“Ngoại Thủy” - Người viết nên câu chuyện về bà tiên của những trẻ em nghèo

09:00 | 07/03/2022

Khi trời bắt đầu sẩm tối cũng là lúc những đứa trẻ í ới gọi nhau đến lớp học của “ngoại Thủy”. Cứ thế đều đặn lớp học sáng đèn ba buổi tối trong tuần.
Sống trong mùa dịch: Yêu thương tạo nên sức mạnh, bản lĩnh con người Việt Sống trong mùa dịch: Yêu thương tạo nên sức mạnh, bản lĩnh con người Việt
DN Trần Uyên Phương: “Đại dịch buộc chúng ta phải sáng tạo hơn DN Trần Uyên Phương: “Đại dịch buộc chúng ta phải sáng tạo hơn"

Thấy quanh khu phố ở Bình Trưng Đông, quận 2, TP.HCM ở có quá nhiều đứa trẻ không biết mặt chữ dù đã quá tuổi đi học, bà Trần Thị Thanh Thủy (SN 1956) đã mở lớp học tình thương để dạy chữ cho những trẻ em nghèo, lang thang cơ nhỡ.

Lớp học có đủ mọi lứa tuổi, em lớn nhất có khi 16, 17 tuổi nhưng vừa mới biết chữ, đứa nhỏ nhất mới vừa lên 5 tuổi, có khi là cả 4 anh em ruột cùng học chung một lớp. Mỗi em nhỏ đều có một hoàn cảnh éo le nhưng đều có một điểm chung là đều được yêu thương như người thân trong gia đình.

“Bà ngoại” của các trẻ em nghèo.
“Bà ngoại” của các trẻ em nghèo.

Bà Thủy theo học ngànhh sư phạm thực hành năm 1973, nhưng chỉ mới học được một năm thì tai nạn ập đến bất ngờ khiến việc đi lại khó khăn, bà đành gác lại chuyện học. Một thời gian sau, bà lập gia đình và ở nhà buôn bán kiếm sống. Đến khi các con bà đã trưởng thành, bà chuyển nhà về quận 2 rồi bén duyên với công tác khu phố suốt mười mấy năm qua.

Ở Bình Trưng Đông khi nhắc đến bà người ta không chỉ biết đến “bếp ăn nghĩa tình” đã có cả chục năm nay mà còn yêu mến lớp học được vun đắp từ chính thu nhập ít ỏi của việc bán cơm hộp. Ở đó các em nhỏ sẽ được dạy điều hay lẽ phải, còn cha mẹ các em sẽ được giúp đỡ tìm kiếm việc làm.

Bà Thủy cho biết xưa nay bà Thủy chỉ quanh quẩn việc nhà, ít tiếp xúc bên ngoài. Nhưng từ khi làm cán bộ khu phố, bà bắt đầu tìm hiểu cuộc sống của bà con xung quanh.

Qua tìm hiểu, bà thấy trong khu phố mình đang sống rất phức tạp, dân nhập cư thì nhiều. Có quá nhiều đứa trẻ không biết mặt chữ dù đã quá tuổi đi học. Những đứa trẻ này đa phần là con của các gia đình nhập cư nghèo, không có giấy tờ, không có việc làm ổn định. Nhiều đứa trẻ bữa đói bữa no, thậm chí có đứa sống nhờ vào số trái cây người ta cúng ở một nghĩa trang gần đó.

Các em nhỏ được ngoại chỉ dạy điều hay lẽ phải.
Các em nhỏ được ngoại chỉ dạy điều hay lẽ phải.

Từ đó bà Thủy đã nghĩ đến việc đem các em về tập trung một nơi để dạy dỗ các em nên người. Lớp học được đặt tại trụ sở ban điều hành khu phố 5, phường Bình Trưng Đông, quận 2, TP.HCM. Bà lo ăn, mặc, học hành cho những trẻ em nghèo ở lớp học tình thương này.

Khi trời bắt đầu sẩm tối cũng là lúc những đứa trẻ í ới gọi nhau đến lớp học của “ngoại Thủy”. Cứ thế đều đặn lớp học sáng đèn ba buổi tối trong tuần.

Ban đầu, nhiều em đến lớp không hẳn vì ham học mà là vì được ăn. Tới học thì được "ngoại Thủy" cùng các cô nấu hủ tiếu, mì, nui cho ăn. Từ chỗ chỉ có vài em, tiếng lành đồn xa, nhiều gia đình đến xin cho con học chỗ bà Thủy. Đến nay lớp học đã lên đến gần 40 em với đủ mọi lứa tuổi.

Được dạy chữ, dạy từng lời ăn tiếng nói nhưng không đứa trẻ nào gọi là cô giáo Thủy, bởi với các em 2 chữ “ngoại Thủy” đầy thân thương mới đủ để bày tỏ tình cảm của mình.

Lớp học của “ngoại” thiếu đủ thứ, bà phải đi xin tập vở, quần áo cho các em, bà bỏ tiền túi ra mua đồ nấu ăn cho các em để các em được no bụng, sau đó mới dạy các em con chữ và những điều hay lẽ phải.

Do lớp học đông nên bà chia tụi nhỏ thành từng nhóm để dễ kèm, em nào chưa biết đọc biết viết vào một nhóm, các em đã đi học ở trường vào một nhóm.

Suốt 7 năm qua, hàng trăm em từ chỗ không biết gì đã biết đọc, biết viết. Với những trường hợp có thể làm được giấy tờ hợp lệ, bà Thủy lại chạy đôn chạy đáo hỗ trợ các em, bà xin học bổng cho các em vào học trong trường, em nào nhà xa không thể đến lớp, bà xin cho xe đạp để các em không bỏ học buổi nào.

Đại diện Tập đoàn Tân Hiệp Phát trao món quà cho cô Thủy.
Đại diện Tập đoàn Tân Hiệp Phát trao món quà cho cô Thủy.

Không chỉ lo cho các em, bà Thủy còn giúp lo sinh kế của cha mẹ mấy đứa nhỏ. Những câu lạc bộ giúp việc nhà, nhóm phụ nữ học nghề thắt nơ, làm bánh... ra đời. Người nghèo cần phương tiện làm ăn, bà bỏ tiền túi cho hoặc kết nối các nhà hảo tâm

Chỉ bằng tình thương rất là lớn bà Thủy mới chăm lo được hết cho các em nhỏ. Câu chuyện đẹp về tình người ở lớp học tình thương xóm nghèo vẫn đang được viết tiếp từng ngày.

Câu chuyện của “ngoại Thủy” được lan tỏa trong chương trình Nối trọn yêu thương trên VTV1. Trong chương trình này, bà Trần Uyên Phương, đại diện Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã có một món quà gửi đến bà Thủy, cũng như các em trong lớp học để tiếp thêm sức mạnh, nghị lực viết tiếp câu chuyện đẹp về tình thương.

Những nét chữ được viết từ đôi chân của cô gái không có hai tay Những nét chữ được viết từ đôi chân của cô gái không có hai tay
Dù sinh ra không có hai tay nhưng với ý chí và nghị lực vượt lên số phận, cô gái 23 tuổi Lê Thị Thắm chỉ cao 1m30 và nặng 27kg đã khổ luyện, tự làm mọi việc bằng chính đôi chân của mình.
Chàng trai bỏ nghề truyền thông để lập đội cứu nạn Chàng trai bỏ nghề truyền thông để lập đội cứu nạn
Đang ổn định với công việc văn phòng, thế nhưng anh Phạm Quốc Việt đã quyết định bỏ ngang sau một biến cố, sau đó anh cũng một số người lập nên đội cứu hộ FAS Angel để hỗ trợ, cứu giúp những người bị tai nạn.
Chuyện của Liên - Cô gái trẻ không đầu hàng số phận khi bị cưa một chân Chuyện của Liên - Cô gái trẻ không đầu hàng số phận khi bị cưa một chân
Liên yếu lắm, hàng ngày Liên tập tễnh đi lại trên chiếc nạng gỗ, lúc bấy giờ mọi sinh hoạt đều phải phụ thuộc vào bố mẹ và anh chị. Chính nghị lực và niềm tin thôi thúc từ sâu trong con người nhỏ bé đã giúp cô gái bị cưa một chân vượt qua giới hạn của bản thân, trở thành người có ích cho xã hội.

PV

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ngoai-thuy-nguoi-viet-nen-cau-chuyen-ve-ba-tien-cua-nhung-tre-em-ngheo-164038.html

In bài viết