Chứng khoán châu Á mất 5.000 tỷ USD trong năm nay và chưa có dấu hiệu kết thúc
Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương giảm 2,1% lúc 9h34 sáng nay theo giờ Hồng Kông, khiến nó tụt 22% so với đỉnh hồi tháng 1. Hàng loạt chỉ số chứng khoán chính ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều rơi vào tình trạng giảm điểm. Thậm chí, Topix của Nhật còn giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2017.
Cú giảm khủng khiếp của Chứng khoán Mỹ, trong đó Nasdaq Composite Index giảm mạnh 4,4% trong phiên giao dịch 24/10 cũng là phiên điều chỉnh tồi tệ nhất kể từ tháng 8/2011. Dow Jones và S&P 500 cũng hứng chịu những hậu quả thảm khốc, khiến mọi thành quả của năm 2018 đều đã bị thổi bay. Đáng chú ý, điều này diễn ra khi S&P 500 có mức tăng hơn gấp đôi mức trung bình trong lịch sử.
Lý do lớn nhất cho sự sụt giảm của chứng khoán châu Á được cho là bắt nguồn từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Điều này làm gia tăng những lo ngại về tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập. Cổ phiếu công nghệ lao dốc kết hợp với việc FED tiếp tục theo đuổi chính sách tăng lãi suất làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, trong tuần này, các nhà đầu tư lại có một mối quan ngại khác chính là đồng USD mạnh. Nó đã thiết lập đỉnh mới hôm 24/10 vừa qua. "Đồng USD đã tăng giá trong năm nay và tốc độ này đang tăng lên. Tiền có thể bị rút trở lại Mỹ, khiến cho việc rút vốn ở các thị trường mới nổi trở nên tồi tệ hơn so với 3 quý đầu của năm.
Đồng bạc danh mạnh dẫ đến việc rút vốn hàng loạt khỏi các quỹ đầu tư châu Á, buộc ngân hàng trung ương ở các quốc gia phải tăng lãi suất để bảo vệ đồng tiền đang giảm giá của mình. Điều đó lần lượt tạo ra nhiều áp lực hơn với thị trường chứng khoán và dấu hiệu này có vẻ chưa kết thúc.
"Thị trường châu Á liệu có chịu nổi 4 đợt tăng lãi suất dự kiến của Mỹ trong năm tới? Mọi người cần phải suy nghĩ cho câu hỏi này. Hầu hết mọi người, trong đó có cả chúng tôi, đều đã rất thận trọng trong năm nay và giảm vốn chủ sở hữu, tập trung vào phòng thủ hoặc chuyển sang mua một số loại trái phiếu", ông Steven Leung, chuyên gia của UOB Kay Hian, Hồng Kông, chia sẻ.
Với mức giảm lên tới 11% trong tháng 10, chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương đang hướng đến mức giảm theo tháng tồi tệ nhất kể từ khi cuộc Khủng hoảng tài chính bùng nổ một thập kỷ trước. Nó giảm nhiều hơn so với S&P 500 và Stoxx 600. Đáng buồn, hều hết những thị trường chứng khoán kém hiệu quả nhất thế giới trong năm nay đều đến từ châu Á.
"Chúng ta vẫn không biết được cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ đi về đâu. Các công ty công nghệ Mỹ cũng rất dễ bị ảnh hưởng, do đó không tránh khỏi những biến động lan đến chuỗi cung ứng ở châu Á", ông Jim McCafferty của Nomura Holdings Inc. nhận định.
Linh Anh