Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
06:58 | 28/03/2017 GMT+7

Chuyện chỉ có ở VN: Phó tư lệnh Quân đoàn ngồi sau tháp pháo xe tăng chỉ huy trận đánh

aa
Đó là trận hành tiến tiến công đèo Hải Vân của Đại đội 3 thuộc Tiểu đoàn 4, Lữ đoàn xe tăng 203 cùng với Trung đoàn 18, Sư BB 325 nhằm tiến công Đà Nẵng từ phía Bắc ngày 29.3.1975.

LTS: Trong cuộc tổng tiến công nổi dậy Mùa Xuân 1975, thắng lợi của Chiến dịch tiến công Huế - Đà Nẵng có ý nghĩa chiến lược. Cùng với thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên, nó đã làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh, tạo ra những điều kiện rất cơ bản, góp phần giải phóng Sài Gòn và hoàn toàn miền Nam một cách nhanh chóng.

Xin trân trọng giới thiệu với độc giả loạt bài của Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt (Nguyên Trưởng ban KH-CN-MT Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp, nguyên chiến sĩ lái xe tăng số 380 thuộc Đại đội 4, Lữ đoàn 203, cùng đơn vị với các xe tăng 390 và 843 húc đổ cổng Dinh Độc Lập trưa 30-04-1975) về những trận đánh lịch sử đó.

Đà Nẵng - thành phố lớn thứ hai của miền Nam, đồng thời là một căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất với hệ thống công sự vật cản được xây dựng vững chắc và binh lực rất hùng hậu. Tuy nhiên, nó đã nhanh chóng sụp đổ bởi những đòn điểm huyệt cao tay của Quân giải phóng.

Một trong những đòn điểm huyệt hiểm nhất chính là đòn đánh trực diện qua đèo Hải Vân do đích thân Phó tư lệnh Quân đoàn 2 - Đại tá Hoàng Đan* trực tiếp chỉ huy.

Hải Vân Quan - chốt hiểm lưng trời trấn giữ mặt bắc Đà thành

Đèo Hải Vân là con đèo huyết mạch vượt qua dãy Bạch Mã - một nhánh của dãy Trường Sơn ăn ra sát biển. Với độ cao 500 mét so với mực nước biển nên đỉnh đèo thường xuyên chìm trong mây trắng và có lẽ chính vì vậy nó được mang tên Hải Vân.

Chiều dài đèo là hơn 20 km đường quanh co, khúc khuỷu, hiểm trở nên từ xưa nó đã là một cửa ải khó vượt qua và được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Trong dân gian vẫn lưu truyền câu ca:

Đường bộ thì sợ Hải Vân

Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi.

Về mặt quân sự, có thể coi đèo Hải Vân là một chướng ngại thiên nhiên không dễ vượt qua bảo vệ mặt bắc cho thành phố Đà Nẵng. Với địa hình như vậy, cộng với hệ thống lô cốt bê tông cốt thép đã xây dựng ở đây từ trước có thể đảm bảo "một chống lại mười" hoặc hơn thế nữa.

chuyen chi co o vn pho tu lenh quan doan ngoi sau thap phao xe tang chi huy tran danh

Những ngày tháng 3 năm 1975, khi Quân Giải phóng (QGP) giải phóng tỉnh Thừa Thiên Huế, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu đã chỉ thị cho tướng Ngô Quang Trưởng - Tư lệnh Quân khu 1 "Phải tử thủ Đà Nẵng đến cùng".

Với tướng Ngô Quang Trưởng để giữ được Đà Nẵng thì Hải Vân được coi là một chốt giữ trọng điểm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì vậy, Trưởng đã giao cho Lữ đoàn Thủy quân lục chiến (TQLC) 468 (theo một số tài liệu là Lữ đoàn TQLC 258).

Đây là một đơn vị mới được cải tổ lại nhằm tăng cường sức mạnh cho lực lượng trù bị của VNCH với 3 tiểu đoàn 14, 16, 18 do Đại tá Ngô Văn Định, nguyên lữ đoàn trưởng Lữ đoàn TQLC 258 chỉ huy. Các đơn vị của Lữ đoàn được bố trí như sau:

- Tiểu đoàn 18 đóng quân, lập tuyến án ngữ tuyến phía Bắc đèo Hải Vân

- Tiểu đoàn 16: Ban chỉ huy Tiểu đoàn và đại đội chỉ huy đóng quân ngay trên trên đỉnh đèo, các đại đội chiến đấu án ngữ và chế ngự các cao điểm, khai triển các trung đội trải dài theo Quốc lộ 1 xuống đến chân đèo Hải Vân ở phía Nam.

- Tiểu đoàn 14: hoạt động ở phía Nam đèo Hải Vân..

Cùng với các lực lượng còn lại trong tay như: Sư đoàn TQLC (thiếu), Sư đoàn BB3, Sư đoàn Không quân 1, Liên đoàn biệt động quân 15, Liên đoàn bảo an 914 và 12 Tiểu đoàn pháo... bố trí phòng thủ các mặt khác, Ngô Quang Trưởng đã tự tin tuyên bố "tử thủ Đà Nẵng đến cùng".

chuyen chi co o vn pho tu lenh quan doan ngoi sau thap phao xe tang chi huy tran danh

Xe tăng Quân giải phóng tiến vào thành phố Đà Nẵng. Ảnh tư liệu.

Sở chỉ huy sau tháp pháo xe tăng (XT)

Về phía ta thực hiện tiến công Đà Nẵng trên 4 hướng: Hướng Tây Bắc, hướng Tây Nam, hướng Nam - Đông Nam và hướng Bắc. Do phải vượt đèo Hải Vân hiểm trở nên hướng Bắc chỉ được coi là hướng thứ yếu.

Lực lượng tham chiến trên hướng này gồm Trung đoàn 18, Sư đoàn BB325 và Tiểu đoàn 4 của Lữ đoàn XT 203. Tuy nhiên, do cầu Thừa Lưu bị phá nên chỉ Đại đội XT 3 trang bị 5 xe tăng bơi nước K63-85 do Đại tá Hoàng Đan - Phó Tư lệnh Quân đoàn 2 trực tiếp ngồi trên xe để đốc thúc hành quân là đến được Lăng Cô sáng ngày 29.3.1975.

Tại ga Lăng Cô, lực lượng xe tăng và bộ binh bắt liên lạc được với nhau. Đồng chí Nguyễn Đức Huy, Sư đoàn phó Sư đoàn BB325 báo cáo tình hình mọi mặt với phó Tư lệnh Quân đoàn Hoàng Đan.

Nghe xong, Phó tư lệnh Hoàng Đan đã biểu dương chiến công của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 18 rồi thân mật nói: "Tớ mang cho các cậu một đại đội xe tăng", và giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 18 nhanh chóng đánh chiếm đèo Hải Vân, tham gia giải phóng Đà Nẵng.

Kế hoạch tiến công đèo Hải Vân là tiến công trong hành tiến, gặp địch ở đâu đánh ở đấy không chờ trinh sát. Về bố trí đội hình sẽ cho bộ binh ngồi trên xe tăng làm lực lượng đi đầu, số còn lại đi ô tô phía sau.

Khi thấy chỉ huy bộ binh còn chưa biết bố trí chỉ huy thế nào thì phó Tư lệnh quân đoàn chỉ ngay vào mấy chiếc xe tăng: "Bộ đội ở đâu thì chỉ huy ở đó. Bộ đội cưỡi xe tăng thì chỉ huy cũng cưỡi xe tăng. Sở chỉ huy ở đó chứ ở đâu nữa!".

Nói rồi ông trèo luôn lên xe tăng số 724 cùng Tiểu đoàn trưởng XT Phạm Ngọc Bảng và nói lớn: "Sở chỉ huy của tớ ở đây. Còn các cậu ở đâu thì tùy!".Nghe vậy, Sư đoàn phó Nguyễn Đức Huy phân công đồng chí Nguyễn Tiến Lãi, Đại đội trưởng Đại đội 6 ngồi xe tăng đi đầu; đồng chí Trần Minh Thiệt, Tiểu đoàn trưởng ngồi xe tăng thứ hai; bản thân sư đoàn phó ngồi xe tăng thứ ba.

Còn Sở chỉ huy Trung đoàn 18 do đồng chí Phạm Hồng Lẫm, Trung đoàn trưởng, đồng chí Hồ Sỹ Khuyên, Chính ủy cùng một đại đội bộ binh còn lại của Tiểu đoàn 8 ngồi trên xe ô tô bám theo sau.

Theo đúng kế hoạch, kết hợp với hỏa lực của bộ binh xe tăng vừa chạy vừa bắn vào ổ phòng ngự chân đèo Hải Vân, chỉ sau 15 phút một số địch ở trong cửa đường hầm và sườn đèo Hải Vân bị diệt, số còn lại bỏ chạy dạt vào rừng trên đèo Hải Vân.

Xe tăng và bộ binh QGP thừa thắng xông lên, những chiếc xe tăng nặng nề và đã khá cũ kỹ, nhưng dưới bàn tay điều khiển điêu luyện của những chiến sĩ lái xe đã đưa chúng vượt Trường Sơn năm nào dễ dàng vượt qua những đoạn đường hiểm trở của con đèo "đệ nhất hùng quan".

Còn các pháo thủ thì điềm tĩnh và chắc chắn bắn từng phát đạn pháo, từng loạt 12 ly 7 vào những ổ kháng cự dọc đường đèo. Thấy xe tăng xuất hiện và hỏa lực mạnh mẽ của xe tăng, bọn chúng nhanh chóng tan rã và bỏ chạy tản mát vào rừng.

chuyen chi co o vn pho tu lenh quan doan ngoi sau thap phao xe tang chi huy tran danh

Ngày 29.3.1975, Đà Nẵng được hoàn toàn giải phóng. Ảnh tư liệu.

Gần đến đỉnh đèo, hỏa lực bắn trả của phía VNCH đột nhiên dày đặc và dữ dội hơn hẳn, trong đó có cả pháo chống tăng và nhiều hỏa khí khác. Quan sát cho thấy địch dựa vào các lô cốt bê tông cốt thép để thiết lập trận địa phòng ngự.

Chúng ở thế trên cao, còn QGP đánh từ dưới lên, đường độc đạo lại dốc không thể phát huy tốc độ. Nếu không có cách đánh thích hợp thì khó có thể vượt qua.

Từ phía xe 724, Phó tư lệnh Hoàng Đan nhổm người lên hô lớn: "Cho bộ binh xuống xe, lợi dụng địa hình, địa vật đến gần để diệt địch. Xe tăng tại chỗ dùng pháo và 12ly7 chi viện!". Ngay lập tức, mệnh lệnh được thi hành.

Sau khi bộ binh xuống xe và men theo ta-luy tiến lên, các xe tăng bắt đầu bắn cấp tập vào trận địa phòng ngự của địch. Với hỏa lực của 5 khẩu pháo 85 mm bắn trực tiếp, hầu hết công sự của trận địa phòng ngự bị phá hủy, quân VNCH hoảng sợ bỏ chạy về phía sau.

Lợi dụng lúc đối phương đang hoang mang, bộ binh tràn lên làm chủ đỉnh đèo. Vậy là cái chốt hiểm hóc trấn giữ mặt bắc thành phố đã bị đập tan!Tiếp đó, bộ đội lại lên xe đổ đèo truy kích địch. Đến khoảng 10 giờ ngày 29/3/1975 đội hình đã chiếm được kho xăng Liên Chiểu. Đây là một kho nhiên liệu cực lớn để cung cấp cho toàn bộ Vùng 1 chiến thuật của VNCH.

Bộ binh để lại một tiểu đội canh giữ, còn lại tiếp tục đánh vào thành phố Đà Nẵng. Gần đến cầu Thủy Tú, phát hiện 1 tiểu đoàn địch ra phản kích, xe tăng dùng pháo bắn mãnh liệt vào đội hình địch làm chúng hoảng sợ bỏ chạy tán loạn.

Số lính địch chốt giữ cầu Thủy Tú cũng bỏ chạy theo. Sau này kiểm tra cầu mới phát hiện một khối thuốc nổ lớn đặt dưới trụ cầu chưa kịp điểm hỏa.

Đội hình xe tăng và bộ binh vào đến đầu thành phố thấy ở đây đã có một số lực lượng của các đơn vị bạn - chủ yếu là bộ đội địa phương đang chiến đấu, súng nổ vang dội khắp nơi. Nhân dân cũng nháo nhác chạy ra chật ních các đường phố.

Đội hình chiến đấu tiến vào thành phố rất khó khăn.Trước tình hình đó, Phó tư lệnh Hoàng Đan ra lệnh: "Không vào thành phố mà vượt qua cầu Trịnh Minh Thế để ra đánh chiếm quân cảng, giải phóng bán đảo Sơn Trà".

Lập tức đội hình chiến đấu của XT cùng BB không vào nội thành mà chạy thẳng tới cầu Trịnh Minh Thế và vượt cầu sang bán đảo. Tại đây, họ bắt liên lạc với lực lượng của Quân khu 5 từ phía nam đánh lên và cùng hiệp đồng chiến đấu.

chuyen chi co o vn pho tu lenh quan doan ngoi sau thap phao xe tang chi huy tran danh

Thiếu tướng Hoàng Đan (ngoài cùng, bên trái khi đó còn mang quân hàm Đại tá) cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trung tướng Lê Trọng Tấn (năm 1976). Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Khoảng 13 ngày 29/3/1975, Trung đoàn 18 và Đại đội XT3 đã cơ động đến quân cảng Sơn Trà - quân cảng lớn nhất của quân lực VNCH.

Phát hiện nhiều tàu địch đang đậu trên bến cảng hoặc vừa rời cảng, các xe tăng của Đại đội 3 vừa chạy vừa bắn làm 1 tàu bị cháy, số còn lại tăng tốc độ chạy ra xa bỏ lại trên bến cảng hàng chục tàu chiến các loại cùng hàng trăm xe tăng, xe thiết giáp và pháo, súng cối, kể cả pháo 175mm "Vua chiến trường".

Vậy là từ hướng thứ yếu nhưng nhờ áp dụng cánh đánh thích hợp, hướng tiến công trực diện từ phía Bắc vào đã trở thành hướng có mặt sớm nhất giải phóng Đà Nẵng và bán đảo Sơn Trà. Chia tay cán bộ chiến sĩ Đại đội XT3 về Bộ tư lệnh Quân đoàn, Phó tư lệnh Hoàng Đan cười sảng khoái: "Ngồi sau tháp pháo các cậu chỉ huy thích thật đấy!".

* Thiếu tướng Hoàng Đan (1928-2003), nguyên:

Cục trưởng Cục Khoa học Quân sự - Bộ TTM (nay là Cục Khoa học và Công nghệ BQP), Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng QK 1, Tư lệnh Quân đoàn 5 (QĐ 14) kiêm Phó Tư lệnh QK 1, Phó Giám đốc Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng), Phó Tư lệnh QĐ 2 (Binh đoàn Hương Giang), Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng QĐ 1.

Ông được phong quân hàm Thiếu tướng năm 1977.

Huân chương Quân công (1 hạng Nhất, 1 hạng Nhì), 2 Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (1 hạng Nhất, 1 hạng Nhì, 1 hạng Ba), Huân chương Hữu nghị Việt Xô, Huy chương Quân kỳ quyết thắng…

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Top con giáp may mắn hôm nay 21/11/2024: Ngọ tài tinh nhập cục Dần có nhiều cơ hội thể hiện tài năng

Top con giáp may mắn hôm nay 21/11/2024: Ngọ tài tinh nhập cục Dần có nhiều cơ hội thể hiện tài năng

Con giáp may mắn hôm nay 21/11/2024 Dần có nhiều cơ hội để thể hiện tài năng và chiếm lĩnh vị thế nổi bật.
Tử vi hôm nay 12 con giáp 25/11/2024: Tỵ có dấu hiệu hao tài

Tử vi hôm nay 12 con giáp 25/11/2024: Tỵ có dấu hiệu hao tài

Tử vi hôm nay 12 con giáp 25/11/2024 Tỵ có dấu hiệu hao tài. Vận xui ập tới khiến các kế hoạch làm ăn đổ bể, bản mệnh phải tiêu tốn không ít tiền của nhưng chẳng thu lại là bao.
Tử vi hôm nay 12 con giáp 24/11/2024: Mùi nhận được sự khen ngợi của cấp trên

Tử vi hôm nay 12 con giáp 24/11/2024: Mùi nhận được sự khen ngợi của cấp trên

Tử vi hôm nay 12 con giáp 24/11/2024 Mùi nhận được lời khen ngợi của cấp trên và sự khâm phục của bạn bè, đồng nghiệp, tất cả là nhờ bản mệnh đã cố gắng không ngừng suốt thời gian qua.
Tử vi hôm nay 12 con giáp 23/11/2024: Thìn cảm thấy có những áp lực vô hình

Tử vi hôm nay 12 con giáp 23/11/2024: Thìn cảm thấy có những áp lực vô hình

Tử vi hôm nay 12 con giáp 23/11/2024 Thìn đang cảm thấy có những áp lực vô hình đang đè nén lên vai bản mệnh. Nhất là khi mọi việc cứ liên tục gặp trắc trở như lúc này, dường như mọi khó khăn thử thách đang cùng lúc đổ dồn về phía bản mệnh.

Đọc nhiều

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân, cộng đồng người Việt Nam đang ở Ukraine cần sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn.
Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Ngày 20/11, tại Cà Mau, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành (Cụm 5) gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Việt Nam – Lào: Chung tay bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở tuyến biên giới

Việt Nam – Lào: Chung tay bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở tuyến biên giới

Phòng, chống cháy rừng, làm đường băng cản lửa trước khi đốt nương, hỗ trợ, giúp nhau phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; tham gia bảo vệ an ninh trật tự, chủ quyền an ninh biên giới và đường biên, mốc giới của mỗi nước... Đó là những hoạt động chung tay bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở tuyến biên giới Việt - Lào.
Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long tại TP Cần Thơ

Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long tại TP Cần Thơ

Chiều 19/11, TP Cần Thơ tổ chức họp báo công bố Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại TP Cần Thơ năm 2024.
Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Ngày 21/11, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Trung tâm 286/BTL 86 tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024.
Hải quân Việt Nam - Thái Lan tuần tra chung lần thứ 50

Hải quân Việt Nam - Thái Lan tuần tra chung lần thứ 50

Sáng 21/11, Biên đội tàu 263, 265 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân Nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5, kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 50 với Biên đội tàu 511, 521 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động