Sau Samsung, iPhone sắp chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam?

10:52 | 01/08/2019

Trên tờ báo hàng đầu của Mỹ, NewYork Times, tác giả Raymond Zhong, sau Samsung, nhiều tập đoàn khổng lồ phải xem xét lại việc sản xuất sản phẩm của họ tại Trung Quốc để chuyển sang Việt Nam, trong đó có iPhone.
Tổng thống Trump: Tình bạn với ông Tập Cận Bình không còn thân thiết như trước Ông Trump “vui vẻ” khi tăng thuế, Trung Quốc dằn mặt các công ty Mỹ Cuôc chiến thương mại Mỹ - Trung: Hãy cẩn thận!
viet nam dan thay the trung quoc tro thanh diem den cua nhieu ong lon cong nghe
Công nhân tại Công ty Công nghệ Bắc Việt ở Bắc Ninh. Công ty sản xuất các bộ phận nhựa nhỏ cho Canon, Korg và Samsung. Ảnh: Raymond Zhong

Samsung đã chuyển lắp ráp một nửa số điện thoại di động của mình sang Việt Nam, sau khi Mỹ tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc vì cuộc chiến thương mại. Và bây giờ Apple (iPhone) cũng đang dần bước chân vào Việt Nam. Bài đăng trên tờ NewYork Times nhận định, Việt Nam được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Theo tác giả, đối với một số công ty, quan hệ thương mại Mỹ - Trung vẫn còn nhiều khúc mắc, khó giải quyết và sự hấp dẫn khi làm việc tại Trung Quốc có thể đã bị mờ nhạt đi. Điện thoại thông minh, máy chơi điện tử và một số hàng hoá thiết yếu với người tiêu dùng có khả năng nằm trong danh sách thuế quan tiếp theo của Tổng thống Trump. Vì vậy, các nhà sản xuất thiết bị đang phải nỗ lực tìm những điểm đến mới để sản xuất sản phẩm của họ.

Apple đã tìm đến Việt Nam và Ấn Độ khi họ tăng cường tìm kiếm các cách để đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình. Nintendo đã tăng tốc chuyển đổi sản xuất bảng điều khiển Switch sang Việt Nam từ Trung Quốc. Công ty điện tử Đài Loan Foxconn, một nhà lắp ráp iPhone lớn, cho biết vào tháng 1 rằng họ đã mua quyền sử dụng đất ở Việt Nam. Các đối tác khác của Đài Loan và Trung Quốc với Apple đã chỉ ra rằng họ cũng đang xem xét tăng cường hoạt động tại Việt Nam.

Hơn một thập kỷ trước, Samsung của Hàn Quốc đã thành lập một nhà máy ở Bắc Ninh để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Các động thái đã được dự báo trước bởi chi phí tại Trung Quốc tiếp tục tăng và doanh số của Samsung đã “khô héo” sau khi Bắc Kinh kêu gọi tẩy chay các sản phẩm của Hàn Quốc vì Seoul có một hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ vào năm 2017.

Samsung đã đóng cửa tất cả nhà máy điện thoại thông minh và chỉ để lại duy nhất một nhà máy của họ tại Trung Quốc. Hiện tại Samsung sản xuất khoảng một nửa số điện thoại được bán trên toàn thế giới tại Việt Nam. Một phát ngôn viên của Samsung cho biết khoảng 90% doanh số bán hàng là hàng hoá được sản xuất tại Việt Nam.

viet nam dan thay the trung quoc tro thanh diem den cua nhieu ong lon cong nghe
Một nhà máy của Samsung tại Bắc Ninh. Hiện Samsung lắp ráp khoảng một nửa số điện thoại được bán trên toàn thế giới tại Việt Nam. Ảnh: NewYork Times

Bài viết trên tờ NewYork Times cho rằng, Việt Nam cần nâng cao hơn nữa trong việc chế tạo sản phẩm. Đồng thời các nhà cung cấp vật liệu của Việt Nam cũng cần cải thiện và phát triển quy mô hơn để có khả năng cạnh tranh với các nhà cung cấp của nước ngoài cũng đang muốn chuyển sang Việt Nam.

“Khi Samsung lần đầu tiên đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam, họ đã mua một số chi tiết, linh kiện được sử dụng trên dây chuyền lắp ráp từ một công ty Việt Nam là VPMS. Nhưng sau đó, nhiều đối tác của Samsung Hàn Quốc bắt đầu đến Việt Nam và sau một năm, Samsung và VPMS đã ngừng làm việc cùng nhau”, ông Nguyễn Xuân Hoàng, một trong những người sáng lập công ty VPMS nói.

“Giá cả và chất lượng không phải là vấn đề. Vấn đề là quy mô: Samsung cần nhiều đồ đạc hơn VPMS có thể cung cấp”, ông Hoàng cho biết.

viet nam dan thay the trung quoc tro thanh diem den cua nhieu ong lon cong nghe
Một công nhân Fitek. Ông Vũ Tiến Cường, Giám đốc Fitek thừa nhận rằng hầu hết các nhà cung cấp Việt Nam yếu về chất lượng và năng suất khiến họ không thể giành được lợi thế với doanh nghiệp từ các công ty đa quốc gia. Ảnh: NewYork Times

Công ty Fitek của Việt Nam, sản xuất thiết bị công nghiệp cho Samsung, Canon và các công ty lớn khác trên địa bàn Bắc Ninh thừa nhận rằng hầu hết các nhà cung cấp Việt Nam có điểm yếu về chất lượng và năng suất khiến họ không thể giành được lợi thế với các doanh nghiệp từ các công ty đa quốc gia. Nhưng ông chủ Fitek nghĩ rằng vấn đề gốc rễ là thiếu kinh nghiệm, không phải là thiếu tiền hay kiến ​​thức.

viet nam dan thay the trung quoc tro thanh diem den cua nhieu ong lon cong nghe Ông Trump “vui vẻ” khi tăng thuế, Trung Quốc dằn mặt các công ty Mỹ

Tổng thống Donald Trump không lo ngại việc tiếp tục áp thuế lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc nếu các cuộc đàm phán đang ...

viet nam dan thay the trung quoc tro thanh diem den cua nhieu ong lon cong nghe Cuôc chiến thương mại Mỹ - Trung: Hãy cẩn thận!

Theo các nhà kinh tế tại Ngân hàng đầu tư Nomura của Nhật Bản, Việt Nam đang nổi lên như là nước hưởng lợi lớn ...

viet nam dan thay the trung quoc tro thanh diem den cua nhieu ong lon cong nghe "Ngấm đòn" từ ông Trump, Trung Quốc vẫn tuyên bố cứng rắn

Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố mạnh mẽ về cuộc chiến thương mại với Mỹ, cho biết việc nối lại các cuộc đàm phán ...

An Nhi

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/sau-samsung-iphone-sap-chuyen-nha-may-tu-trung-quoc-sang-viet-nam-83901.html

In bài viết