Tuyên truyền để người dân hiểu được tính cấp bách của chuyển đổi xanh

11:04 | 26/09/2023

Cần chuyển tải khái niệm, tính cấp bách của Chuyển đổi xanh vào đời sống người dân, vào hơi thở kinh doanh của từng doanh nghiệp, tạo chuyển biến trong nhận thức để có hành động cụ thể.
Singapore: Doanh nghiệp và người dân là trọng tâm của chuyển đổi số
Người dân, doanh nghiệp là đối tượng thụ hưởng lợi ích của chuyển đổi số

TS Phạm Phú Ngọc Trai – Chủ tịch Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Vietnam) phát biểu như vậy tại diễn đàn Báo chí Phát triển xanh ngày 23/9.

Tăng tốc giảm phát thải ròng về mức Net Zero

Tại COP26, Việt Nam cùng 146 quốc gia đã cam kết đưa mức phát thải ròng bằng “0” vào giữa thế kỷ. 147 quốc gia này chiếm gần 90% lượng phát thải khí nhà kính và trên 90% GDP toàn cầu nên cam kết được kỳ vọng sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Đây là lần đầu tiên thế giới đưa ra được lộ trình cắt giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ. Để thực hiện lộ trình này, đòi hỏi tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam phải chuyển đổi mạnh mẽ sang phát triển phát thải thấp; đồng thời sẽ tác động mạnh mẽ đến mọi mặt về chính trị, ngoại giao, kinh tế và thương mại toàn cầu trong thời gian tới.

Tuy nhiên, với tốc độ giảm khí thải Carbon ghi nhận được trong năm 2020, thế giới cần tăng nhanh tốc giảm khí thải Carbon hơn 5 lần để bắt kịp với lộ trình Net Zero vào năm 2050. Đặc biệt, ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tốc độ giảm phát thải rất thấp, chỉ ở mức 0,9% so với mức trung bình của thế giới là 2,5%.

Tuyên truyền để người dân hiểu được tính cấp bách của chuyển đổi xanh - Vietnam.vn
TS Phạm Phú Ngọc Trai chia sẻ tại diễn đàn. (Ảnh: baotainguyenmoitruong.vn)

Thực hiện cam kết COP26, Việt Nam cũng đã xây dựng các mục tiêu chiến lược cụ thể ở tầm quốc gia về biến đổi khí hậu, nhằm thực hiện theo từng giai đoạn, kể từ nay cho đến năm 2050.

Các thị trường tự nguyện của Tín chỉ Carbon tại Việt Nam hiện nay cũng đang trong quá trình phát triển. Với đặc thù về mật độ rừng tương đối dày, tầm 14,7 triệu hecta (tương đương độ phủ 42%, trong đó rừng tự nhiên hơn 10 triệu hecta và rừng trồng hơn 4 triệu hecta), về lý thuyết, chúng ta có thể thu về hàng trăm triệu USD hàng năm thông qua hệ thống giao dịch quốc tế (ETS). Cơ hội từ các dự án CDM (Cơ chế phát triển sạch) cũng được định giá bằng hàng triệu Tín chỉ Carbon, thông qua các dự án về điện mặt trời, điện gió, thủy điện (chiếm tỷ trọng lớn trong ngành năng lượng sạch). Với các nguồn năng lượng tái tạo này, thị trường sẽ giao dịch bằng các Chứng chỉ Năng lượng Tái tạo, REC (Renewal Energy Certificate).

Việc xây dựng các dự án Plastic Credit (Tín chỉ Nhựa) cũng đang hình thành và tạo nên nguồn thu tiềm năng trong quá trình thu hồi và tái chế nhựa. Kinh tế xanh không còn là sự chuyển đổi theo nhiệm ý, mà đã trở thành sự tất yếu trong quá trình phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp đã dần chuyển sang mô hình kinh tế tuần hoàn, người tiêu dùng cũng đã dần chuyển sang lựa chọn các sản phẩm mang “thương hiệu xanh”.

Lan tỏa thông tin phát triển xanh, phát triển bền vững

Theo ông Phạm Phú Ngọc Trai, để đảm bảo cam kết của Thủ tướng Chính phủ về Net Zero 2050, Việt Nam còn rất nhiều việc cần phải làm. Trước tiên là cần chuyển tải được những khái niệm, cũng như tính cấp bách của Chuyển đổi xanh vào đời sống người dân, vào hơi thở kinh doanh của từng doanh nghiệp, để nâng cao nhận thức và biến chuyển nhận thức thành hành động cụ thể.

Trên hành trình này, có vai trò quan trọng của các cơ quan truyền thông, báo chí, doanh nghiệp.

Với số lượng khoảng 150.000 doanh nghiệp mới thành lập hàng năm, cùng số vốn đăng ký khoảng 1.500 nghìn tỷ đồng, doanh nghiệp ngày càng thể hiện vai trò tiên phong trên con đường Chuyển đổi xanh của đất nước.

Các cơ quan truyền thống, báo chí cũng ngày càng tham gia tích cực vào việc nâng cao nhận thức của người dân về phát triển xanh, phát triển bền vững. Mới đây tại hành phố Hồ Chí Minh đã

diễn ra lễ ra mắt Câu lạc bộ Báo chí Phát triển Xanh. Theo đại diện Hội Nhà báo Việt Nam, việc ra mắt Câu lạc bộ và Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Báo chí Phát triển Xanh nhằm tập hợp các nhà báo, nhà quản lý, chuyên gia trong và ngoài nước quan tâm đến phát triển thuận thiên, bảo đảm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường để góp phần xây dựng Việt Nam xanh (Net Zero Carbon).

Tuyên truyền để người dân hiểu được tính cấp bách của chuyển đổi xanh - Vietnam.vn
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành tặng hoa Ban Chủ nhiệm CLB Báo chí phát triển Xanh. (Ảnh Baotintuc.vn)

Câu lạc bộ theo đó được kỳ vọng là một địa chỉ, một không gian để hội viên và những người làm báo trên cả nước cùng nhau trao đổi, chia sẻ kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được cung cấp thông tin khách quan, trung thực khi viết về ngành tài nguyên và môi trường, về những vấn đề kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…

Hội nghị báo cáo viên chuyên đề về công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới Hội nghị báo cáo viên chuyên đề về công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới
Ngày 15/8, Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị (CTCHN) tỉnh Bến Tre chủ trì phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị báo cáo viên thông tin nội dung chuyên đề về công tác đối ngoại nhân dân (ĐNNN) trong tình hình mới.
Xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại nhân dân Xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại nhân dân "chuyên trách, chuyên tâm, chuyên nghiệp"
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực; có cơ chế, chính sách đặc thù nhằm khuyến khích, động viên và giữ nguồn nhân lực chất lượng cao... là một số đề xuất nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ đối ngoại nhân dân "chuyên trách, chuyên tâm, chuyên nghiệp".

Theo Thùy Dương/vietnam.vn

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tuyen-truyen-de-nguoi-dan-hieu-duoc-tinh-cap-bach-cua-chuyen-doi-xanh-191509.html

In bài viết