Chơi game 10 tiếng mỗi ngày, thanh niên 21 tuổi nhập viện tâm thần
Khởi tố 3 trưởng khoa, 2 điều dưỡng BV Tâm thần Thanh Hóa "ăn bớt" thuốc của bệnh nhân Theo điều tra, 5 bác sĩ, nhân viên trong đó có vợ của Giám đốc BV Tâm thần Thanh Hóa đã cắt bớt thuốc, vật tư ... |
Bị tâm thần phân liệt, bệnh nhân cấp cứu vì nuốt hột xoài, quả chanh leo Các bác sĩ lấy ra bã thức ăn gồm: hột xoài, quả chanh leo, đồng xu… còn nguyên hình dạng của bệnh nhân mắc tâm ... |
Vụ thầy tu đập vỡ kính ô tô vì xin vượt không được: Chẩn đoán bị 'tâm thần phân liệt'? Theo thông tin từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đắk Lắk, thầy Truyền được chẩn đoán mắc chứng “Tâm thần phân liệt” và ... |
Các bác sĩ Bệnh viện Quân y 103 vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân bị trầm cảm, rối loạn tâm thần do chơi game.
Cụ thể, ngày 11/11 gia đình thấy nam thanh niên (21 tuổi) có các biểu hiện lờ đờ, mệt mỏi, khí sắc giảm, mất quan tâm, hứng thú với mọi thứ sau thời gian dài chơi game nên đã đưa đến khám ở bệnh viện.
Người nhà cho biết, suốt 5 năm nay nam thanh niên chơi game triền miên, thường xuyên bỏ học để chơi game. Trung bình một ngày chơi 8-10 tiếng.
Nhiều trẻ em và thanh niên mê chơi game dẫn đến bị trầm cảm, tâm thần. (Ảnh minh họa). |
Trước khi nhập viện, bệnh nhân ở lỳ trong phòng, gọi không dậy, hay bỏ bữa. Gia đình thường xuyên thấy chơi đến 3-4h sáng mới ngủ.
“Mỗi lần bố mẹ khuyên bảo là cháu cáu gắt, nổi khùng, thậm chí đập phá cả đồ đạc trong nhà rồi bỏ ra quán net chơi tiếp” – người nhà cho biết.
Bác sĩ Cao Tiến Đức cho biết, sau khi thăm khám bệnh nhân được chuyển sang khoa Tâm thần điều trị.
Bác sĩ nhận định, bệnh nhân bị nghiện game nặng, biểu hiện bằng việc giao tiếp chậm chạp, trí nhớ kém, giọng nói nhỏ, cơ thể suy kiệt...
“Hiện tại bệnh nhân được chỉ định ở lại viện để cai nghiện game. Phác đồ điều trị bằng uống thuốc an thần, chống trầm cảm hằng ngày, vitamin, dưỡng não. Nếu tình trạng không cải thiện sẽ phải dùng liệu pháp sốc điện”, bác sĩ Đức nói.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa nghiện Internet, game vào nhóm các rối loạn tâm thần, đặc trưng bởi hành vi chơi dai dẳng, tái diễn. Người nghiện game khó kiểm soát mức độ chơi game (như tần suất, cường độ, thời gian, bối cảnh), thậm chí mất kiểm soát đối với việc chơi game.
Một người nghiện game sẽ dẫn tới việc thay đổi tâm thần vận động, bao gồm kích động, vận động chậm, chậm chạp khi giao tiếp, giọng nói nhỏ, số lượng ngôn ngữ ít, nội dung nghèo nàn, thậm chí không nói. Ngoài ra còn rối loạn trí nhớ.
Theo bác sĩ Đức, thời gian điều trị bệnh của người nghiện game khó nói trước. Khi ra viện, bệnh nhân vẫn có thể tái nghiện. Vì vậy, gia đình cần quản lý việc sử dụng điện thoại, các thiết bị truy cập mạng... tập cho con thói quen sống lành mạnh và tái khám hằng tháng các vấn đề về tâm thần.