Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Bộ GTVT trình 58 tỷ, Bộ KHĐT: 26 tỷ USD

11:14 | 09/07/2019

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng có thể xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam với tổng vốn đầu tư chỉ khoảng 26 tỷ USD, tiết kiệm tới hơn 32 tỷ USD so với đề xuất hơn 58 tỷ USD trước đó của Bộ Giao thông - Vận tải.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Đội vốn chưa báo cáo Chính phủ Hà Nội vay hơn 2.300 tỷ để vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông 5 dự án đội vốn hơn 81 nghìn tỷ, Bộ trưởng Thể nhận trách nhiệm thế nào?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có báo cáo gửi Thủ tướng về phương án thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Theo văn bản được Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng ký, Bộ này không đồng tính với đề xuất đầu tư đắt đỏ của Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) dù có ủng hộ việc đầu tư một tuyến đường sắt tốc độ cao mới trên trục Bắc - Nam.

Dẫn phân tích của các chuyên gia Đức và Hà Lan, Bộ KH&ĐT cho rằng với chiều dài hàng nghìn km, tốc độ chạy tàu trên trục Bắc - Nam khoảng 200km/giờ là hiệu quả, thời gian di chuyển Hà Nội - TP.HCM khoảng 8 tiếng là hợp lý, giảm chi phí đầu tư xã hội.

Tuy vậy, tổng mức đầu tư dự án chỉ khoảng 26 tỷ USD, giảm hơn 32 tỷ USD so với đề xuất hơn 58 tỷ USD của Bộ GTVT.

Thậm chí, theo Bộ KH&ĐT, các chuyên gia Hà Lan và Đức tính toán, nếu tính các yếu tố khác như sự hợp lý của hướng tuyến, giảm chiều dài tuyến đường sắt tốc độ cao thì tổng mức đầu tư sẽ còn giảm nhiều hơn nữa.

Báo cáo nhấn mạnh: "Các chuyên gia cho rằng, việc đề xuất của Bộ GTVT đầu tư tuyến đường sắt có tốc độ thiết kế 350km/giờ, tốc độ khai thác 320km/giờ với tổng mức đầu tư 58,71 tỷ USD, sẽ có nhiều rủi ro, tác động xấu đến nguồn vốn đầu tư phát triển".

duong sat cao toc bac nam bo gtvt trinh 58 ty bo khdt 26 ty usd
Bộ KH&ĐT cho rằng chỉ cần 26 tỷ USD để thực hiện dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Ảnh minh hoạ.

Cụ thể, Bộ KH&ĐT lo ngại rằng để tạo nguồn lực cho dự án, có nguy cơ phải đình hoãn đầu tư các công trình hạ tầng giao thông khác trong thời gian 30 năm hoặc còn lâu hơn nữa.

Bộ KH&ĐT nhận định phương án tối ưu hiện nay là nâng cấp tuyến đường sắt cũ để chở hàng hóa và đầu tư mới một tuyến đường sắt tốc độ cao để chuyên chở khách.

Cũng theo báo cáo, Bộ KH&ĐT cho rằng việc đầu tư dự án đường sắt tốc độ 350km/giờ chỉ để chở khách mà không phục vụ vận tải hàng hóa là "quá dư thừa và lãng phí".

Cụ thể, sau khi kết thúc giai đoạn 1 của Dự án, các đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP.HCM sẽ có năng lực thông qua 364.000 khách/ngày trong khi dự báo số lượng khách trên đoạn tuyến này vào năm 2035 chỉ đạt 55.000 - 58.000 khách/ngày chưa sử dụng hết 16% công suất của tuyến

Bộ KH&ĐT cũng nhấn mạnh phải bảo đảm tính khả thi về mặt kỹ thuật, các doanh nghiệp Việt có thể tiếp cận thực hiện dự án, không để các công ty nước ngoài thâu tóm các hợp đồng có giá trị lớn thuộc dự án để tránh bị lệ thuộc.

Bộ này cũng khuyến cáo dự án cần tránh độc quyền công nghệ của đối tác nước ngoài, tạo khả năng hợp tác đa phương làm giảm chi phí công nghệ, tăng khả năng xã hội hóa đầu tư.

duong sat cao toc bac nam bo gtvt trinh 58 ty bo khdt 26 ty usd
Bộ GTVT đề xuất nâng cấp tuyến đường sắt khổ đôi, tốc độ vận hành 350km/giờ. Ảnh minh hoạ.

Với những lập luận trên, Bộ KH&ĐT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước để tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án. Trong đó, Hội đồng được thuê liên danh tư vấn trong nước và tư vấn nước ngoài bảo đảm độc lập, khách quan với tư vấn lập Dự án để thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án.

Trước đó, tại tờ trình Thủ tướng Chính phủ số 1281/TTr-BGTVT ngày 14/2/2019 do Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể ký, Bộ GTVT kiến nghị phương án lựa chọn thực hiện đầu tư dự án nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện tại phục vụ chở khách địa phương và chở hàng hóa.

Khi đó, Bộ GTVT đề xuất đầu tư mới tuyến đường sắt tốc độ cao đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ chạy tàu 320km/giờ, tổng vốn xây dựng lên tới 1.344.459 tỷ đồng (khoảng 58,7 tỷ USD). Thời gian dự kiến xây dựng khoảng 30 năm, từ 2020-2050.

Về nguồn vốn, Bộ GTVT đề xuất sử dụng 80% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, số còn lại kêu gọi tư nhân đầu tư vào một số nhà ga và đầu máy toa xe. Với trường hợp sử dụng toàn bộ vốn đầu tư (hơn 58,71 tỷ USD) bằng nguồn đi vay, Bộ GTVT đánh giá vẫn không làm nợ công vượt trần (nợ công không vượt 65% GDP).

duong sat cao toc bac nam bo gtvt trinh 58 ty bo khdt 26 ty usd Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: Nghiên cứu kỹ để có sự đồng thuận cao

TĐO-Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp nghe Báo cáo ...

duong sat cao toc bac nam bo gtvt trinh 58 ty bo khdt 26 ty usd Trình Quốc hội về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam vào 2019

TĐO - Sáng 15/6, Quốc hội yêu cầu trình phương án đầu tư hệ thống đường sắt tốc độ cao tuyến Bắc - Nam vào ...

duong sat cao toc bac nam bo gtvt trinh 58 ty bo khdt 26 ty usd Nhiều vụ tai nạn liên tiếp, Bộ trưởng GTVT lo ngại về uy tín ngành đường sắt

TĐO - Nếu tai nạn giao thông đường sắt còn tiếp tục xảy ra, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nêu quan điểm sẽ ...

duong sat cao toc bac nam bo gtvt trinh 58 ty bo khdt 26 ty usd Tại cuộc họp khẩn của Bộ GTVT Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhận trách nhiệm về các vụ tai nạn đường sắt

TĐO-Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể chủ trì họp khẩn, cho rằng, báo cáo của ngành đường sắt về nguyên nhân các vụ tai ...

Năm 2018: Đường sắt sẽ cải thiện hạ tầng, gỡ "nút thắt" vận tải

Với việc thiên tai, bão lũ ảnh hưởng nhiều đến việc đình trệ chạy tàu trong năm 2017, thế nhưng, Tổng công ty Đường sắt ...

duong sat cao toc bac nam bo gtvt trinh 58 ty bo khdt 26 ty usd Xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam dự kiến tổng đầu tư 50 tỷ USD

TĐO - Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật cho biết tại cuộc tọa đàm “Xây dựng đường ...

Hoàng Nam

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/duong-sat-cao-toc-bac-nam-bo-gtvt-trinh-58-ty-bo-khdt-26-ty-usd-81991.html

In bài viết