấy ví dụ, đại diện đặc biệt của Đại hội đồng Hạ viện Tổ chức về an ninh và hợp tác tại Châu Âu, đại biểu Duma Nga của Đảng Nước Nga thống nhất, ông Nikolai Kovalev (cựu giám đốc FSB Nga) đã nhiều lần đề cập tới việc cần thiết thông qua Luật Chống khủng bố.
"Quốc gia chấp thuận văn bản này sẽ phải tuân thủ tập hợp các biện pháp chống khủng bố chung; bên cạnh đó, điều đặc biệt quan trọng đó là những nỗ lực của quốc gia đó sẽ được bổ sung và tăng cường bằng những hành động của các nước khác và những cơ quan tình báo của họ", ông Kovalev phát biểu.
Đồng thời ông cũng kêu gọi các đồng nghiệp liên kết và hành động đột phá trong khuôn khổ của tổ chức chống khủng bố toàn cầu. Đúng là mơ tưởng hão huyền…
Thậm chí cả người đứng đầu Tiểu ban quốc phòng và an ninh Thượng viện Nga Victor Ozerov cũng tiếp tục hi vọng rằng "lẽ phải cuối cùng sẽ chiến thắng và sự liên kết các nỗ lực không chỉ với Anh mà cả các quốc gia Liên minh Châu Âu, với Mỹ, với những nước khác sẽ thành hiện thực".
Tuy nhiên cần phải thán phục Điện Kremlin vì cách hành xử hết sức chuẩn mực. Nhưng bên cạnh đó, cần phải hiểu: tình hình chính trị thế giới hiện nay khi nào người Nga cảm thấy khổ, thì người Đức thấy sướng, lấy ví dụ khi ở Nga xảy ra vụ đánh bom khủng bố nào đó.
Hơn nữa, người Đức trong thâm tâm sẽ vỗ tay nếu có thi hài của binh lính Nga được đưa về nước từ Syria. Đặc biệt người Mỹ đã tạo ra và nuôi dưỡng "Al-Qaeda" để chống lại Liên Xô.
Tại sao những phần tử Hồi giáo cực đoạn lại thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa của cha đẻ là một câu hỏi khác. Nhưng phải thừa nhận bàn tay đã tạo nên ngày hôm nay đã thất bại hoàn toàn. Từ đâu mà những chiến binh khủng bố lại sở hữu đầy vũ khí do Phương Tây chế tạo?
Cho nên nếu nhìn vào sự thật thì cái ác lớn nhất hiện nay không phải là chủ nghĩa khủng bố. Chủ nghĩa khủng bố chỉ là một trong những công cụ chính trị mà Phương Tây đã từ lâu sử dụng để đối phó với Nga. Cái ác lớn nhất đó là sự hai mặt được biến báo vào mọi hình thái của sự ưu việt nói chung và chủ nghĩa dân tộc châu Âu nói riêng.
Bởi vậy, chúng ta hiện giờ đừng có mơ tưởng tới một mặt trận thống nhất quốc tế chống khủng bố. Và Nga sẽ còn phải dựa vào những sức mạnh nội tại của chính mình – đó là tên lửa "Kalibr" và các cơ quan tình báo, trong một thời gian dài phía trước.
Bảo Lam