KOICA và UNFPA tiếp tục hỗ trợ phòng, chống bạo lực giới ở Việt Nam

21:32 | 15/07/2022

Phần lớn nạn nhân của bạo lực gọi đến đường dây nóng của Ngôi nhà Ánh Dương là phụ nữ (chiếm 93,6%), hầu hết ở độ tuổi 16-59; tỷ lệ trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi từng gọi đến đường dây nóng là 10%.
Mạng lưới GCoM Châu Á tiếp tục hỗ trợ Cần Thơ nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu Mạng lưới GCoM Châu Á tiếp tục hỗ trợ Cần Thơ nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu
Đức và Pháp hỗ trợ Việt Nam xây dựng pháp luật và đào tạo nhân lực Đức và Pháp hỗ trợ Việt Nam xây dựng pháp luật và đào tạo nhân lực

Chiều 15/7, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đã ký kết thỏa thuận tài trợ 250.000 USD để triển khai các hoạt động thuộc “giai đoạn chuyển tiếp” nhằm đảm bảo tính bền vững của mô hình sáng tạo: Trung tâm Dịch vụ Một cửa thường được biết đến với tên gọi Ngôi nhà Ánh Dương tại Việt Nam.

Mô hình này được xây dựng lần đầu tiên vào tháng 4/2020 trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng mô hình phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam” giai đoạn 2017-2021 do Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc tài trợ với tổng kinh phí 2,5 triệu USD.

Thỏa thuận tài trợ cho giai đoạn chuyển tiếp có hiệu lực đến hết tháng 6/2023, trước khi một dự án mới lớn hơn được triển khai theo dự kiến.

KOICA và UNFPA tiếp tục hỗ trợ phòng, chống bạo lực giới ở Việt Nam | Tài chính | Vietnam+ (VietnamPlus)
Lễ ký kết bàn giao Ngôi nhà Ánh Dương Đà Nẵng giữa Quỹ Dân số Liên hợp quốc và Trung tâm CSAGA tại Đà Nẵng, ngày 23/6/2022. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN).

Quỹ Dân số Liên hợp quốc sẽ phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tỉnh Quảng Ninh triển khai các hoạt động nhằm đảm bảo liên tục cung cấp các dịch vụ tổng hợp thiết yếu cho nạn nhân của bạo lực giới.

Tại lễ ký kết, ông Cho Han Deog, Giám đốc Văn phòng Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh, trong chuyến thăm gần đây đến Ngôi nhà Ánh Dương tại Quảng Ninh, ông đã chứng kiến hiệu quả hoạt động của Ngôi nhà trong việc hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ và trẻ em gái thuộc nhóm yếu thế.

Ông Cho Han Deog cho biết: "Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc quyết định tiếp tục tài trợ Ngôi nhà Ánh Dương tại tỉnh Quảng Ninh do mô hình này đã đóng góp đáng kể vào nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, chính quyền địa phương trong việc chấm dứt bạo lực giới và bạo lực gia đình. Chúng tôi mong muốn mô hình sẽ được nhân rộng tại các địa phương khác.”

Mô hình Ngôi nhà Ánh Dương cung cấp các dịch vụ đa dạng, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế bao gồm chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý, tư vấn, dịch vụ xã hội, nhà tạm lánh, bảo vệ từ công an, dịch vụ pháp lý, tư pháp và chuyển tuyến cho nhiều nạn nhân của bạo lực giới.

Các dịch vụ đường dây nóng hoạt động miễn phí 24/7 trong hơn hai năm qua đã tiếp nhận hơn 15.300 cuộc gọi trợ giúp. Phần lớn nạn nhân của bạo lực từng gọi đến đường dây nóng là phụ nữ (chiếm 93,6%), hầu hết đều ở độ tuổi 16-59. Tỷ lệ trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi từng gọi đến đường dây nóng chiếm 10%. Khoảng 20% các cuộc gọi đến từ tỉnh Quảng Ninh và 80% từ các tỉnh khác.

Gần 500 nhân viên cung cấp dịch vụ thuộc ngành công an, tư pháp, y tế và công tác xã hội cấp tỉnh và cấp cơ sở tại tỉnh Quảng Ninh đã được tập huấn cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho nạn nhân của bạo lực giới.

Với hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ Dân số Liên hợp quốc, Ngôi nhà Ánh Dương đã được nhân rộng tại Thanh Hóa, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bà Naomi Kitahara, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam nhấn mạnh, Lễ ký kết thỏa thuận tài trợ cho thấy, Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc đã luôn tin tưởng vào khả năng của Quỹ Dân số Liên hợp quốc.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đối tác tại Việt Nam để triển khai các hoạt động ở giai đoạn chuyển tiếp trong khuôn khổ dự án 'Xây dựng mô hình phòng, chống với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam' trên toàn quốc và tại tỉnh Quảng Ninh.

Mục tiêu không còn bạo lực giới và các hành vi có hại là một trong ba trụ cột chính trong Kế hoạch Chiến lược mới của Quỹ Dân số Liên hợp quốc giai đoạn 2022-2025 và là ưu tiên trong chương trình quốc gia mới của Quỹ Dân số Liên hợp quốc Việt Nam," bà Naomi Kitahara nhấn mạnh.

KOICA và UNFPA tiếp tục hỗ trợ phòng, chống bạo lực giới ở Việt Nam | Tài chính | Vietnam+ (VietnamPlus)
Lễ khai trương đưa vào hoạt động Ngôi nhà Ánh Dương hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21/6/2022 (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN).

Trong “giai đoạn chuyển tiếp,” 8 khóa đào tạo sẽ được tổ chức dành cho cán bộ quản lý và các nhân viên cung cấp dịch vụ tại tỉnh Quảng Ninh và các địa phương dự kiến thành lập thêm Trung tâm Dịch vụ Một cửa.

Hai hội thảo vận động chính sách sẽ được tổ chức dành cho các nhà hoạch định chính sách của tỉnh Quảng Ninh cũng như ở cấp Trung ương nhằm vận động phân bổ ngân sách cho việc duy trì, nhân rộng mô hình Trung tâm Dịch vụ Một cửa.

5 sự kiện truyền thông sáng tạo được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về hành vi bạo lực đối phụ nữ và trẻ em gái; đồng thời phổ biến thông tin về đường dây nóng của Ngôi nhà Ánh Dương.

UNODC mong muốn tiếp tục hợp tác cùng Việt Nam đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy UNODC mong muốn tiếp tục hợp tác cùng Việt Nam đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy
Vừa qua, Điều phối viên Khu vực về Thực thi pháp luật và Đào tạo - Chương trình Quản lý Biên giới (UNODC) khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương, bà Valentina Pancieri đã có chuyến thăm xã giao và làm việc tại Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục Đối ngoại (Bộ Công an) và Học viện Cảnh sát nhân dân.
Việt Nam sẽ tiếp tục ưu tiên các cam kết thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ Việt Nam sẽ tiếp tục ưu tiên các cam kết thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ
Đó là khẳng định của Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trong khuôn khổ Khóa họp thường kỳ lần thứ 50, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên Thảo luận thường niên về Quyền phụ nữ tại Geneva, Thụy Sĩ.

Theo TTXVN

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/koica-va-unfpa-tiep-tuc-ho-tro-phong-chong-bao-luc-gioi-o-viet-nam-172213.html

In bài viết