Các giai thoại ly kỳ về thái giám: Kẻ làm sụp đổ cả một vương triều, người tìm ra một trong tứ đại phát minh Trung Hoa
Dù Tử Cấm Thành được xây dựng trong triều đại nhà Minh vào khoảng thế kỉ 15, việc tịnh thân và chức danh "hoạn quan" đã có ở Trung Quốc từ lâu trước đó. Vào thời Trung Hoa cổ (cho đến tận đời nhà Tuỳ), tịnh thân là một trong năm hình phạt của Ngũ Hình - một loạt các hình phạt về thể xác do hệ thống hình sự Trung Hoa cổ tạo ra. Tuy nhiên, tịnh thân vẫn là một cách thức để được nhận vào Triều đình với danh phận thái giám. Kể từ thời nhà Hán, các thái giám thường hầu hạ hoàng đế trong các buổi thiết triều.
Người đàn ông duy nhất được phép ở trong Nội Đình chính là thái giám - người đàn ông cũng không thật sự "đàn ông" lắm!
Sau những công việc chạy vặt này, các hoạn quan có cơ hội tiếp xúc gần gũi với hoàng đế, và từ đó có sức ảnh hưởng đáng kể trong triều đình. Vì thái giám không thể có con và không thể vượt ra khỏi giới hạn quyền lực của mình, họ không bị coi là mối nguy hại đối với triều đình cầm quyền trong thời đại đó.
Những vị hoàng đế quyền lực thời bấy giờ thường có hàng ngàn cung nữ hầu hạ trong Tử Cấm Thành, và vì không ai được phép xâm nhập nơi này, họ chỉ có thể có con với những vị vua chúa mà thôi.
Dù thái giám không bị xem là một phần tử nguy hại do không thể gây dựng một triều đại riêng nhưng họ hoàn toàn có đủ quyền lực để phá hoại triều đại cầm quyền. Sức mạnh to lớn mà những hoạn quan có được vô tình là liều thuốc độc tiêm thẳng vào người họ, khiến họ trở thành những kẻ cáu kỉnh, tàn nhẫn và độc ác. Trong các bộ phim Trung Quốc về các triều đại, hoạn quan thường là những kẻ hung ác. Nhiều cái tên nguy hại có thể tìm thấy trong lịch sử Trung Hoa. Ví như cái tên Triệu Cao, người đã làm sụp đổ triều đại nhà Tần dưới cái danh đầy quyền lực - thái giám.
Cái tên Triệu Cao, người đã làm sụp đổ triều đại nhà Tần dưới cái danh đầy quyền lực - hoạn quan.
Theo lịch sử, Triệu Cao là một thành viên của gia đình cầm quyền của nhà Chu, một trong bảy bang trong khoảng thời gian Chiến Quốc Thời Đại. Khi cha mẹ của Triệu Cao mắc trọng tội, họ đã bị trừng phạt dã man, và cả hai anh em của Triệu Cao đều bị tịnh thân.
Sau này, Triệu Cao vào phục vụ cho Tần Thuỷ Hoàng vì ông ấy là chuyên gia về pháp lệnh và hình ngục. Điều này cho phép Triệu Cao vượt lên các thứ bậc và trở thành một trong những cố vấn kề cận nhất của hoàng đế.
Sau khi Tần Thuỷ Hoàng tử trận, Triệu Cao và quan tể tướng Lý Chấn đã bùng nổ một cuộc đảo chính bằng cách uốn nắn lại triều đình thời bấy giờ bằng cách âm mưu giết chết con trai cả của Tần Thuỷ Hoàng là Doanh Phù Tô và hai thuộc hạ của Phù Tô là Mông Điềm và Mông Nghị. Sau đó, con trai út của Tần Thuỷ Hoàng, Tần Nhị Thế, đã trở thành vị vua "bù nhìn" của triều đại Tần.
Các vị hoạn quan luôn cận kề bên các vị hoàng đế
Ba năm sau, một cuộc nổi dậy nổ ra, và Triệu Cao buộc Tần Nhị Thế phải tự sát do sợ vị hoàng đế bù nhìn sẽ buộc tội ông vì cuộc nổi dậy này. Triệu Cao đưa Tần Tử Anh (con trai của Tần Nhị Thế, hoặc chú của Tần Nhị Thế) làm hoàng đế mới. Biết rằng Triệu Cao sẽ kết liễu mình khi không còn giá trị lợi dụng, Tần Tử Anh đã lật đổ Triệu Cao để bảo vệ tính mạng của chính mình.
Cuộc nổi dậy được dẹp bỏ, nhưng sau đó không lâu thì Tần Tử Anh đã đầu hàng Hán Cao Tổ, người đã lập nên triều đại nhà Hán. Có thể nói rằng, hành động của hoạn quan Triệu Cao đã trực tiếp gây ra sự tàn lụi của triều đại Tần chỉ ba năm sau cái chết của Tần Thuỷ Hoàng.
Các vị thái giám trong lịch sử cũng đã có những đóng góp đáng kể đối với nền văn hóa Trung Quốc
Dù suốt tiến trình lịch sử, sự hung tàn của các vị hoạn quan luôn là đề tài "nóng hổi" đối với các sử gia nhưng không phải tất cả đều xấu xa và hung ác. Một số thậm chí đã đóng góp rất nhiều cho nền văn hoá phong phú của Trung Quốc.
Giấy, một trong bốn phát minh vĩ đại nhất của người Trung Quốc, do một người thái giám, có tên là Thái Luân tìm ra vào thời Đông Hán. Ngoài ra, Trịnh Hoà, một vị thái giám phục vụ dưới thời vua Minh Thành Tổ, đã chỉ huy các đoàn tàu thương lái di chuyển đến các khu vực như Đông Nam Á, Ấn Độ, Ả Rập, Ba Tư và Đông Phi.
Từ đó, Trung Quốc trở nên nổi tiếng vì ngành thương mại. Ngoài ra, các hoạn quan còn có những đóng góp cho nền âm nhạc Trung Hoa. Các thái giám thời nhà Minh còn được công nhận là người Trung Quốc đầu tiên chơi nhạc cổ điển phương Tây, trong khi hoàng đế Càn Long thời nhà Thanh còn lắp ráp một dàn nhạc thính phòng bao gồm các hoạ sĩ mặc âu phục và đội tóc giả.
Nguồn: Ancient Origins
Gya Rados Spiderum