Muốn tăng phí 37 trạm BOT, Bộ GTVT giải thích thế nào?

08:00 | 08/06/2019

Bộ Giao thông Vận tải đang lấy ý kiến các Bộ, ngành và 17 địa phương liên quan dự thảo báo cáo Thủ tướng về việc sụt giảm doanh thu so với phương án tài chính ban đầu tại các dự án BOT. Theo đó, Bộ muốn tăng thu phí 37 trạm BOT trên toàn quốc trong năm 2019.
BOT, chất lượng dịch vụ hàng không vẫn nóng nghị trường Quốc hội 5 dự án đội vốn hơn 81 nghìn tỷ, Bộ trưởng Thể nhận trách nhiệm thế nào? Bộ trưởng Giao thông: Gần như 100% dự án BOT được kiểm toán
muon tang phi 37 tram bot bo giao thong giai thich the nao
Công tác thu phí BOT bị cho là còn nhiều bất cập. Ảnh minh hoạ.

Cụ thể, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất 2 phương án, trong đó cho rằng phương án 1 là phương án có nhiều ưu điểm:

Phương án 1: Tăng phí trong giai đoạn từ năm 2019 - 2021. Theo hợp đồng đã ký, trong giai đoạn từ năm 2018 - 2021 có 49 dự án phải tăng phí theo lộ trình. Bộ sẽ đàm phán với các nhà đầu tư và ngân hàng tài trợ để xem xét tăng phí trong giai đoạn này. Riêng trong năm 2019 chỉ đàm phán tăng phí đối với các dự án có sụt giảm doanh thu lớn để hạn chế các hệ lụy xấu.

Theo phương án này, phương án tài chính các dự án vẫn đảm bảo khả thi, đặc biệt không phải bố trí ngân sách để bù đắp phần thiếu hụt. Ngoài ra, việc tăng phí tại các trạm cơ bản không ảnh hưởng lớn đến chi phí vận tải.

Phương án 2: Giữ nguyên mức phí như hiện tại, chỉ thực hiện việc tăng theo hợp đồng từ năm 2022. Theo phương án này, 49 dự án có lộ trình tăng phí trong giai đoạn từ 2018 - 2021 sẽ bắt đầu tăng phí từ năm 2022. Theo tính toán, sẽ có khoảng 9 dự án bị phá vỡ phương án tài chính.

Ưu điểm của phương án 2 là hạn chế ảnh hưởng xấu đến tình hình thu phí đang dần ổn định tại các trạm thu phí. Nhưng nhược điểm là nhà nước phải bố trí ngân sách khoảng 3.000 tỷ đồng trong năm 2022 để đảm bảo tính khả thi về phương án tài chính của các dự án này.

muon tang phi 37 tram bot bo giao thong giai thich the nao
Một số tài xế cố tình trả phí bằng rất nhiều tiền lẻ để phản đối việc thu phí ở các trạm BOT. Ảnh minh hoạ.

Như vậy, theo dự thảo, về mức thu phí và lộ trình tăng phí, dự kiến 3 năm 1 lần, mỗi lần tăng từ 12 - 18% tùy từng dự án. Theo lộ trình, tính đến hết năm 2019, có khoảng 37 dự án phải tăng phí. Trong đó, năm 2018 có 2 dự án, năm 2019 có 35 dự án, năm 2020 có 10 dự án, năm 2021 có 2 dự án, các dự án còn lại cơ bản tăng phí sau năm 2021.

Trước đó, theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hiện trong 59 dự án BOT đã đưa vào vận hành khai thác, có 52 dự án có đủ số liệu đánh giá việc tăng, giảm lưu lượng so với dự báo ban đầu, 4 dự án mới đưa vào thu phí cuối tháng 12/2018 và đầu năm 2019 không đủ cơ sở để đánh giá và 3 dự án đang dừng thu.

Bộ Giao thông vận tải cho rằng, đối với các dự án có sụt giảm doanh thu, nếu không có giải pháp đồng bộ, kịp thời, có thể kéo theo một số hệ lụy như phá vỡ phương án tài chính của các dự án, các khoản vay đầu tư BOT sẽ thành nợ xấu, ảnh hưởng đến chủ trương kêu gọi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức PPP, đặc biệt trong việc kêu gọi đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông đang triển khai thực hiện.

Để tránh xảy ra các hệ lụy xấu, Bộ đã nghiên cứu, rà soát, tính toán và đề xuất các phương án xử lý theo các nguyên tắc: Đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ; tăng vào thời điểm thích hợp để không xảy ra tình trạng phá vỡ phương án tài chính dẫn đến các khoản vay tín dụng của các ngân hàng trong nước thành nợ xấu.

Những trường hợp mức phí không tăng theo lộ trình dẫn đến phá vỡ phương án tài chính, nhà nước cần cân đối để bù đắp phần thiếu hụt đảm bảo phương án tài chính khả thi.

Chỉ một số dự án BOT sụt giảm doanh thu

Theo số liệu báo cáo, trong năm 2018 có 31/52 dự án (chiếm khoảng 60%) có lưu lượng thực tế cao hơn dự báo trong hợp đồng BOT, có 11/52 dự án (chiếm khoảng 20%) có lưu lượng thực tế đạt từ 80 - 100% so với dự báo trong hợp đồng, có khoảng 10 dự án có lưu lượng thực tế thấp (dưới 80%) so với dự báo trong hợp đồng.

Nguyên nhân dẫn đến sụt giảm doanh thu là do lưu lượng thấp hơn so với dự báo, do kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại một số địa phương không đúng như dự báo ảnh hưởng đến lưu lượng xe qua trạm thấp hơn dự báo; một số trạm thu phí có số lượng xe sử dụng vé tháng, vé quý lớn hơn rất nhiều so với dự báo ban đầu, cũng như việc sụt giảm doanh thu do giảm phí…

muon tang phi 37 tram bot bo giao thong giai thich the nao Nguyên nhân cầu BOT ở Đồng Tháp vừa ngừng thu phí không lâu bị sập

Cầu Tân Nghĩa được xây dựng theo hình thức BOT, bất ngờ bị sập khiến cho 1 xe tải chở 20 tấn bột mì và ...

muon tang phi 37 tram bot bo giao thong giai thich the nao Lý do Trạm thu phí T2 BOT Quốc lộ 91 tạm dừng thu

Tổng cục Đường bộ yêu cầu Công ty cổ phần đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang tạm dừng thu phí tại ...

muon tang phi 37 tram bot bo giao thong giai thich the nao "Xin" BOT Cai Lậy thu phí trở lại: Bộ GTVT đã có phương án đảm bảo an ninh?

"Điểm nóng" BOT Cai Lậy sau thời gian dài ngừng thu phí để giải quyết tình trạng căng thẳng, sắp tới có thể sẽ thu ...

muon tang phi 37 tram bot bo giao thong giai thich the nao Trạm thu phí sẽ có tên mới là "trạm thu tiền"?

Bộ Giao thông Vận tải lấy ý kiến đề xuất thay đổi tên trạm thu phí thành "trạm thu tiền". Trước đây trạm thu phí ...

muon tang phi 37 tram bot bo giao thong giai thich the nao Xử lý nghiêm những đối tượng quấy phá tại các trạm BOT

TĐO - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có ...

Ngọc Linh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/muon-tang-phi-37-tram-bot-bo-gtvt-giai-thich-the-nao-79344.html

In bài viết