Chấp T-14 Armata Nga: Mỹ vẫn "ngồi im câu cá" với xe tăng M1 Abrams - Động thái đáng ngờ?
Thế giới "lồng lộn" lo đối phó với xe tăng T-14 Armata
Trong những năm qua, một số quốc gia trên thế giới vẫn tiếp tục đầu tư nghiên cứu để cho ra đời những mẫu xe tăng chủ lực (MBT) mới.
Mặc dù còn nhiều tranh cãi về vai trò của tăng – thiết giáp trong chiến tranh hiện đại; thứ vũ khí một thời được coi là phương tiện "hỏa lực đột kích chủ yếu của lục quân", bị coi là đã hết thời; thậm chí một số nước đã không tiến hành đầu tư nghiên cứu phát triển các dòng tăng chiến đấu chủ lực mới.
Tuy nhiên, điểm qua một số cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột khu vực hiện nay, vai trò của xe tăng chưa phải là đã hết thời. Bằng chứng là Israel, một cường quốc quân sự ở Trung Đông vẫn đầu tư phát triển cho chương trình xe tăng Merkava IV của mình.
Đức, một thành viên quan trọng của khối NATO ở Châu Âu tiến hành nâng cấp xe tăng Leopard II thành Leopard IV với những cải tiến quan trọngsau khi chứng kiến mẫu xe tăng chủ lực của mình liên tiếp bị thiêu rụi tại chiến trường Syria.
Trong khi đó, hai đối thủ tiềm năng nhất của Quân đội Mỹ là Nga và Trung Quốc đã liên tiếp cho ra đời mẫu xe tăng chủ lựcT-14 Armata và Trung Quốc là mẫu xe tăng chủ lực VT-4 (MBT-3000).
Đồ họa mô phỏng chi tiết xe tăng T-14 Armata.
Đối với quân đội Mỹ; cùng với việc Lục quân Mỹ rút khỏi chiến trường Afghanistan và chiến trường Iraq, việc hiện đại hóa trang bị Lục quân Mỹ bước vào thời kỳ chuyển đổi mô hình.
Đặc điểm của nó là, vũ khí trang bị của lục quân phải phù hợp với yêu cầu của hành động "Tác chiến toàn diện" (tấn công, phòng ngự và ổn định) toàn cầu, phù hợp với yêu cầu thực hiện tác chiến liên hợp mặt đất.
Điều này không giống với trước đây, đòi hỏi Lục quân Mỹ phải xung phong lâm trận, "công thành, phá lũy" cũng như phải đối phó với sự chống trả ác liệt của các binh đoàn lớn trong chiến tranh tổng lực.
Mỹ vẫn "ngồi im câu cá"?
Yêu cầu mới đòi hỏi Lục quân Mỹ vừa có thể tấn công chủ nghĩa khủng bố và chiến tranh phi thông thường, vừa có thể đánh thắng cuộc chiến tranh xung đột quy mô lớn. Từ những quan điểm này, quân đội Mỹ không tiến hành đầu tư phát triển các dòng MBT mới mà vẫn tin dùng với dòng MBT M1 "Abrams".
Có thể nói, xe tăng chiến đấu chủ lực M1 "Abrams" là trang bị vũ khí quan trọng nhất và cũng nổi tiếng nhất của Lục quân Mỹ, tổng số trang bị vào thời điểm cao nhất đạt trên 7.000 chiếc.
Trong thời gian chiến tranh vùng Vịnh, vài nghìn chiếc xe tăng chủ lực M1 của Mỹ thực hiện chiến dịch "giương Đông kích Tây", phát động các cuộc tấn công trong đêm, đánh cho xe tăng Iraq đến nỗi "mất phương hướng", bị tiêu diệt hết mà vẫn không biết đạn pháo từ đâu bay đến.
Trong chiến tranh Iraq, xe tăng chủ lực M1 và xe chiến đấu bộ binh M2, giữa ban ngày ban mặt "xông vào Bagdad"!
Cho dù chiến trường Afghanistan không thuận tiện cho việc sử dụng xe tăng chiến đấu chủ lực, nhưng quân đội Mỹ vẫn điều động xe tăng chủ lực M1A1 đến chiến trường này, để đóng vai trò làm điểm chi viện hỏa lực. Tuy nhiên, đến năm 2020, xe tăng chủ lực M1 đã là một "cựu binh 40 tuổi", khi ấy xe tăng M1 "liệu có còn sử dụng được hay không"?
36 năm ra đời của xe tăng chủ lực M1, đã trải qua vài lần nâng cấp cải tiến lớn. Từ xe tăng chủ lực M1 →M1A1 →M1A2→M1A2 SEP; thông qua liên tục các lần cải tiến, nó vẫn có thể xung trận ra tuyến đầu trên chiến trường mặt đất.
Xe tăng M1A2 SEP Abrams.
Từ khi bước vào thế kỷ 21 đến nay, ngoài cuộc chiến tranh Iraq năm 2003 ra, tháng 11 năm 2004, xe tăng chủ lực M1A2 của quân đội Mỹ trong tác chiến tấn công Fallujah vẫn phát huy "vai trò mang tính quyết định’.
Tổng thống Bush con lúc đó trong lễ tuyên dương đã nói: "Bộ binh cơ giới hóa và lực lượng thiết giáp có năng lực sát thương khó có thể tin nổi, có năng lực chiến đấu không thể ngăn cản và tốc độ, hiệu quả thật đáng kinh ngạc….". Bình luận này của ông Bush cũng rất khách quan.
Xe tăng chủ lực M1 vẫn chưa lỗi thời! Thông qua nhiều lần cải tiến nâng cấp, nó sẽ có đủ năng lực phục vụ đến năm 2030, thậm chí đến năm 2050, thời gian phục vụ kéo dài từ 50~70 năm!
Niềm tin trọn vẹn của Lục quân Mỹ vào xe tăng chủ lực M1 còn thể hiện ở chỗ: Trước việc "T-14" của Nga ra đời, các nước lớn ở châu Âu như Đức, Pháp ngay lập tức đưa ra câu trả lời đó là họ đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo Hệ thống chiến đấu mặt đất chủ lực kiểu mới (MGCS), còn đối với Mỹ thì dường như vẫn chưa có động tĩnh gì, vẫn chỉ "ngồi im câu cá".
Ở đây ngoài việc họ đang đánh giá tổng thể về tình hình quốc tế ra, thì một nguyên nhân quan khác đó là họ vẫn đặt niềm tin vào xe tăng M1 "Abrams".
Trung tá Trịnh Ngọc Tiến - Trường Đại học Chính trị/Bộ Quốc phòng