Có gì tại tiệm bánh mì Nhật Bản, hoạt động 74 năm và chỉ bán 2 loại bánh nhưng vẫn nườm nượp khách?
Điều đầu tiên khách hàng sẽ hỏi khi bước vào cửa hàng Pelican sau giờ ăn trưa là: "Còn gì bán không ạ"? Nghe vậy là biết cửa hàng này bán đồ nhanh nhẹn tới mức nào rồi. Nếu bạn bước vào cửa hàng sau 3 giờ chiều, thường thì câu trả lời sẽ là: "Rất tiếc, chúng tôi đã hết hàng rồi".
Với một vài khay bánh mì, tiệm bánh nhỏ tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản luôn nườm nượp khách. Mới đây, trong dịp kỷ niệm 74 năm kể từ khi tiệm bánh "bồ nông" bắt đầu hoạt động, chủ mới kiêm quản lý của Pelican, anh Riku Watanabe, 29 tuổi đã đồng ý xuất hiện trong một bộ phim tài liệu bởi Shuntaro Uchida mang tên: "Pelican: 74 năm truyền thống Nhật Bản".
"Chiếc bánh này chỉ như một thứ sản phẩm từ bột mì thông thường. Nó được sản xuất để phù hợp với khẩu vị của người Nhật Bản".
"Tôi cảm thấy mình có trách nhiệm rất lớn", anh Riku chia sẻ. Là người kế thừa tiệm bánh 74 năm tuổi, anh Riku chưa bao giờ nghĩ về việc tại sao sản phẩm của mình lại thành công hay nổi tiếng; điều duy nhất anh quan tâm là làm ra những chiếc bánh ngon nhất có thể. Dù chỉ là những chiếc bánh mì bình thường, không nhân, không có vị mặn hay ngọt, hai loại bánh mì duy nhất được bày bán tại đây là bánh gối vuông và bánh mì cuộn vẫn luôn được bán hết sạch trong ngày.
"Chiếc bánh này chỉ như một thứ sản phẩm từ bột mì thông thường. Nó được sản xuất để phù hợp với khẩu vị của người Nhật Bản".
Tiệm bánh "bồ nông" nằm tại khu phố Asakusa, thủ đô Tokyo, Nhật Bản đã hoạt động được 74 năm và qua nhiều đời chủ. Gần một thế kỷ trôi qua, đây vẫn là tiệm bánh mì nổi tiếng bậc nhất Tokyo
Vào mùa xuân và mùa thu - thường là thời gian cửa hàng bán chạy nhất, các khách hàng của Pelican phải xếp hàng rất lâu mới mua được bánh. Nếu tới cửa hàng quá giờ trưa, câu trả lời "hết hàng rồi" là hết sức bình thường
Mỗi ngày, trung bình cửa hàng bán được 400-500 bánh cuộn và khoảng 4,000 ổ bánh gối. Khoảng 30% lợi nhuận cửa hàng đến từ hoạt động bán buôn cho những cửa hàng cà phê, nhà hàng; phần còn lại là từ các khách hàng mua trực tiếp
Riku Watanabe là người chủ thứ tư của tiệm bánh bồ nông với khoảng 30 nhân viên. Anh bắt đầu công việc làm bánh sau khi mới tốt nghiệp đại học
"Chúng tôi chỉ bán 2 loại bánh. Cách làm bánh mì này không khó, nhưng điều khó là làm sao để đạt được chất lượng cao trong thời gian hàng chục năm"
Nhu cầu tiêu thụ bánh mì tại Nhật Bản tăng cao sau thế chiến thứ II. Các tiệm bánh mì cạnh tranh nhau khắc nghiệt để giành thị phần. Tuy nhiên, nhu cầu sau đó giảm dần và không nhiều cửa hàng có thể trụ lại
"Trong thời kỳ kinh tế bong bóng, không ai muốn mua bánh mì", Riku cho biết. Vào những năm 90s, người ta mới bắt đầu trở lại với cửa hàng Pelican nhiều hơn
"Bánh mì không có gì đặc biệt, nhưng nó là một món ăn thường ngày mà bạn không thể thiếu" - một thực khách chia sẻ
Skye