Chiếc xe tăng T-62 Trung Quốc chiếm được của Liên Xô đã làm thay đổi một cuộc chiến?
Lúc bấy giờ, các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của 2 cường quốc là Mao Trạch Đông và Stalin có mối quan hệ rất tốt với nhau. Nhà lãnh đạo Trung Quốc coi lãnh tụ Liên Xô là người đồng chí của mình, và thậm chí cuộc tranh chấp về lãnh thổ liên quan tới Mãn Châu đã được nhanh chóng giải quyết vì Trung Quốc thực sự cần các công nghệ tiến tiến của Liên Xô để phát triển.
Nhưng tất cả bị Nikita Khrusev phá hỏng vào tháng 2/1956, khi ông lên án Stalin và yêu cầu phải nhanh chóng tiến hành cải tổ.
Mối quan hệ giữa lãnh đạo hai nước ngay lập tức bước vào giai đoạn khó khăn.
Chuyến viếng thăm của Khrushev tới Mỹ vào năm 1959 và thách thức từ sự hiện diện của các tên lửa Liên Xô từ Cuba đã phá tan mối quan hệ ngoại giao của Liên Xô và Trung Quốc. Vấn đề tranh chấp biên giới nóng trở lại.
Khrushev cố gắng hạ nhiệt căng thẳng, nhưng Mao Trạch Đông đã phạm một sai lầm lớn khi nói đùa rằng sẽ đệ trình cho Liên Xô một dự thảo kế hoạch thôn tính Sibiri, Viễn Đông và Kamchatka. Khrushev đã nổi đóa.
Về mặt công nghệ Trung Quốc thua kém Liên Xô rất nhiều, nhưng điều đó không khiến Mao Trạch Đông lo lắng. Lãnh tụ Trung Quốc đã không đánh giá đúng mức vũ khí hạt nhân khi gọi nó "con hổ giấy", và tin chắc rằng không gì có thể đe dọa được một đất nước Trung Quốc rộng lớn với dân số đông.
Nhưng cũng trong thời điểm năm 1964, các nhà khoa học Trung Quốc đã thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên tại khu vực thử nổ.
Sự căng thăng gia tăng cuối cùng đã dẫn tới việc vào ngày 02/3/1969 đã xảy ra cuộc xung đột quân sự Liên Xô - Trung Quốc lớn nhất trong lịch sử đương đại của Nga và Trung Quốc. Tại khu vực đảo Damansky, quân đội giải phóng Trung Quốc đã tấn công các lính biên phòng Liên Xô khiến 59 người hi sinh, 94 người bị thương.
Các đơn vị của Liên Xô đã đáp trả vào ngày 15/3 khi tiến hành pháo kích nhằm vào các cứ điểm của quân đội Trung Quốc, cũng như đưa vũ khí bí mật của mình tới đảo Damansky - 3 chiếc xe tăng T-62. Nhưng mọi thứ diễn ra không êm thấm như mong muốn của người Nga.
Một chiếc xe tăng T-62 do Liên Xô chế tạo. Ảnh minh họa.
Dưới làn đạn súng phóng lựu, một trong 3 chiếc xe tăng đã bị hư hỏng, 2 chiếc còn lại đã phải rút lui. Và khí tài vô giá vào thời điểm đó đã rơi vào tay người Trung Quốc.
Quân đội Liên Xô đã cố gắng giành lại chiếc xe tăng bị bắn hạ nhưng bất thành. Người Trung Quốc cũng cố gắng kéo chiếc xe tăng T-62 về phía mình, tuy nhiên làn đạn của các xạ thủ quân đội Liên Xô đã không cho phép họ làm điều đó.
Chiếc xe thiết giáp bị bao phủ bởi một lớp băng giống như tượng đài cho quy trình công nghệ, đứng sừng sững giữa hai làn đạn. Nhưng ban lãnh đạo Trung Quốc đã thể hiện sự quyết tâm của mình.
Mặc dù chịu các cuộc pháo kích dồn dập từ súng cối và pháo phản lực bắn loạt, quân đội Trung Quốc đã sử dụng xe tăng và các xạ thủ để hạm đội hải quân của mình tiếp cận chiến trường. Chỉ đến ngày 29/4, các kỹ sư Trung Quốc mới kéo được chiếc xe tăng T-62 ra ngoài và đưa nó tới nhà máy chế tạo xe tăng.
Liên Xô tiếp tục cuộc chiến giành lại đứa con của mình. Khoảng giữa tháng 5, một người Trung Quốc mang chiếc túi xách chứa đầy chất nổ đã bị bắt gần nhà máy sản xuất xe tăng. Đối tượng này thừa nhận làm việc cho Liên Xô và theo lệnh sẽ phải cho nhà máy này và chiếc T-62 nổ tung. Người này đã bị tử hình.
Điều đáng nói là công nghệ chiếm được không giúp ích cho Trung Quốc giành lại thế cân bằng. Tuy nhiên, chiếc xe tăng đã đóng một vai trò khác, quan trọng hơn. Mao Trạch Đông đã nhận thức được rằng không thể cùng một lúc vừa chống lại chủ nghĩa tư bản Phương Tây và Liên Xô.
Sự căng thẳng từng bước hạ nhiệt, mặc dù từng có lúc tưởng như một cuộc chiến tranh hạt nhân đúng nghĩa đã có thể xảy ra.
Quang Huy