e magazine
Cử tri TP. Hồ Chí Minh muốn cải thiện đời sống nhân dân

08:23 | 18/05/2021

Ngày 7/5, tại UBND phường Trung Mỹ Tây, quận 12 các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV đơn vị bầu cử số 04 (quận 10, quận 12) thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi tiếp xúc với cử tri các phường Trung Mỹ Tây, Tân Thới Nhất, Tân Hưng Thuận, Đông Hưng Thuận (quận 12).
mmmm

Mới đây, tại UBND phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP. Hồ Chí Minh, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV đơn vị bầu cử số 04 (quận 10, quận 12) đã có buổi tiếp xúc với cử tri các phường Trung Mỹ Tây, Tân Thới Nhất, Tân Hưng Thuận, Đông Hưng Thuận.

Các cử tri tìm hiểu thông tin về các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV đơn vị bầu cử số 04:

mmmm mmmm

Cử tri quan tÂm nhiều lĩnh vực cải thiện đời sống nhân dân

Trình bày chương trình hành động của mình, 5 ứng cử viên đều thể hiện khát vọng, mong muốn được đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững gắn với đảm bảo an ninh - quốc phòng và bảo vệ môi trường của quận 12, TP. Hồ Chí Minh nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.

Sau khi các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV trình bày về chương trình hành động, cử tri phường Trung Mỹ Tây, Tân Thới Nhất, Tân Hưng Thuận, Đông Hưng Thuận bày tỏ sự phấn khởi, tin tưởng khi các nhiệm vụ trọng tâm đều sát với tình hình thực tế địa phương, là các "điểm nghẽn" đang cần tháo gỡ trong thời gian tới.

Cử tri TP. Hồ Chí Minh quan tâm phát triển thành phố và vấn đề Biển Đông

Nhiều cử tri cho rằng tình trạng ùn tắc giao thông kèm theo ngập lụt trên địa bàn đang rất nghiêm trọng. Việc xử lý ngập lụt chỉ có hiệu quả tại chỗ, kết quả chung còn chưa thỏa đáng. Lĩnh vực giáo dục, đào tạo còn nhiều bất cập khi địa phương đang thiếu trường lớp, chương trình đào tạo nghề cho thanh niên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

mmmmCử tri Nguyễn Duy Hiệp (phường Trung Mỹ Tây) đóng góp ý kiến tại Hội nghị.

Nắm bắt được điều "Dân cần" và "Dân muốn"

Cử tri các phường Trung Mỹ Tây, Tân Thới Nhất, Tân Hưng Thuận, Đông Hưng Thuận bày tỏ sự tin tưởng khi các ứng cử viên đề cập đến những vấn đề thiết thực của địa phương.

Trong chương trình hành động của mình, ứng cử viên Quốc hội khóa XV Trần Hoàng Ngân - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh việc cần thiết hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế kinh tế thị trường, các luật liên quan đến hoạt động quản lý xã hội, quản lý đô thị, đất đai, môi trường, xây dựng, nhà ở, quy hoạch, an ninh trật tự, phòng chống tham nhũng…

Ứng cử viên ĐBQH khóa XV Văn Thị Bạch Tuyết tập trung các vấn đề về bảo vệ trẻ em và phụ nữ; hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế, xã hội; sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai; các chương trình chăm lo cho các hộ gia đình chính sách, hộ gia đình nghèo và các đối tượng yếu thế trong xã hội.

Đại tá Đỗ Khắc Hưởng được mong muốn góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trên thực tế, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự, đem lại cuộc sống bình yên, an toàn và ngày càng tốt hơn cho cử tri, cho nhân dân.

Các cử tri cho rằng, việc lựa chọn các ứng cử viên trở thành đại biểu Quốc hội là nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển của đất nước nói chung, thành phố Hồ Chí Minh và quận 12 nói riêng. Cử tri hy vọng các ĐBQH sắp tới sẽ thực sự nắm bắt được những điều dân cần, dân muốn và niềm tin của nhân dân sẽ đặt đúng chỗ.

Tăng cường ủng hộ của bạn bè quốc tế vấn đề sông Mê Kông

Việt Nam có các biện pháp gì về vấn đề sông Mê Kông?

Ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV Phan Anh Sơn - Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế và Đối ngoại nhân dân trả lời:

Sông Mê Kông có chiều dài 4350km. Việt Nam nằm ở phía hạ lưu của sông Mê Kông nên việc điều chỉnh dòng chảy trên thượng nguồn, xây dựng các đập thuỷ điện đều tác động trực tiếp đến Việt Nam hiện nay và về sau. Vì vậy Việt Nam cần kêu gọi Chính phủ các nước đang xây đập thuỷ điện cùng các bạn bè quốc tế, các nhà khoa học, người dân phải tuân thủ các công ước của Liên hợp quốc và trong khu vực, cũng như các thoả thuận, đặc biệt các tham vấn thoả thuận, các điều kiện về môi trường để đảm bảo phù sa, hệ sinh thái, cá, lúa, lưu lượng dòng chảy.

Nhóm PV Thời Đại

Đồ họa: Thu Hoài

Nhóm PV Thời Đại

Tin bài liên quan

Tình cảm sâu đậm của bạn bè quốc tế

Tình cảm sâu đậm của bạn bè quốc tế

Tư tưởng và sự nghiệp cách mạng vĩ đại, tấm gương và ảnh hưởng mang tầm thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh là di sản quý báu và biểu tượng đặc sắc, đồng thời kết tinh thành giá trị trong đời sống tinh thần của đông đảo nhân dân các dân tộc trên thế giới.
Dấu ấn cách mạng Việt Nam tại Quảng Châu

Dấu ấn cách mạng Việt Nam tại Quảng Châu

Quảng Châu là nơi chứng kiến tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam, các nhà lãnh đạo tiền bối như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đến đây triển khai hoạt động cách mạng, để lại nhiều dấu tích đỏ quý báu.
Dấu ấn Bác Hồ dưới góc nhìn những người ghi sử Hong Kong

Dấu ấn Bác Hồ dưới góc nhìn những người ghi sử Hong Kong

Điều khiến Tiến sỹ Tôn Văn Bân có ấn tượng sâu sắc nhất chính là việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt lựa chọn thời gian và địa điểm phù hợp để tổ chức Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tin mới

HĐND tỉnh Cà Mau tổ chức kỳ họp đầu tiên sau hợp nhất

HĐND tỉnh Cà Mau tổ chức kỳ họp đầu tiên sau hợp nhất

Ngày 1/7, HĐND tỉnh Cà Mau khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ Nhất sau khi hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu. Đây là kỳ họp mang tính lịch sử nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy HĐND, UBND tỉnh và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh.
Hợp nhất Cà Mau - Bạc Liêu tạo bước ngoặt lịch sử để mở rộng không gian phát triển

Hợp nhất Cà Mau - Bạc Liêu tạo bước ngoặt lịch sử để mở rộng không gian phát triển

Ngày 30/6, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, xã, phường, đặc khu.

Tin khác

Bộ máy mới, tư duy mới và khát vọng mới

Bộ máy mới, tư duy mới và khát vọng mới

Hôm nay 1/7/2025, bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại toàn bộ 34 tỉnh, thành phố chính thức đồng loạt vận hành. Không chỉ là một chỉnh thể hành chính mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự thay đổi sâu rộng này còn là cuộc cách mạng tư duy trong quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu bước vào kỷ nguyên phát triển mới của đất nước.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm với nhân dân TPHCM và thông điệp gửi nhân dân cả nước

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm với nhân dân TPHCM và thông điệp gửi nhân dân cả nước

Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TPHCM và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.
Quốc hội biểu quyết thông qua 7 luật và 7 nghị quyết

Quốc hội biểu quyết thông qua 7 luật và 7 nghị quyết

Theo chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 27/6, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, tiến hành biểu quyết thông qua 07 luật và 07 nghị quyết.
Kết luận số 170-KL/TW: Chuẩn bị Lễ công bố các nghị quyết của Trung ương và địa phương về sáp nhập vào 30/6

Kết luận số 170-KL/TW: Chuẩn bị Lễ công bố các nghị quyết của Trung ương và địa phương về sáp nhập vào 30/6

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận số 170-KL/TW của Ban Bí thư về rà soát tình hình chuẩn bị Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp uỷ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu (gọi tắt là Kết luận số 170-KL/TW).
Phiên bản di động