Bãi bỏ 27 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng từ 01/12
Bãi bỏ 27 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng từ 01/12 (Ảnh minh họa) |
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 35/2021/QĐ-TTg bãi bỏ toàn bộ 27 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 1/12/2021.
Trong 27 văn bản quy phạm pháp luật bị bãi bỏ, có một số quyết định đáng chú ý như:
- Quyết định số 595/TTg ngày 15/12/1993 về chế độ đối với quân nhân, công an nhân dân khi xuất ngũ;
- Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
- Quyết định số 219/1999/QĐ-TTg ngày 11/11/1999 về chính sách bảo hộ quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến và bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác;
- Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
- Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 105/2007/QĐ-TTg ngày 13/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Định hướng Chính sách tài chính nhà ở quốc gia đến năm 2020.
- Quyết định số 04/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về thẩm quyền quyết định danh mục và biện pháp xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…
Độc giả quan tâm có thể theo dõi toàn văn Quyết định số 35 cũng như danh sách các văn bản quy phạm pháp luật bị bãi bỏ tại đây.
Giám sát văn bản quy phạm pháp luật phải khẩn trương, chính xác, tạo chuyển biến tích cực Phải coi giám sát văn bản quy phạm pháp luật là việc làm thường xuyên, liên tục và có tính kế thừa giữa các nhiệm kỳ. Trong quá trình thực hiện phải có đối thoại, làm việc với đối tượng giám sát theo đúng quy định của pháp luật, tạo chuyển biến tích cực, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật. |
Xây dựng pháp luật nhằm thể chế hóa, đưa chủ trương, đường lối của Đảng thực sự đi vào cuộc sống Sáng 18/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 11/2021. |
Trọng tâm của xây dựng pháp luật là bảo đảm quyền của người dân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng chủ trì Hội nghị triển khai Kết luận của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội XV. |