Doanh nghiệp Canada đang ngày càng quan tâm đến năng lực sản xuất của Việt Nam

07:16 | 05/02/2023

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sau năm 5 thực thi đã giúp doanh nghiệp Canada biết đến và quan tâm nhiều hơn tới năng lực sản xuất của Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt tại Anh thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp trong nước Doanh nghiệp Việt tại Anh thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp trong nước
Nhiều doanh nghiệp tại Fukuoka và khu vực Kyushu, Nhật Bản đang quan tâm đến thị trường Việt Nam Nhiều doanh nghiệp tại Fukuoka và khu vực Kyushu, Nhật Bản đang quan tâm đến thị trường Việt Nam

Bà Trần Thu Quỳnh- Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada - cho biết, có nhiều cơ hội thuận lợi cho phát triển thương mại Việt Nam- Canada. Theo đó, trong chiến lược mua hàng của đối tác Canada, Việt Nam đang nổi lên mạnh mẽ nhờ yếu tố ổn định, có thể dự báo và giá thành phù hợp.

Cuối năm 2022, Canada đã chính thức công bố chiến lược Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương, trong đó định vị ASEAN là trung tâm của khu vực và mong muốn ký kết hiệp định thương mại tự do Canada – ASEAN, đồng thời nâng quan hệ với ASEAN lên cấp đối tác chiến lược.

Trong chiến lược này, Việt Nam có một số lợi thế rõ ràng. Thứ nhất, Việt Nam được hầu hết doanh nghiệp Canada đánh giá là cửa ngõ hợp lý để đi vào khu vực nhờ ưu thế về vị trí địa lý, hạ tầng, lao động, ổn định chính trị- xã hội. Thứ hai, cả Việt Nam và Canada đều là thành viên của CPTPP, APEC, đặc biệt 2 nước đã sớm thiết lập cơ chế Uỷ ban hỗn hợp kinh tế để trao đổi định kỳ về triển vọng hợp tác kinh tế, thương mại.

Doanh nghiệp Canada quan tâm hơn năng lực sản xuất của Việt Nam | Báo Công Thương
(Ảnh minh họa)

Mặt khác, cộng đồng người Việt ở Canada hiện có khoảng 300.000 người là cộng đồng người châu Á lớn thứ 4 tại Canada, hội nhập rất thành công và khá gắn bó với đất nước. Nhất là số sinh viên Việt Nam theo học tại đây ngày càng tăng đã làm cầu nối không chỉ về văn hoá, nghệ thuật, ẩm thực mà cả về kinh tế, thương mại.

Gần đây, 2 nước đã đưa vào khai thác tuyến tàu container tải trọng lớn chạy thẳng từ Hải phòng đi Vancouver giúp thời gian vận chuyển giảm còn 17 ngày, giảm đáng kể chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Về những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam sang Canada, theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Canada, gồm: Thuỷ sản; chè, cà phê và gia vị; dệt may, da giày, đồ gỗ và nội thất.

Trong đó, với mặt hàng dệt may, tính hết tháng 11/2022, kim ngạch xuất khẩu của nhóm mã HS 61 đã đạt 892 triệu USD, tăng 47,7% so với cùng kỳ năm ngoái, nhóm mã HS 62 đạt 745 triệu USD, tăng 52.5%. Nhu cầu thị trường Canada đã tăng mạnh đối 2 mã sản phẩm này (tăng 33% so với cùng kỳ năm 2021). Nếu tiếp tục duy trì, dự kiến năm nay, nhu cầu của thị trường Canada không những phục hồi so với trước đại dịch, mà còn vượt quá cả mức nhập khẩu cao nhất lịch sử nhập khẩu của Canada đạt được năm 2019 là 4,7 tỷ USD.

Sản phẩm da giày, tính hết tháng 11/2022, kim ngạch xuất khẩu của nhóm mã HS 64 đạt 762 triệu USD, tăng 49.3% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2022 không chỉ đánh dấu sự hồi phục của kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam vào Canada mà còn đánh dấu những tác động tích cực rõ nét mà CPTPP mang lại kể từ sau 2018. So với các đối thủ cạnh tranh khác như Italia và Campuchia…, Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng để thu hút các đơn hàng mới.

Dù có nhiều lợi thế trong khả năng gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu với Canada, tuy nhiên đại diện Thương vụ Việt Nam tại Canada cũng khuyến cáo: Không nằm ngoài bối cảnh chung, năm 2023 kinh tế Canada vẫn chịu nhiều tác động không tích cực từ thị trường thế giới, tiêu dùng tiếp tục bị thắt chặt. Chính sách thương mại của Canada tạo nhiều thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này.

Để hỗ trợ doanh nghiệp hai nước tăng cường kết nối, trao đổi thương mại, trong năm 2023, Thương vụ Việt Nam tại Canada sẽ tập trung triển khai một số hoạt động xúc tiến thương mại trọng tâm. Cụ thể, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp khai thác lợi thế mà CPTPP mang lại, giúp gia tăng xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh vào thị trường bằng việc tổ chức các đoàn về nước mua hàng; xúc tiến giao thương trực tuyến; hội thảo phổ biến, khai thác lợi thế các hiệp định thương mại tự do hai bên là thành viên...

Cũng theo bà Trần Thu Quỳnh, năm 2023 kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Canada và Việt Nam, cũng đánh dấu 5 năm thực thi CPTPP, Thương vụ Việt Nam tại Canada sẽ nỗ lực khai thác tối ưu các cơ hội này để quảng bá tốt hơn nữa môi trường đầu kinh doanh tại Việt Nam; đồng thời giới thiệu tiềm năng hợp tác để kết nối sản xuất, đầu tư, công nghệ và thương hiệu giữa hai nước nhằm tạo ra chuỗi giá trị cao hơn.

Thương vụ cũng sẽ chú trọng giới thiệu cơ hội mua sắm Chính phủ và hợp tác công tư ở nước ngoài, các cơ hội xuất khẩu dịch vụ cho doanh nghiệp Việt Nam; ra mắt cổng thông tin điện tử song ngữ cung cấp kịp thời thông tin thị trường cho doanh nghiệp hai nước.

Bình Định nâng tầm mối quan hệ hữu nghị và hợp tác các đối tác, doanh nghiệp Nhật Bản Bình Định nâng tầm mối quan hệ hữu nghị và hợp tác các đối tác, doanh nghiệp Nhật Bản
Mới đây, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh đã có buổi tiếp đoàn công tác do ngài Yakabe Yoshinori - Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng làm trưởng đoàn. Qua đây, cũng khẳng định sự ra đời của Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng sẽ góp phần nâng tầm mối quan hệ của Nhật Bản với khu vực miền Trung, trong đó có tỉnh Bình Định.
Nâng tầm vị thế, đưa Việt Nam trở thành cứ điểm chiến lược toàn cầu về sản xuất, nghiên cứu và phát triển Nâng tầm vị thế, đưa Việt Nam trở thành cứ điểm chiến lược toàn cầu về sản xuất, nghiên cứu và phát triển
Sáng 23/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) Samsung, tại Khu đô thị Tây Hồ Tây, Hà Nội do Samsung Việt Nam tổ chức.

Đông Phong

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/doanh-nghiep-canada-dang-ngay-cang-quan-tam-den-nang-luc-san-xuat-cua-viet-nam-181880.html

In bài viết