"Bầu trời rực lửa": Tiêm kích Mỹ ngang nhiên giả dạng Không quân Nga!
Từ ngang nhiên giả dạng tiêm kích Nga...
Nhà báo Canada Christian Boris gần đây đã tiết lộ một thông tin động trời đó là có những chiếc F/A-18 của Mỹ ngang nhiên sử dụng màu sơn ngụy trang và phù hiệu giống như các chiến đấu cơ của Không quân Nga.
Điều này đã làm dấy lên một cuộc tranh cãi gay gắt rằng phải chăng Mỹ làm thế chỉ để huấn luyện phi công của mình nhằm giúp họ khỏi ngỡ ngàng khi bất ngờ phải giao chiến với máy bay Nga hay là họ đang mưu đồ một điều gì đó lớn lao tương tự như vụ tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay ném bom Su-24 của Nga?
Chưa biết cuộc tranh luận này sẽ đi đến đâu, nhưng không phải chỉ gần đây Mỹ mới làm chuyện đó.
Chiếc F/A-18B 2 chỗ ngồi ở giữa được sơn màu đen nhám giống Su-30SM và Su-34, 2 chiếc bên cạnh được sơn màu ngụy trang rằn ri giống như nguyên bản thử nghiệm Su-35 của Nga.
Ngay từ năm 2009, tờ New Orleans đăng một bức ảnh cho thấy 2 chiếc F/A-18C Hornet thuộc phi đội máy bay cường kích số 204 và 2 chiếc F-15C Eagle thuộc Không đoàn Không quân vệ binh quốc gia số 159 bay cùng nhau theo đội hình bậc thang trong đó có 1 chiếc F/A-18C sơn ngụy trang và có phù hiệu giống hệt máy bay tiêm kích của Không quân Nga.
Chứng tỏ, thời gian gần đây Không quân và Không quân Hải quân Mỹ rất chú trọng việc huấn luyện đội phi công của mình trong các tình huống đối mặt với tiêm kích của Nga, để tiến hành các cuộc không chiến giả định.
Sự việc này càng thể hiện người Mỹ hết sức thực dụng, luôn có sự chuẩn bị rất kỹ trước các nguy cơ xung đột có thể xảy ra trong tương lai.
Lần giở lại lịch sử, từ thời Chiến tranh Việt Nam, cụ thể là Chiến tranh phá hoại miền Bắc (1964-1973), sau khi liên tiếp bị lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam nhỏ bé và non trẻ giáng cho những đòn tối tăm mặt mũi, nhiều phi công sừng sỏ bị "quật tung đít", Không quân và Không quân Hải quân Mỹ đã phải cuống cuồng tìm cách đối phó.
Họ đã nhanh chóng rút kinh nghiệm, thay đổi chiến thuật liên tục và đặc biệt là tổ chức những khóa huấn luyện bay đề cao cho phi công tiêm kích, trong đó có việc các phi công Mỹ bay đóng giả tiêm kích Việt Nam để cùng thực hiện những bài bay mô tả những tình huống đối mặt trên không.
Nhờ vậy, kết quả không chiến của phi công Mỹ ngày một khá hơn nhưng Không quân Việt Nam cũng không vừa, liên tiếp lập công và số lượng phi công đạt đẳng cấp Ace (bắn hạ từ 5 máy bay địch trở lên) ngày càng nhiều với ít nhất 17 người, trong khi đó, số lượng phi công Ace của Mỹ được cho là chỉ có 2 người là Cunningham và Ritchie (Theo Safari Kovi).
Tiêm kích F/A-18C Hornet của Mỹ giả dạng chiến đấu cơ của Không quân Nga năm 2009. Ảnh: John P. Curtis - Hải quân Mỹ.
... tới "bầu trời rực lửa"
Thật trùng hợp, cùng với việc sơn màu ngụy trang và phụ hiệu giả dạng tiêm kích của Không quân Nga, hiện nay Mỹ đang xây dựng một chương trình huấn luyện mang tên "Red Air", tạm dịch là "Bầu trời rực lửa" hay "Không quân Đỏ", và được IHS Jane's loan tin hôm 15/11/2016.
Trong một cuộc hội thảo về Tiêm kích quốc tế IQPC ở London, Matt Bannon, Giám đốc Chiến lược và Marketing Công ty Chiến thuật không quân tiên tiến (ATAC) nói rằng, cả Không quân và Không quân Hải quân Mỹ đều có lộ trình chung và sẽ phát hành thư mời đề xuất cho chương trình trên vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2017.
Theo đó, mục đích là tìm kiếm một nhà thầu đủ năng lực để đưa ra các giải pháp huấn luyện hiệu quả cho đội ngũ phi công tiêm kích của nước này. Dự kiến, nếu mọi việc suôn sẻ, họ sẽ công bố trao thầu vào giữa năm 2018.
"Cả Không quân và Không quân đều cần nhanh chóng khỏa lấp những khoảng trống trong công tác huấn luyện trên các máy bay tiêm kích thế hệ 4. Ví dụ, Không quân yêu cầu 9.700 giờ bay huấn luyện/năm ở Căn cứ không quân Nellis nơi hiện chỉ thực hiện được có 7.000 giờ. Tới năm 2030, cần phải thực hiện tổng cộng 115.000 giờ bay" ông Bannon nói.
Trong khi đó, Không quân Hải quân Mỹ yêu cầu được cung cấp chương trình mô phỏng các mối đe họa và chương trình này đã được tiến hành từ 10 năm trước và sắp tới sẽ được gia hạn hợp đồng thêm 5 năm nữa. Ông Bannon lưu ý rằng, yêu cầu đề xuất sơ bộ sẽ được tiến hành vào đầu tháng 1/2017.
Không quân Mỹ sẽ tiến hành vào tháng 12 năm nayvà yêu cầu đề xuất chính thức sẽ được đưa ra vào quý 2 năm tới.
Các nhà hoạch định Mỹ cho rằng, những yêu cầu khác nhau của 2 lực lượng này đều là lần đầu tiên được trao cho một nhà thầu tư nhân để đáp ứng công tác huấn luyện các máy bay tiêm kích thế hệ 4.
Không rõ sự liện hệ giữa việc sơn ngụy trang và "Bầu trời rực lửa" như nào, những rõ ràng, người Mỹ đang chuẩn bị cho một cuộc chiến với người Nga trong tương lai gần. Chúng ta hãy cùng chờ xem.