Chùa Trấn Quốc: Điểm đến văn hóa tâm linh giữa lòng Hà Nội
Rực rỡ sắc màu chợ phiên thị trấn Tủa Chùa
Chợ phiên thị trấn Tủa Chùa (Điện Biên) họp vào chủ nhật hàng tuần, là nét đẹp văn hoá độc đáo của đồng bào vùng cao. Cùng với những thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, các di tích lịch sử, chợ phiên thị trấn Tủa Chùa đã trở thành điểm đến thu hút du khách bởi nét văn hóa đặc trưng của người dân bản địa.
|
Chủ tịch nước làm việc với Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về Nhà nước pháp quyền
Ngày 14/7, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” chủ trì các buổi làm việc của Thường trực Ban Chỉ đạo với Đảng đoàn Quốc hội và Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam.
|
(Nguồn video: youtube - Văn)
Chùa được xây dựng vào năm 541, thời Tiền - Lý với tên là chùa Khai Quốc. Năm 1615, do sạt lở đất, vua Lê Trung Hưng cho dời chùa từ bên bờ sông Hồng vào phía trong đê Yên Phụ, khu gò đất Kim Ngưu. Đến đời vua Lê Huy Tông, chùa mới đổi tên thành chùa Trấn Quốc với ý nghĩa là nơi giúp nhân dân xua tan đi thiên tai, đem lại cuộc sống bình yên cho dân tộc.
Diện mạo hiện tại của ngôi chùa là kết quả sau đợt trùng tu vào năm 1815 với tổng diện tích lên đến 3.000m2 được chia làm 3 phần là Vườn tháp, Nhà tổ và Thượng điện. Dù đã qua bao đợt trùng tu theo từng thời kỳ chuyển mình của đất nước, chùa Trấn Quốc vẫn không làm mất đi nét đặc trưng của nguyên tắc kết cấu và kiến trúc Phật giáo. Tổng thể nhìn từ trên cao, chùa được xếp theo hình chữ Công (I) với 3 ngôi chính: Tiền đường, Nhà thiêu hương và Thượng điện nối với nhau thành hình chữ Công (工).
Điểm nổi bật của ngôi chùa có thể kể đến đó là tòa Bảo Tháp lục độ đài sen được xây dựng vào năm 1998. Ngoài ra, chùa còn sở hữu những pho tượng Phật và Bồ Tát được tạc bằng các loại đá quý có giá trị lớn về văn hóa và tín ngưỡng Phật giáo ở Thượng điện. Nổi bật nhất có thể kể đến đó là bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn được làm từ gỗ quý và sơn son thiếp vàng.
Chính vì những điểm đó mà đến tận bây giờ, chùa vẫn giữ lại những nét cổ điển rất đặc trưng trong phong cách và tín ngưỡng Phật giáo của dân tộc ta, thu hút một lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến viếng thăm, cúng bái và trở thành một điểm đến tâm linh thú vị của thủ đô.
Năm 2016, chùa Trấn Quốc vinh dự được lọt vào danh sách 16 Ngôi chùa đẹp nhất thế giới do tạp chí Daily Mail của Anh bình chọn và được mệnh danh là ngôi chùa cổ đẹp nhất Việt Nam. |