Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
19:27 | 03/11/2018 GMT+7

Bị tên lửa SAM-2 Việt Nam rượt đuổi, phi công tiêm kích F-4 Mỹ vội vã vứt máy bay nhảy dù

aa
Các phi công tiêm kích F-4 Phantom của Mỹ đã vứt bỏ tiêm kích của mình ngay khi mới chỉ nhìn thấy những quả đạn từ các tổ hợp tên lửa SAM-2 Việt Nam bay tới.

Trong thời gian gần đây trên các phương tiện truyền thông và diễn đàn bắt đầu xuất hiện nhiều ý kiến về việc những tổ hợp tên lửa phòng không của Nga khó có khả năng gây ra bất cứ thiết hại nào cho các máy bay tiêm kích tàng hình của Mỹ.

Tuy nhiên, trong bài viết "Русская «Двина», сбив сотни «Фантомов», довела американцев до психоза - "Dvina" khi bắn hạ hàng trăm tiêm kích F-4 Phantom" đã khiến người Mỹ hoảng loạn", tác giả Vladimir Tuchkov đã chứng minh điều ngược lại.

Tiêm kích tàng hình F-35 bị dọa sợ?

Trước tiên, chiếc máy bay tiêm kích tàng hình F-35 được mang ra so sánh như một hình mẫu tuyệt hảo. Bởi vậy, bất chấp việc các hệ thống tên lửa S-300 của Nga được chuyển giao cho quân đội Syria, những máy bay F-35 của Israel tiếp tục triển khai các cuộc tấn công nhằm vào mọi cơ sở trên lãnh thổ Syria mà không bị trừng phạt.

Hơn nữa, tất cả bệ phóng của tên lửa S-300 sẽ bị tiêu diệt từ trên không trong thời gian sắp tới. Câu chuyện còn đi xa tới mức cả tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf tối tân cũng không còn nghĩa lý gì nữa.

Và những chứng cứ "sắt đá" được viện dẫn: nếu như tên lửa S-400 Triumf có mặt tại Syria thì cho đến nay cũng không bắn hạ một chiếc máy bay nào và không đánh chặn được một quả tên lửa nào, thì đó là "thông tin giả, thùng rỗng kêu to" do Điện Kremlin thổi lên.

Và nguyên nhân sâu xa tất cả thứ này là do người Nga không có khả năng chế tạo được thứ gì đó có giá trị. Họ chỉ có thể ăn cắp các công nghệ tại Mỹ, nhưng lại sao chép quá kém.

bi ten lua sam 2 viet nam ruot duoi phi cong tiem kich f 4 my voi va vut may bay nhay du

Tổ chiến đấu tổ hợp tên lửa phòng không S-75 (tên lửa SAm-2). Ảnh: Nikolai Akimov/TASS.

Câu trả lời sắt đá: Phi công Mỹ sợ hãi tên lửa SAM-2 Việt Nam

Tuy nhiên, có câu trả cho lời điều này khi chúng ta thực hiện một chuyến đi ngược về lịch sử không mấy xa xôi.

Khi đó ở Việt Nam, những tổ hợp tên lửa phòng không S-75 (SAM-2) của người Nga đã gây nỗi khiếp đảm đối với các phi công tiêm kích Mỹ tới mức họ phải vội vã bung dù thoát hiểm khỏi những máy bay vẫn đang hoạt động bình thường chỉ vì nhìn thấy quả tên lửa phòng không được phóng lên.

Các cuộc ném bom của không quân Mỹ ở miền Bắc Việt Nam được bắt đầu vào đầu năm1965.

Tương quan lực lượng của không quân hai nước vô cùng chênh lệch. Không quân Việt Nam chỉ sở hữu 60 chiếc máy bay, chủ yếu là những máy bay cận thanh MiG-17 của Liên Xô có tính năng vô cùng hạn chế.

Người Mỹ, khi chuẩn bị tấn công bằng đường không, hơn một năm trời đã khôi phục các căn cứ không quân cũ và xây dựng những căn cứ mới trong khu vực. Thêm vào đó, hai chiếc tàu sân bay được điều tới Vịnh Bắc Bộ.

Kết quả là Mỹ đã thiết lập được "nắm đấm" bằng không quân uy lực, bao gồm gần 1.000 máy bay các loại - tiêm kích, ném bom, cường kích, do thám, radar, vận tải, tiếp nhiên liệu,… Sau đó còn xuất hiện cả những máy bay ném bom chiến lược B-52.

Tổng cộng, Mỹ đã tung vào cuộc chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1965 đến hết năm 1973 gần 5.000 chiếc máy bay.

Nhiều hơn cả là các máy bay tiêm kích-ném bom F-100 và F-105. Chiếc máy bay hiện đại nhất vào thời điểm bắt đầu cuộc chiến tranh trên không là F-4 Phantom II với khả năng vượt trội, cả chiếm lĩnh ưu thế trên không, cả triển khai các cuộc tấn công những mục tiêu trên bộ, cả tiến hành các chuyến bay do thám.

Nó có vận tốc siêu thanh kỷ lục - 2.400km/h, và trần bay kỷ lục đối với các máy bay tấn công - 19.000m, và tầm hoạt động khá rộng - 2.400km.

bi ten lua sam 2 viet nam ruot duoi phi cong tiem kich f 4 my voi va vut may bay nhay du

Máy bay cường kích bị tên lửa SAM-2 Việt Nam bắn đón, hạ gục.

Cứ ngỡ dạo chơi nhẹ nhàng, nhưng không...

Hoàn toàn có thể hiểu được rằng, trong những lần xung trận đầu tiên, các phi công Mỹ đã dạo chơi một cách nhẹ nhàng trong hậu phương của Việt Nam, bởi vì không có gì đe dọa được họ trên không.

Họ bay ở độ cao 4-5 nghìn mét, nơi mà pháo phòng không của Việt Nam không thể bắn tới. Các quả bom được ném xuống ở vận tốc siêu thanh, sau đó các máy bay ném bom bình thản quay trở về các căn cứ.

Tình hình đột ngột thay đổi vào ngày 24/6/1965, khi lần đầu tiên các tổ hợp tên lửa phòng không S-75 "Dvina" được sử dụng ở Việt Nam (tên lửa SAM-2). Vào ngày đó, khi phóng 4 quả tên lửa, các kíp trắc thủ tên lửa phòng không Việt Nam đã bắn hạ 3 chiếc F-4 Phantom.

Thậm chí quả thứ tư không bắn trượt mục tiêu, mà trúng vào chiếc máy bay đã bị một quả tên lửa trước đó bắn hạ.

Người Mỹ bắt buộc phải thay đổi chiến thuật ngông cuồng của mình sang cẩn trọng hơn, căn cứ từ những tính năng của tổ hợp tên lửa phòng không "chưa biết bắt trượt bao giờ". Vận tốc của máy bay đối với tên lưả SAM-2 Dvina không có ý nghĩa, nó có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay ở vận tốc 2.300km/h.

Đương nhiên các máy bay F-4 Phantom có vận tốc nhanh hơn 100km/h. Nhưng đó là khi nó bay ở độ cao lớn và không mang theo bom. Bán kính bắn hạ mục tiêu của tổ hợp là 34km, còn dải độ cao bắn hạ các mục tiêu - từ 3km đến 22km.

Bởi vậy, trong khu vực hoạt động của hệ thống phòng không, các máy bay ném bom bắt đầu hạ xuống độ cao thấp hơn 3km, ở đó hỏa lực của pháo phòng không đón lõng chúng. Nhưng việc thay đổi chiến thuật đã làm giảm thiệt hại của các máy bay Mỹ mà trước đó đạt tới 200 chiếc bị bắn hạ trong một tháng.

bi ten lua sam 2 viet nam ruot duoi phi cong tiem kich f 4 my voi va vut may bay nhay du

Tiêm kích F-4 Mỹ bị MiG-21 Việt Nam bắn hạ. Ảnh minh họa.

Thiệt hại tới mức không thể chịu nổi

Tính hiệu quả ban đầu là đáng kinh ngạc - trung bình tên lửa Việt Nam chỉ mất 1,5 quả tên lửa để bắn hạ 1 chiếc máy bay. Sau đó chỉ số này bắt đầu giảm xuống.

Ngoài các đường bay ở những độ cao mà S-75 không thế vươn tới, người Mỹ bắt đầu sử dụng các nhiễu sóng do những máy bay hộ tống thực hiện.

Đó là phương pháp hiệu quả để chống lại các tên lửa phòng không bởi vì chúng sử dụng phương pháp dẫn hướng chệch mục tiêu bằng vô tuyến điện. Kết quả là tính hiệu quả của tổ hợp phòng không SAM-2 Việt Nam giảm xuống tới 9-10 quả cho 1 chiếc máy bay bị bắn hạ.

Nhưng tính hiệu quả của không quân Mỹ cũng giảm bởi vì các máy bay phải bỏ ra tới 30-40% thời gian bay của mình để đi săn các bệ phóng "Dvina".

Các kỹ sư của Phòng Thiết kế "Strela" (Nga) đã tích cực tìm tòi và phát hiện được những phương pháp vô hiệu hóa các miếng đánh lừa tên lửa của người Mỹ. Độ cao tối thiểu để có thể bắn hạ mục tiêu của tên lửa SAM-2 được hạ từ 3km xuống còn 500m.

Và chỉ những máy bay ném bom tối tân nhất F-111 của Mỹ vừa xuất xưởng vào năm 1967 với thiết kế hình học của cánh thay đổi và trang bị hệ thống radar hiệu quả cũng như các thiết bị điện tử tuyệt hảo mới có thể thực hiện bay thấp, bám theo địa hình hiểm trở ở vận tốc siêu thanh.

Chính vì thế mà trong suốt thời gian diễn ra cuộc chiến tranh Việt Nam, theo phía Mỹ, chỉ có 2 chiếc máy bay F-111 này bị bắn hạ.

Khả năng chống nhiễu rãnh đạn của kênh điều khiển tên lửa SAM-2 cũng được tăng cường đáng kể, vì thế việc thiết lập các nhiễu sóng bởi người Mỹ đã không còn đóng vai trò quan trọng trong khả năng phòng vệ chống tến lửa.

Chiến thuật sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không cũng được các kíp trắc thủ tên lửa phòng không dày dạn kinh nghiệm của Việt Nam hoàn thiện.

Các trạm chỉ huy bắt đầu sử dụng các lệnh phóng tên lửa giả - đó là khi máy bay của địch phát hiện tia vô tuyến điện, nhưng tên lửa vẫn chưa rời khỏi bệ phóng. Phi công khi phát hiện mình bị "tấn công đánh lừa", buộc phải thực hiện thao tác để tránh "tên lửa", điều đó làm mất đi vị trí thuận lợi của chiếc máy bay trong chiến đấu.

bi ten lua sam 2 viet nam ruot duoi phi cong tiem kich f 4 my voi va vut may bay nhay du

Máy bay F-4 của không quân Hải quân Mỹ thả bom trong một chuyến xuất kích tấn công ở Việt Nam.

Sáng kiến bất ngờ, chỉ có ở Việt Nam

Tất cả những điều kể trên đã giúp cho lực lượng phòng không Việt Nam chỉ mất 4-5 quả tên lửa để bắn hạ 1 chiếc máy bay.

Thêm vào đó, việc sử dụng các tổ hợp tên lửa S-75 đã làm tăng hiệu quả của lực lượng pháo phòng không Việt Nam, do sử dụng những dữ liệu các trạm radar của những tổ hợp này.

Tổ hợp tên lửa phòng không và pháo cao xạ phối hợp cùng nhau khoá chặt toàn bộ phạm vi, cả về độ cao lẫn tầm xa. Bên cạnh đó, Liên Xô còn cung cấp cho Việt Nam các loại súng phòng không bắn nhanh hiện đại kích cỡ từ 30mm đến 100mm.

Pháo phòng không, nhờ số đông, nên hiệu quả hơn các tổ hợp "Dvina". Có tới gần 60% số lượng máy bay bị bắn hạ bằng pháo cao xạ. Tuy nhiên pháo cao xạ không thể xử lý được tất cả các loại máy bay.

Những máy bay ném bom chiến lược B-52 hoàn toàn không hề hấn gì trước pháo phòng không. Nhưng một số lượng lớn những máy bay này lại bị "Dvina" bắn hạ - theo các đánh giá khác nhau, từ 32 đến 54 chiếc. Đó là một tổn thất vô cùng nặng nề.

Bất chấp những thiệt hại vô cùng to lớn và hiệu quả giảm đáng kể, các máy bay của không quân, hải quân và thuỷ quân lục chiến Mỹ tiếp tục thực hiện các cuộc oanh tạc những căn cứ tại miền Bắc Việt Nam, trong đó có cả các khu dân cư, căn cứ của du kích Nam Việt Nam.

Tuy nhiên điều này kéo dài không lâu. Đến cuối năm 1967 các chiến dịch không kích gần như dừng lại. Đó là do sự xuất hiện của chiếc máy bay tiêm kích MiG-21 của Liên Xô ở Việt Nam. Chúng thiết lập sự bá chủ tuyệt đối trên không.

Tiêm kích F-4 Phantom của Mỹ không thể so sánh được với nó về tính cơ động, tốc độ nâng, quả tải vận hành, lượng tên lửa được trang bị.

Về sự đặc biệt của chiếc máy bay Liên Xô trong cuộc chiến tranh này được chứng tỏ bằng thiệt hại của nó so với đối thủ chính. Theo các tài liệu đã được công bố, phía Việt Nam chỉ mất tổng cộng có 65 chiếc MiG-21 trong khi F-4 Phantom mất tới 895 chiếc.

Tổng thiệt hại về khí tài không quân của Mỹ là thảm hoạ thực sự. Không quân, Hải quân và Thuỷ quân lục chiến Mỹ mất 3.374 chiếc máy bay. Không quân Việt Nam chỉ mất 150 máy bay MiG-17, MiG-19 và MiG-21 để tiêu diệt 9% tổng số các máy bay Mỹ.

Tỷ lệ này của S-75 là 31%, của pháo cao xạ - 60%. Tuy nhiên, phần lớn trong chiến công của pháo phòng không Việt Nam có sự đóng góp của các tổ hợp tên lửa S-75 Dvina, khi đã đẩy các máy bay địch xuống độ cao để pháo cao xạ bắn hạ.

Cũng không nên quên sự hỗ trợ đáng kể bằng những dữ liệu thông tin từ các hệ thống radar của tổ hợp tên lửa phòng không cung cấp cho các đơn vị pháo cao xạ.

Cho nên có thể mạnh dạn mà nói: Các tổ hợp tên lửa phòng không của Liên Xô đã thay đổi cục diện trong cuộc chiến trên không. Và con số thống kê ở đây hết sức ấn tượng. Liên Xô cung cấp cho Việt Nam 95 tổ hợp phiên bản các loại và 7.658 quả tên lửa cho những tổ hợp này trong vòng nhiều năm.

  • Dùng hẳn tiếng Latin để gọi đối thủ là Chuột, NATO bị Nga bóc mẽ: Chúng tôi đâu dễ bị lừa!

  • Hai người bạn tốt đang dốc sức giúp Cuba hiện đại hóa quân đội: Họ là ai?

  • Tiêm kích Israel "mất tích" ở Syria nhưng S-300 và S-400 có mối đe dọa rất nguy hiểm

Tổng cộng số tên lửa đã sử dụng, bắn trượt hoặc không hoạt động là 6.806 quả. Như vậy, Việt Nam cứ bắn 6,5 quả tên lửa phòng không thì bắn hạ được một chiếc máy bay Mỹ. Căn cứ vào số lần phóng là 3.228, thì cứ 3,1 quả tên lửa lại bắn hạ được 1 chiếc.

Mối đe doạ có thể bị tên lửa S-75 bắn hạ lớn tới mức đã ảnh hưởng lên tâm lý của các phi công Mỹ. Được biết, có nhiều lần phi công nhìn thấy tên lửa được phóng lên đã vội vàng rời khỏi chiếc máy bay vẫn đang hoạt động bình thường.

Đó là điều cần phải nhắc cho những người đang chỉ trích các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại của Nga. Truyền thống chế tạo các tổ hợp tên lửa hiệu quả của tập đoàn "Almaz-Antey", với khả năng kiềm chế được những phát kiến mới nhất của các kỹ sư hàng không Mỹ, không hề mất đi.

Bảo Lam

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Tử vi hôm nay 12 con giáp 2/4/2024: Dần đón tin vui tài lộc

Tử vi hôm nay 12 con giáp 2/4/2024: Dần đón tin vui tài lộc

Tử vi hôm nay 12 con giáp 2/4/2024 tuổi Dần đón tin vui về tài lộc. Những dự án đầu tư đang dần đem lại kết quả khả quan giúp con giáp này có thể yên tâm phần nào và thêm phần tự tin để tiếp tục theo đuổi lý tưởng của mình.
Tử vi hôm nay 12 con giáp 1/4/2024: Thân cẩn trọng vướng họa tiểu nhân ngày đầu tháng

Tử vi hôm nay 12 con giáp 1/4/2024: Thân cẩn trọng vướng họa tiểu nhân ngày đầu tháng

Tử vi hôm nay 12 con giáp 1/4/2024 tuổi Thân đi làm cẩn thận có tiểu nhân nói xấu, cạnh tranh, hãm hại, mất chức.
Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất tại Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng

Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất tại Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, các tỉnh Lào Cai, Hà Giang và Cao Bằng tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 70mm, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
Tử vi cuối tuần 12 cung hoàng đạo (30-31/3/2024): Sư Tử dễ nóng giận, xử nữ nhạy cảm hơn

Tử vi cuối tuần 12 cung hoàng đạo (30-31/3/2024): Sư Tử dễ nóng giận, xử nữ nhạy cảm hơn

Tử vi cuối tuần 12 cung hoàng đạo (30-31/3/2024) không phải ai cũng có kiến thức tương đồng với bạn, do đó cần hiểu và thông cảm. Bạn cũng phải học cách thỏa hiệp trong các giao dịch với người khác.

Đọc nhiều

Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế

Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế

Tối 27/3, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Gặp gỡ Hữu nghị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Gần 200 khách mời là các Tổng lãnh sự, đại diện đoàn ...
Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng miếng SJC có thời điểm tuột mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra song đã nhanh chóng lấy lại mốc này. Trong khi giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương ...
Học giả Thái Lan đánh giá các yếu tố làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

Học giả Thái Lan đánh giá các yếu tố làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

“Cá nhân tôi rất tin tưởng và ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi Người có tinh thần yêu nước, đức hy sinh và tôn vinh nền độc lập của Việt Nam”.
Tạo điều kiện để kiều bào đầu tư mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực nhà ở và bất động sản tại Việt Nam

Tạo điều kiện để kiều bào đầu tư mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực nhà ở và bất động sản tại Việt Nam

Ngày 26/3/2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao (Ủy ban NNVNVNONN) đã phối hợp với Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ ...
Nghệ An: Hỗ trợ khoan giếng và xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho xã biên giới ở huyện Tương Dương

Nghệ An: Hỗ trợ khoan giếng và xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho xã biên giới ở huyện Tương Dương

Mới đây, Đồn Biên phòng Tam Quang (BĐBP Nghệ An), UBND xã Tam Quang (huyện Tương Dương) phối hợp với các nhà hảo tâm tổ chức Lễ khởi công khoan giếng, sửa chữa, xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho các trường học, các em học sinh THCS của hai bản Tân Hương, Tùng Hương với số tiền gần 250 triệu đồng.
Lan tỏa lòng yêu nước qua Triển lãm “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” tại Đà Nẵng

Lan tỏa lòng yêu nước qua Triển lãm “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” tại Đà Nẵng

Diễn ra từ ngày 27 đến 31/3, Triển lãm tư liệu, hình ảnh và báo cáo chuyên đề “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” do Thành Đoàn Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân phối hợp tổ chức tại Nhà trưng bày Hoàng Sa nhằm bồi đắp tình yêu, lòng tự hào, ý thức, trách nhiệm đối với biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Bình Thuận: Khẩn trương hỗ trợ tìm kiếm ngư dân mất tích trên biển

Bình Thuận: Khẩn trương hỗ trợ tìm kiếm ngư dân mất tích trên biển

Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận vừa thông tin về việc một lao động trên tàu cá bị mất liên lạc trên biển.
Xin chờ trong giây lát...
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Đối ngoại nhân dân: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Clip học sinh Vương quốc Anh học chúc Tết Việt
Màn đẩy gậy kịch tích của Khách Tây với chàng trai H'Mông
45 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc:
Người bạn Mỹ và khúc hát vì hòa bình cho Việt Nam
Mãn nhãn với màn 3D mapping tại Lễ hội Hai Bà Trưng
Kiều bào Thái Lan đoàn kết, hướng về Đảng, về quê hương
Du khách nước ngoài trải nghiệm Thiền Tịnh Xuân tại chùa Tam Bảo Đà Nẵng
Phiên bản di động