Bộ Y tế thay đổi chiến lược điều trị, tất cả bệnh viện phải dành ít nhất 40% giường bệnh để tiếp nhận ca Covid-19
Bộ Y tế: Đề xuất thay thế mô hình '3 tại chỗ' là hợp lý Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Bộ sẽ làm việc, thống nhất với Bộ Công Thương để đưa ra tiêu chí mô hình sản xuất mới thay thế '3 tại chỗ' trong thời gian sớm nhất. |
Bộ trưởng Bộ Y tế: Đưa F0 ra khỏi cộng đồng càng nhanh càng tốt Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: “Đợt dịch này ở những địa bàn trọng điểm về dịch rất khó có thể đưa số ca nhiễm về 0. Do đó, chúng ta phải xác định tiếp tục công cuộc phòng chống dịch nhanh, mạnh và bền bỉ”. |
Trước sự lây lan nhanh chóng của biến chủng Delta, ngày 13/8 Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cho rằng, số lượng ca nhiễm Covid-19 tăng nhanh tạo áp lực cho các cơ sở điều trị.
Phân tích dịch tễ, ca bệnh lâm sàng, 80% người bệnh không có triệu chứng và triệu chứng nhẹ. 20% có biểu hiện vừa, trung bình, trong số này có 5% nặng, 0,5-1% diễn biến nguy kịch. Tỷ lệ bệnh nhân này hiện gần như không thay đổi so với đầu đợt dịch thứ 4.
"Từ mô hình lâm sàng này, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm trong chiến lược điều trị", ông Khuê nói.
Ảnh minh hoạ. |
Trước kia có 3 tuyến điều trị, bệnh nhân nặng điều trị tại bệnh viện trung ương, bệnh nhân trung bình điều trị ở tuyến tỉnh và bệnh nhân nhẹ ở tuyến huyện. Hiện nay, do số lượng bệnh nhân tăng nhanh và đông, với mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong và tất cả bệnh nhân được tiếp cận với dịch vụ y tế, Bộ Y tế đã bổ sung một số điểm, chính sách.
Thứ nhất, các bệnh viện trên toàn quốc cần chuẩn bị sẵn sàng ít nhất 40% giường bệnh để đón bệnh nhân Covid-19. Tất cả bệnh nhân ở các tuyến khi xác định nhiễm nCoV đều được tiếp cận điều trị từ y tế cơ sở, bệnh viện huyện, bệnh viện tư nhân...
Ngoài các bệnh viện dã chiến chuyên điều trị bệnh nhân Covid-19, các bệnh viện khác phải tách đôi, thực hiện song song nhiệm vụ kép: vừa điều trị bệnh nhân thông thường vừa điều trị bệnh nhân Covid-19.
Đặc biệt, theo ông Khuê, dựa theo kinh nghiệm quốc tế, mô hình triệu chứng bệnh học, ngành y tế xây dựng hướng dẫn thí điểm điều trị, quản lý ca nhiễm tại nhà. "Khi đó, mỗi gia đình trở thành 'home care' hay một phòng y tế", ông Khuê nói.
Trước đây, Bộ Y tế đã có hướng dẫn cụ thể, chi tiết, khoa học với việc quản lý các trường hợp F1, F2 tại nhà. Trong bối cảnh hiện nay, Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quản lý tại nhà ca nhiễm Covid-19 với những tiêu chuẩn, điều kiện đảm bảo an toàn.
Trong đó, ngoài vấn đề hướng dẫn theo dõi, Bộ Y tế lưu ý việc cách ly ca nhiễm với những người trong gia đình, đảm bảo không lây nhiễm chéo cho gia đình và cộng đồng. Để việc quản lý ca nhiễm Covid-19 tại nhà đảm bảo an toàn, hiệu quả, việc tăng cường tư vấn bằng công nghệ thông tin như zalo, điện thoại, zoom, viber để tư vấn cho họ, là yêu cầu được Bộ Y tế đặt ra.
Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cũng nhấn mạnh mô hình quản lý, điều trị ca nhiễm Covid-19 tại nhà phải áp dụng đúng nơi đúng chỗ, đúng điều kiện. Ông Khuê phân tích, kinh nghiệm ở nước ngoài cho thấy ca nhiễm Covid-19 nhẹ và ít triệu chứng có thể điều trị, theo dõi tại nhà. Song, ở nước ngoài, ý thức và mô hình về xã hội học, điều kiện sống, tiếp cận công nghệ thông tin, của họ khác với Việt Nam. Gia đình của họ chỉ có 1-2 người, ít thế hệ. Còn nước ta, nhiều nhà ở khu vực đông dân cư hoặc nông thôn, mô hình gia đình có cả tứ đại đồng đường, có cả người cao tuổi và trẻ em cùng sinh hoạt chung.
"Đảm bảo sinh hoạt riêng, ăn riêng, uống riêng hay điều kiện chăm sóc đáp ứng yêu cầu... là vấn đề cần phải quan tâm, xem xét để đi vào thực tiễn" ông Khuê nói.
Bộ Y tế thí điểm mô hình này tại TP HCM và các tỉnh có chiều hướng ca bệnh gia tăng. Tại các địa phương này, y tế cơ sở, bác sĩ gia đình, bác sĩ địa phương được giao nhiệm vụ quản lý từng khu vực, từ đó thiết lập mạng lưới bác sĩ tình nguyện nhận tư vấn cho các cụm xã, cụm gia đình, có tăng cường sử dụng công nghệ thông tin.
"Phải triệt để thực hiện chiến lược 5K + vaccine + thuốc + công nghệ. Các vấn đề này cần đảm bảo lồng ghép, nhuần nhuyễn với nhau trong các khu vực", ông Khuê nói.
Để quản lý ca nhiễm tại nhà, vấn đề sử dụng thuốc ở gia đình cũng rất quan trọng. Hiện Bộ Y tế có chiến lược cấp các túi thuốc an sinh cho các gia đình. Đồng thời, tăng cường tư vấn cho mọi người trong gia đình và cộng đồng, giúp người bệnh an tâm, không bị kỳ thị, người trong gia đình được đảm bảo.
Ngoài ra, theo ông Khuê, tư vấn tâm thần cũng là một vấn đề quan trọng trong điều trị. Đại dịch cũng như thảm họa, người mắc bệnh rất lo lắng, tâm lý xao động, diễn biến lo lắng, không biết điều trị thế nào, ở đâu, thuốc gì. Tiểu ban Điều trị giao cho các bệnh viện và thầy thuốc lưu ý tư vấn với người cao tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ em. Nhóm này cần được động viên, bởi dễ chuyển nặng, tâm lý không ổn định thì tăng gánh nặng điều trị.
Bộ Y tế hướng dẫn F0 không triệu chứng, F1 cách ly tại nhà PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Tổ trưởng tổ Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TPHCM đã đưa ra 10 hướng dẫn chi tiết để các ca F0 không triệu chứng và F1 cách ly tại nhà bảo đảm an toàn cho bản thân, gia đình, cũng như theo dõi được diễn biến sức khỏe của chính mình. |
Bộ Y tế thu hồi công văn về 12 loại thuốc cổ truyền hỗ trợ điều trị COVID-19 Bộ Y tế ngày 26/7 đã thu hồi công văn về liệt kê danh sách những loại thuốc y học cổ truyền giúp phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19, chỉ sau 2 ngày ban hành. |
TP.HCM hướng dẫn cụ thể cách ly F0 tại nhà TP.HCM đang triển khai thí điểm cách ly tại nhà các F0 không có triệu chứng lâm sàng, không kèm bệnh lý nền hoặc đã điều trị ổn định bệnh lý nền và không béo phì. |