APREA đầu tư cơ sở hạ tầng để tạo ra các cơ hội mới trong lĩnh vực bất động sản ở châu Á – Thái Bình Dương
BẮC KINH, TRUNG QUỐC – Media OutReach – Hiệp hội Bất động sản châu Á – Thái Bình Dương (APREA) vừa kỷ niệm 16 năm thành lập với sứ mệnh của hiệp hội được xác định lại là: Thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực bất động sản khu vực bằng cách trở thành tiếng nói đại diện của các thành viên trong tất cả các vấn đề chính sách, cung cấp quyền truy cập vào nghiên cứu và thông tin chi tiết thúc đẩy ngành và kết nối các thành viên với các cơ hội kinh doanh.
Sự chuyển đổi kinh tế của châu Á trong 60 năm qua là chưa từng có, với thế kỷ 21 được ví là “Thế kỷ của châu Á”. Bất chấp sự hỗn loạn do đại dịch COVID-19 gây ra, châu Á vẫn là trung tâm của tăng trưởng toàn cầu trong tương lai, dự kiến sẽ là niềm tự hào của các nền kinh tế lớn nhất thế giới bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và khu vực ASEAN vào năm 2030 và xa hơn nữa. Được thúc đẩy bởi những biến động của nhân khẩu học, đô thị hóa ở châu Á – Thái Bình Dương là giai đoạn bùng nổ hoành tráng sẽ thúc đẩy sự phát triển của tầng lớp trung lưu và kéo theo đó là chu kỳ gia tăng tiêu dùng. Bất động sản là một trong các xu hướng cấu trúc quan trọng của khu vực vẫn sẽ tồn tại sau những tác động của đại dịch.
Thế kỷ của châu Á – Sự tăng trưởng của bất động sản
Ngân hàng Phát triển châu Á (The Asian Development Bank – ADB) ước tính, từ năm 2016 đến năm 2030, châu lục này cần khoản đầu tư lên tới 26.000 tỷ USD để duy trì đà tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo và ứng phó với biến đổi khí hậu – tương ứng khoảng 1.700 tỷ USD mỗi năm. Hiện tại, mới chỉ có khoảng 900 triệu USD được đầu tư mỗi năm. Nói cách khác, nếu có các chính sách có lợi để khối tư nhân có thể bước vào lấp đầy khoảng trống đầu tư, châu Á – Thái Bình Dương sẽ mang lại cơ hội đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá 8.000 tỷ USD trong 10 năm tới.
Ông John Lim, Chủ tịch APREA cũng là đồng sáng lập và Phó chủ tịch ARA Asset Management Limited nhận xét: “Cơ sở hạ tầng là điều thiết yếu để những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa trở thành lợi ích cho ngành bất động sản. Với nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, dự kiến, châu Á sẽ có hơn một nửa số siêu đô thị trên thế giới. Vì vậy, việc đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng tại châu Á – Thái Bình Dương là chu kỳ sẽ diễn ra trong nhiều thập kỷ tới”.
Với nhu cầu về cơ sở hạ tầng dự kiến sẽ tăng theo cấp số nhân, thì việc tài trợ cho những dự án khổng lồ này sẽ tạo được sức hút lớn. Và sẽ có cơ hội cho khu vực tư nhân tham gia, vì nhiều sáng kiến cơ sở hạ tầng phù hợp với phân bổ cho môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (Environmental, social and corporate governance -ESG), tái phát triển, kết nối và tăng trưởng kinh tế.
Các khát vọng kinh tế – những động lực chính của khu vực
Những tham vọng kinh tế trong khu vực tạo động lực cần thiết để tăng cường chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và đẩy nơi này ra khỏi khủng hoảng do đại dịch COVID -19 gây ra.
Trung Quốc đã công bố kế hoạch tập trung phát triển “cơ sở hạ tầng mới” để đạt được các mục tiêu phát triển. Các kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng trọng điểm được công bố trong 5-7 năm tới sẽ cần gần 7.000 tỷ USD.
Ông Lijian Chen, Chủ tịch APREA Trung Quốc và Chủ tịch điều hành cấp cao của China Orient Summit Capital cho biết: “Là một quốc gia lớn về cơ sở hạ tầng, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu lớn. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc trong những năm qua. Được dẫn dắt bởi tình hình hiện tại và mô hình mới, Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc đã đưa ra mục tiêu tăng cường phát triển “cơ sở hạ tầng mới”.
Trong ngân sách mới nhất của mình, Chính phủ Ấn Độ đã cam kết mở rộng chi tiêu vào các dự án cơ sở hạ tầng trị giá 1.500 tỷ USD, tạo ra các tổ chức tài chính có thể đóng vai trò của thị trường vốn trong tài trợ cơ sở hạ tầng.
Tại Đông Nam Á, những dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng đang diễn ra trên toàn khu vực. Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng “Build! Build! Build!” (tạm dịch: Xây dựng, Xây dựng, Xây dựng) của của Tổng thống Philippines Duterte đang được tiến hành với 75 dự án khác nhau, dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 180 tỷ USD. Ở Indonesia, một hệ thống đường sắt cao tốc dài 140km nối Jakarta và Bandung cũng đang được xây dựng.
Bà Sigrid Zialcita, Giám đốc điều hành (CEO) của APREA, cho biết: “Hiện tại, với GDP đạt 2.400 tỷ USD, Đông Nam Á là nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới và được dự báo sẽ nhảy vọt lên vị trí thứ 4 vào năm 2050. Lực lượng lao động ở khu vực này sẽ tăng thêm 60 triệu người, trong khi dân số thành thị dự kiến sẽ tăng thêm 90 triệu người vào năm 2030. Trên thực tế, khu vực ASEAN cần phát triển cơ sở hạ tầng nếu muốn duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế”.
Các kế hoạch hội nhập kinh tế khu vực cũng sẽ châm ngòi cho một sự bùng nổ khác về cơ sở hạ tầng. Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc là một nỗ lực tiêu biểu kết nối châu Á. Cùng lúc đó, Nhật Bản đã nêu rõ quan hệ “Đối tác về cơ sở hạ tầng chất lượng” của mình để mở rộng tài trợ phát triển hạ tầng trong khu vực. Các chương trình ngoại giao cơ sở hạ tầng đã chứng kiến sự hợp tác giữa Mỹ và Australia trong các dự án cơ sở hạ tầng tại khu vực; Liên minh châu Âu (EU) cũng có riêng một chiến lược “Kết nối Âu – Á”. Những điều này đều nhắm đến việc quốc tế hóa nguồn vốn tại châu Á -Thái Bình Dương.
Sự phát triển không ngừng của các Quỹ tín thác đầu tư bất động sản (Real estate investment trust – REIT)
Các chính sách của chính phủ trong khu vực sẽ tiếp tục có lợi với những nỗ lực đáng kể của các quốc gia đang phát triển nhanh để phát triển các chế độ REIT của riêng họ. Các nền kinh tế đang trong cuộc chạy đua để đảm bảo tương lai REIT của mình và động lực đáng kể sẽ được tạo ra khi các nhà quản lý cố gắng đi trước cuộc chơi. Sự tăng trưởng hơn nữa của ngành bất động sản cũng sẽ được thúc đẩy bởi sự tham gia của các nền kinh tế mới nổi lớn nhất trong khu vực. Khi xu hướng REIT tăng nhanh trong khu vực, cổ phiếu của các tài sản được thể chế hóa sẽ tiếp tục tăng.
Bà Sigrid Zialcita nhận xét: “Giá trị vốn hóa thị trường của các quỹ REIT trong khu vực đã tăng từ dưới 6 tỷ USD trong những ngày đầu của thế kỷ mới đến hơn 315 tỷ USD tại thời điểm hiện tại (Nguồn: GPR/APREA REIT Composite Index). Có những tác nhân quan trọng để dự liệu rằng, một khi thị trường REIT tại Trung Quốc và Ấn Độ được thiết lập và lớn mạnh, châu Á – Thái Bình Dương sẽ là tâm điểm của thị trường REIT quốc tế, vượt qua Mỹ, với tổng vốn hóa thị trường đạt ngưỡng 1.000 tỷ USD vào cuối thập kỷ này”.
Những cơ hội to lớn ở phía trước
Đến năm 2030, 7 trên 10 siêu đô thị lớn nhất thế giới sẽ nằm ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tổng dân số đô thị trong khu vực này sẽ tăng lên gần 3 tỷ người. Khu vực này vẫn sẽ là điểm nóng của các hoạt động xây dựng và khi các thành phố ở đây tiếp tục phát triển sẽ kéo theo sự gia tăng của các nhu cầu về bất động sản và cơ sở hạ tầng. Khi những thách thức ngày càng chuyển từ ngăn chặn sang phục hồi lâu dài, đầu tư cơ sở hạ tầng và các REIT là một phần quan trọng trong phương trình này, với mục đích theo dõi nhanh quá trình phục hồi của khu vực sau đại dịch COVID-19 và đảm bảo nền kinh tế tương lai.
Ông John Lim nhấn mạnh: “Lợi ích của việc đầu tư vào các tài sản thể chế hóa sẽ được thể hiện rõ ràng hơn khi thế giới tiến tới một tương lai hậu đại dịch COVID-19 và tầm quan trọng của việc chứng khoán hóa các tài sản này để thúc đẩy sự phát triển của nó là một cơ hội đầu tư to lớn. Châu Á – Thái Bình Dương luôn sẵn sàng tận dụng cuộc cách mạng bất động sản này. Mục tiêu của APREA là hướng đến việc mở đường cho việc tăng cường các cơ hội đầu tư vào bất động sản trong khu vực”.
Có thể tải xuống hình ảnh và báo cáo sự kiện từ liên kết dưới đây: https://1drv.ms/u/s!ApEapSFc583GpWMYKaI_U5d5oEI6?e=6vOz2i
Thông tin về APREA
Được thành lập vào năm 2005, APREA tự hào là tổ chức dẫn đầu xu hướng ở thị trường đã và đang phát triển tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Là thành viên của Liên minh Chứng khoán hóa vốn bất động sản (Real Estate Equity Securitization Alliance – REESA), APREA mang những kiến thức thực tiễn mang tầm quốc tế đến với các chi hội thành viên đã hoạt động có nề nếp tại châu Á – Thái Bình Dương để được phân tích chuyên sâu và địa phương hóa.Với việc sở hữu chuyên môn cao trong lĩnh vực chứng khoán hóa bất động sản, các thành viên APREA bao gồm tất cả các phân khúc thiết yếu của REIT, Quản lý bất động sản, Quản lý tài sản, Ngân hàng/Uỷ thác, Pháp lý, Kế toán và Thuế, Nhà đầu tư, Nhà phát triển, Quỹ tương hỗ và Tư vấn chiến lược.
APREA mang đến tầm nhìn và phạm vi tiếp cận đặc biệt cho lĩnh vực bất động sản ở châu Á – Thái Bình Dương, với mục đích tạo ra giá trị cho các thành viên thông qua các trọng tâm chính sau:
Anchoring Success: Kiến tạo thành công
Professional Development : Phát triển chuyên nghiệp
Reach out to industry leaders: Tiếp cận các nhà lãnh đạo ngành
Education & Research Giáo dục & Nghiên cứu
Advocacy: Tuyên truyền quảng bá
#APREA