Ca bệnh hiếm gặp “bướu vùng đầu tuỳ” vừa được phẫu thuật thành công tại bệnh viện Nhi đồng 1
10h ngày 12/7, tại bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) diễn ra buổi họp báo của ê-kíp bác sỹ đầu ngành trong ca phẫu thuật đặc biệt hiếm gặp “bướu vùng đầu tuỳ”. Căn bệnh biến chứng lâu dài, tắc tĩnh mạnh cửa gan. Cách đây hai tuần, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng ói ra máu, dung tích hồng cầu chỉ còn khoảng 25%, và xuất huyết dạ dày khá nhiều.
Qua siêu âm, bác sĩ phát hiện bệnh nhân từng phẫu thuật, nhưng phát hiện thêm bướu mạch máu, do biến chứng lâu dài, tắc tĩnh mạch cửa ngoài gan, biểu hiện ói ra máu, xuất huyết tiêu hóa. Bệnh nhân được chụp CT để đánh giá lại ca bệnh. Bác sỹ Đào Trung Hiếu – Phó giám đốc bệnh viện – Trưởng khoa Ngoại tổng hợp cho biết: “Chúng tôi phải làm phẫu thuật cửa - cửa, bắc cầu với nhau. Đây là một phẫu thuật rất khó”.
Bác sỹ thăm khám bệnh nhân.
Sau khi truy cập thông tin trên mạng, các bệnh viện trong nước như bệnh viện Nhi trung ương, các bệnh viện Nhi tại TP.HCM, chưa có báo cáo về trường hợp này. Bệnh nhi đã từng phẫu thuật bướu vùng đầu tuỵ lần một được khoảng 1 năm rưỡi. Nơi đó bản chất có mật, tụy đổ xuống tá tràng, nơi giao lưu, hội tụ nhiều ống quan trọng như mật, tụy, tiêu hóa.
Đây là ca thứ 4 của bệnh viện, các bác sỹ cho rằng là ca bệnh cực kỳ khó, và rất cam go cho các bác sỹ. Sau mổ 24 tiếng, các bác sĩ rất hài lòng vì lưu lượng máu đi về gan rất tốt, không có dấu hiệu huyết khối, giải thoát được tắc nghẽn mạch máu cho bệnh nhân.
Bác sỹ Đào Chí Hiếu chia sẻ: “Chúng tôi rất đắn đo suy nghĩ nên hay không nên tiếp tục phẫu thuật cho bệnh nhi, sau hai ngày bàn bạc mới quyết tâm phẫu thuật, dự kiến phẫu thuật cả ngày mới xong. Và thực tế ca phẫu thuật trải qua hơn 8hđồng hồ không kể thời gian gây mê”.
Bác sĩ NguyễnHữu Trí – Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh chia sẻ: “Để phẫu thuật thành công, bệnh viện huy động các bác sỹ đến từ nhiều chuyên khoa như Can thiệp mạch máu, Khoa Tim mạch, Xoang... Tái lập sự lưu thông toàn bộ tụy, mật cho bé”.
Điều khó nhất khi thực hiện ca phẫu thuật là phải làm sao bộc lộ mạch máu mà bản thân đã thay đổi hết qua lần mổ trước. Trong khi cho em bé, thành bụng dày cấu trúc khó nắm bắt nên việc phẫu thuật khó khăn. Thời gian này chiểm hơn 1/2 thơi gian phẫu thuật. Sau khi bộc lộ mạch máu xong, cái khó thứ hai là khâu nối mạch máu cho bé.
Bác sỹ Ngô Kim Thơi – Bác sĩ chuyên khoa 2 Ngoại tổng hợp cho biết: “Do bé đã phẫu thuật một lần rồi, nên lần phẫu thuật này khó hơn. Vì các mạch máu nhỏ, đòi hỏi ê-kíp phẫu thuật phải hiểu ý nhau, chỉ cần một thao tác thiếu chính xác sẽ làm rách mạch máu, ảnh hưởng đến lưu lượng mạch máu...”
Sau ca phẫu thuật, thấy rõ máu lưu thông tốt phủ máu đều cho gan khiến cả ê kíp thở phào. Hiện tại, dòng chảy máu phủ gan và hệ tiêu hóa vẫn rất tốt. Bác sỹ Trung Hiếu cho biết thêm, gần đây, tắc tĩnh mạch cửa ngoài gan ngày càng gặp nhiều ở trẻ nhỏ do làm những thủ thuật can thiệp từ sơ sinh, như nhiễm trùng rốn hoặc các bệnh lý tăng đông, viêm tĩnh mạch cửa…
Hồng Ngọc