Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
10:33 | 12/07/2018 GMT+7

Có tới 96% dân số thành thạo tiếng Anh tại sao đây vẫn không phải ngôn ngữ chính thức của Mỹ?

aa
Khoảng 11% số công dân Mỹ thông dụng tiếng Tây Ban Nha, 0,61% tiếng Trung Quốc và tiếng Pháp, 0,52% tiếng Đức. Tiếng Việt Nam chiếm khoảng 0,38% dân số tại Mỹ.

Đối với nhiều người, tiếng Anh là một ngôn ngữ bắt buộc trong thời đại ngày nay bởi sự phổ biến của chúng trong kinh tế, xã hội, văn hóa. Theo thống kê, khoảng 360 triệu người trên thế giới có ngôn ngữ mẹ đẻ (mother tongue) là tiếng Anh trong khi khoảng nửa tỷ người dùng ngôn ngữ này như ngoại ngữ.

Tuy nhiên có một điều trớ trêu là cường quốc kinh tế số 1 thế giới Mỹ lại không đặt tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức dù đây là thứ tiếng phổ biến nhất tại quốc gia này. Trên thực tế, Mỹ có khoảng 350 thứ tiếng khác nhau đang được sử dụng nhưng có đến 82% dân số sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ và 96% cư dân tại đây nói thành thạo ngôn ngữ này.

Vậy điều gì khiến Mỹ chưa thể chính thức thông qua tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của mình?

co toi 96 dan so thanh thao tieng anh tai sao day van khong phai ngon ngu chinh thuc cua my

Những bang quy định tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Mỹ xếp theo thời gian và những bang chưa quy định (không màu)

Quay ngược dòng lịch sử vào giữa thế kỷ thứ 19, Mỹ có quá nhiều dân cư từ các chủng tộc khác nhau trên thế giới di dân đến đây và đương nhiên có một lượn lớn người Mỹ không nói được tiếng Anh hoặc chỉ có thể nói rất ít.

Tuy vậy nước Mỹ trên thực tế được hình thành do sự xâm chiếm của đế quốc Anh với người da đỏ bản địa, trải qua xung đột lợi ích giữa tư bản địa phương với đế quốc mà hình thành nên tiếng Anh hầu như là ngôn ngữ chính của những công dân gốc nơi đây.

Bực mình và cũng lo sợ bởi những cư dân từ chủng tộc khác tràn vào nước Mỹ, cộng đồng dân cư bản địa nói tiếng Anh đã bắt đầu thực hiện những chiến dịch nhằm bảo vệ quyền lợi của mình thông qua việc sử dụng tiếng Anh.

Theo đó, nhiều tập đoàn lớn thời kỳ này cũng cổ súy việc dùng tiếng Anh như một ranh giới phân biệt các tầng lớp lao động ở đây. Việc nói tiếng Anh chuẩn đã trở thành biểu tượng của một công dân chính gốc so với những người nhập cư thời kỳ này.

co toi 96 dan so thanh thao tieng anh tai sao day van khong phai ngon ngu chinh thuc cua my

Tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ chính tại Mỹ dù chưa được quy định chính thức bằng văn bản trên toàn liên bang

Dẫu vậy, thời kỳ này rất nhiều báo chí, trường học, giáo hội và cộng đồng người di cư vẫn dùng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ như tiếng Đức, Italy, Hebrew (Do Thái), Quảng Đông (Cantonese-Trung Quốc)… qua đó đẩy xung đột xã hội lên cao mà tiêu biểu là những cuộc hỗn chiến bang phái ở những thành phố, thị trấn lớn giữa người bản địa và nhập cư.

Vào Thế chiến II, do trào lưu chống phát xít gia tăng ở Mỹ, một số bang thậm chí đã cấm sử dụng tiếng Đức cũng như vài loại ngôn ngữ khác nơi công cộng.

Cuộc chiến về ngôn ngữ chính thức tại Mỹ kể từ đây liên tiếp diễn ra trong giới chính trị khi một số người cho rằng nên quy định tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức trong khi nhiều chính trị gia cho rằng việc này nên để các bang tự quyết định.

Hệ quả là ngày nay mặc dù chính phủ liên bang Mỹ chưa thông qua chính thức tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức nhưng hơn một nửa (31) bang của nước này đã công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của bang.

Vào năm 2006, Thượng viện Mỹ đã thông qua một tu chính án về cải cách di dân, trong đó tuyên bố tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Mỹ nhưng chúng lại bị tắc ở Hạ viện trước khi chính thức trở thành luật trên toàn quốc. Từ đó đến nay, rất nhiều chính trị gia đã cố găng để Mỹ thông qua một quy định chính thức cho tiếng Anh nhưng đều bất thành.

Tại nhiều bang của Mỹ hiện nay, các tài liệu chính thức của chính phủ vẫn bằng tiếng Anh nhưng chúng có thể đi kèm các bản dịch bằng tiếng khác ở những cộng đồng có nhiều công dân không nói được tiếng Anh. Tại trường học, tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc với tất cả các cấp cũng như là ngôn ngữ bắt buộc phải thành thạo nếu muốn tốt nghiệp.

Mặc dù vậy, lượng người di cư lớn cùng cộng đồng văn hóa người nhập cư khiến rất nhiều ngôn ngữ nước ngoài ở Mỹ còn tồn tại. Khoảng 11% số công dân Mỹ thông dụng tiếng Tây Ban Nha, trở thành ngôn ngữ phổ biến thứ 2 tại Mỹ. Tiếp đó là 0,61% tiếng Trung Quốc và tiếng Pháp, 0,52% tiếng Đức. Tiếng Việt Nam chiếm khoảng 0,38% dân số tại Mỹ.

Thậm chí tiếng Anh tại Mỹ cũng có những dị bản khác biệt giữa các vùng miền do ảnh hưởng từ văn hóa ngôn ngữ bản địa. Những dị bản này có sự khác nhau đôi chút từ hệ thống ngữ pháp, từ vựng, cách phát âm đến văn phong.

co toi 96 dan so thanh thao tieng anh tai sao day van khong phai ngon ngu chinh thuc cua my

Sơ đồ những bang có nhiều người nói tiếng Việt nhất ở Mỹ (độ đậm nhạt)

Người Mỹ kém tiếng Anh hơn cả người nhập cư

Có một điều khá thú vị là do tình hình nhập cư ngày càng nhiều vào Mỹ, tỷ lệ người dân Mỹ nói thông thạo tiếng Anh đang bị giảm sút nghiêm trọng.

Số liệu chính thức của Tổng cục thống kê Mỹ (US Cencus) năm 2012 và Bộ giáo dục Mỹ năm 2013 cho thấy khoảng 2,37 triệu học sinh quốc tịch Mỹ được sinh ra ở nước ngoài đang phải theo học các lớp tiếng Anh ở trường công lập. Tuy nhiên có tới 4,7 triệu học sinh quốc tịch Mỹ sinh ra ở đây cũng phải theo học các lớp tiếng Anh này.

Theo đánh giá của Viện chính sách nhập cư Mỹ (MPI), rất nhiều học sinh quốc tịch Mỹ không sử dụng thành thạo tiếng Anh mặc dù họ là những thế hệ thứ 2-3 trong một gia đình nhập cư.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là việc sử dụng song song ngôn ngữ khác khiến tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2. Chính điều này khiến lượng học sinh quốc tịch Mỹ phải học thêm tiếng Anh ngày càng tăng tại các trường học.

Thêm vào đó, việc có nhiều cộng đồng gốc nước ngoài sống chung với nhau đã tạo nên hệ quả mất gốc ngữ pháp căn bản hoặc biến thể tiếng Anh trong quá trình giao lưu, học tập.

Dẫu vậy, sự đa dạng về văn hóa và tính tự lập của từng bang cho phép rất nhiều công dân Mỹ gốc nước ngoài tiếp tục sử dụng thứ tiếng Anh mà họ đang dùng.

co toi 96 dan so thanh thao tieng anh tai sao day van khong phai ngon ngu chinh thuc cua my

Sơ đồ các bang có tỷ lệ học sinh theo học lớp tiếng Anh ở trường công

AB

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 04/7, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...

Đọc nhiều

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ khẳng định Mỹ mong muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình trở thành một nền kinh tế dựa trên công nghệ cao, năng lượng sạch như lãnh đạo cấp cao đã đề ra.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao trao đổi cơ chế phối hợp trong bối cảnh, tình hình mới

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao trao đổi cơ chế phối hợp trong bối cảnh, tình hình mới

Ngày 08/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị phối hợp công tác năm 2025. Hội nghị do Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ngô Lê Văn đồng chủ trì.
Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Sự kiện “Việt phục bộ hành London” vừa diễn ra giữa lòng thủ đô nước Anh, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách. Những bộ trang phục truyền thống từ áo viên lĩnh, giao lĩnh, áo tấc, nhật bình, ngũ thân, áo dài, áo yếm… đến các thiết kế cách tân hiện đại cùng nhau sải bước trên đường phố London.
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Vào lúc 17 giờ 00 phút ngày 8/7, cán bộ, chiến sĩ Trạm 535 thuộc Trung đoàn 351, Vùng 3 Hải quân đã phối hợp với các lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn xã Phú Trạch, tỉnh Quảng Trị đã khống chế hoàn toàn đám cháy rừng, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Prey Veng (Campuchia), Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khánh thành cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Tây Ninh, Việt Nam) - Meun Chey (Prey Veng, Campuchia) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh giáp biên hai nước.
Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ trong công tác quy tập hài cốt liệt sĩ

Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ trong công tác quy tập hài cốt liệt sĩ

Ngày 07/7, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm và đoàn công tác đã đến tỉnh Hủa Phăn dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và Lào; thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và khảo sát khu đất dự kiến xây dựng trụ sở mới cho đơn vị.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động