Bài 2: Bí ẩn chuyện quanh mộ Công chúa Cẩm Vinh Trưởng
Chuyện làng nay kể !!!
Tôi trở về cánh đồng Cao Hay, nơi mà thuở ấu thơ lũ trẻ chúng tôi thường nô đùa. Có lẽ cây cáo quấn quanh cây duối cổ thụ đã tỏa bóng mát cho người dân nơi đây trong những ngày hè làm mùa và “ngôi mộ hoang” to nhất đã làm cho ai nấy tò mò... Cây duối có đường kính khoảng 3m, tán vươn xa có đường kính khoảng 15m… Người dân trong làng không ai dám tự ý chặt bẻ cành vì đã có thông tin, xưa ấy có người chặt cành mang về rồi ốm nặng và qua đời. Ngày trở lại, ngôi mộ như lọt thỏm trong hàng nghìn bia mộ “cao, thấp” nơi đây. Cây xoài quấn quanh câu duối cũng không còn. Có lẽ khi cuộc sống phát triển thì mỗi người đều quan tâm đến phần mộ của gia đình mình hơn. Ngày một hôm rằm hay những ngày lễ tết các ngôi mộ nơi đây khói hương nghi ngút nhưng vẫn lẻ loi một ngôi mộ lạnh lẽo và bị che khuất (đã trở nên nhỏ bé) vì lọt thỏm trong những bia mộ to đùng khác. Cũng dễ hiểu thôi khi mà ngôi mộ cổ kia chưa được quan tâm đúng mức hay nói đúng hơn là “con chung không ai khóc” nên rơi vào tình trạng “đèn nhà ai nhà nấy rạng”. Cách khu mộ Công chúa Cẩm Vinh Trưởng khoảng hơn 100m là con Mau Dừa, thuở ấy thuyền bè qua lại tấp nập bán buôn, hàng hóa được tập kết ngay tại khu mộ. Nhiều người dân nơi đây cho hay, phía bên cạnh cây duối có một giếng đất không lúc nào thiếu nước ngay cả khi nắng hạn kéo dài. Tôi tìm về nơi cất giữ những kỷ niệm nhưng chẳng thể nào thấy được…
Cây đa đã thay chỗ cho cây duối cổ thụ hàng trăm năm tuổi được người dân địa phương trồng thời gian gần đây.
Cũng trên cánh đồng Cao Hay thì Ao Én tồn tại hơn 800 năm, được xem là địa danh có nhiều truyền thuyết. Tương truyền xưa kia nơi đây là rừng rậm, muôn loài muông thú đến đây trú ẩn. Có truyền thuyết kể lại, Tiên nga trên trời có đánh rơi chiếc đũa xuống trần gian bèn dùng chân khêu lên và vết chân đã để lại vết tích của Ao Én. Lại có ý kiến cho rằng, Ao Én là do sao sa xuống nên nơi đây là một hố trũng tạo nên những đầm lầy. Sau này người dân canh tác một năm 2 vụ tần tảo cấy cày, họ còn nhặt được những vỏ, lá cây và những thước gỗ… Giờ đây Ao Én được phủ một màu xanh, hồng của sen khi vào vụ…
Ao Én được đổi lại bằng một hồ sen
Thực hư chuyện công chúa Cẩm Vinh Trưởng báo mộng?
Con ơi! Mấy trăm năm nay không ai quan tâm đến bà. Duyên cơ của con bà đã định, con là người hiền lành… bà bảo rằng: cọp chết để da, người chết bà để tiếng, sinh là tướng, hóa là thần, tiếng thơm bà còn ở lòng dân muôn đời, khi nào bà dã giặt khắp nơi thì bà mới trở thành người thế gian. Con cứ làm đi rồi bà chỉ đường cho con…! Đây là lời tâm sự của chàng trai Vũ Văn Thiện sinh năm 1989 ở thôn 1 xã Xuân Phong, Thọ Xuân, Thanh Hóa kể lại khi được Công chúa Cẩm Vinh Trưởng báo mộng ngày 30 tháng 11 năm 2016.
Tìm về ngôi mộ tôi được Vũ Văn Thiện cùng mấy người nữa dẫn đến. Con đường dẫn tôi đến ngôi mộ là một bờ ruộng vừa được người dân đắp rộng chừng 40cm. Từ đường to (đường vào nghĩa trang của làng) đến ngôi mộ chừng 20m. Những ngày đầu tháng 6 nắng như đổ lửa nhưng đứng bên ngôi mộ thấy lạnh lẽo đến vậy. Nằm cô quạnh chênh chao một mình ngoài cánh đồng, không nhà bia, không mái che, ngôi mộ như muốn gồng mình với bão táp mưa sa, với sự thờ ơ của con người. Đến nay bia mộ Công chú Cẩm Vinh Trưởng tồn tại 519 năm đã được Viện nghiên cứa Hán Nôm in rập thác bản và lưu trữ tại Viện có ký hiệu là 13486.
Ông Vũ Văn Tới- người dân địa phương cho hay: Cách từ ngôi mộ tỏa đi bốn hướng xung quanh là bốn phần mộ của bốn cô gái đồng trinh được chôn sống nhằm hậu cận Công chúa Cẩm Vinh Trưởng. Giờ đây 4 bia mộ kia bị khai quật nhưng người dân vẫn nhớ vị trí của nó. Có lẽ ngôi mộ Công chúa Cẩm Vinh Trưởng được xây dựng công phu hơn nên hiện giờ tấm bia vẫn “thi gan cùng tuế nguyệt”. Trên thực tế trước một ngôi mộ cổ tồn tại trên 500 năm nên người dân sở tại không ai dám tự động làm thay đổi cấu trúc hay tu sửa.
Vũ Văn Thiện – người được báo mộng bên mộ công chúa
Mọi người cho rằng ngôi mộ thiêng đã độ cho nhiều người từ mảnh đất này đi ra được công thành danh toại. Xưa kia người ta cũng cho rằng, do đầu công chúa hướng về dân làng nơi đây nên con gái trong vùng này thường xinh đẹp, nết na… Về phần mộ công chúa, người dân nơi đây cho biết, cụ rùa đội bia có 4 chân, mặt dưới của chân rùa là đế dày được gắn chặt với chân rùa, một lớp phủ phần dưới bụng rùa và phía trên là tấm bia được yểm 2/3 về phía trên đầu rùa.
Mỗi lần nghĩ về ngôi mộ cổ là một lần ớn lạnh. Thời gian 519 năm đã qua đi, mấy mươi phần đời mỗi con người mà ngôi mộ kia vẫn trơ trọi trước bão táp mưa sa. Lòng người có bền???
Đăng Hạ