THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 84/NQ-CP NGÀY 29/5/2020 CỦA CHÍNH PHỦ

Sửa đổi, bổ sung kịp thời các chính sách là giải pháp hiệu quả nhằm hỗ trợ doanh nghiệp FDI

11:15 | 29/09/2021

Nhằm hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI trước đại dịch COVID-19, đã có nhiều giải pháp được triển khai thực hiện. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, các chuyên gia cho rằng cần phải sửa đổi, bổ sung kịp thời các chính sách, biện pháp cho phù hợp bối cảnh mới.
Trăn trở của doanh nghiệp FDI tại Đồng Nai và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi sản xuất sau COVID-19 Trăn trở của doanh nghiệp FDI tại Đồng Nai và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi sản xuất sau COVID-19
Doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư Hàn Quốc đề nghị tăng tốc tiêm chủng, kiểm soát dịch linh hoạt Doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư Hàn Quốc đề nghị tăng tốc tiêm chủng, kiểm soát dịch linh hoạt
Sửa đổi, bổ sung kịp thời các chính sách là giải pháp hiệu quả nhằm hỗ trợ doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI chịu tác động lớn từ dịch COVID-19 (Ảnh minh họa)

Dịch COVID-19 đã tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp FDI nói riêng. Dù đã có nhiều nỗ lực cải thiện, song công tác xây dựng và triển khai các chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp FDI vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Một số biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp FDI như giãn, hoãn thuế, cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí... chưa đủ sức nặng

Đề cập đến giải pháp về chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI trong làn sóng đại dịch lần thứ tư ở Việt Nam, PGS.TS. Bùi Quang Tuấn - Viện Kinh tế Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, khuyến nghị ban hành gói hỗ trợ mới cho doanh nghiệp để gói kích thích ban hành được kịp thời, "vừa đủ liều lượng, vừa đúng và trúng đối tượng".

Theo ông Tuấn, gói kích thích này bao gồm: Gia hạn nợ, khoanh nợ; miễn, giảm thuế, lùi thời gian đóng BHXH trong thời gian dịch bệnh, miễn, giảm các nghĩa vụ đóng góp, chú ý đến khoanh nợ cho các doanh nghiệp bị tác động nặng nề; Cơ cấu lại các khoản nợ, khoanh trả lãi tiền vay, không tính vay quá hạn; thuận lợi hóa tiếp cận nguồn vốn tín dụng, đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính.

Tập trung cắt giảm chi phí logistics, chi phí vận chuyển; chú trọng và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để giảm chi phí và giá thành vận chuyển, thành lập tổ công tác liên ngành của các bộ và các cơ quan liên quan để rà soát, tháo gỡ ngay các khó khăn về chi phí logistics và tình trạng thiếu container; tiếp tục cắt giảm các loại phí, chi phí đối với các hoạt động phục vụ xuất nhập khẩu.

Bảo toàn hoạt động của các khu công nghiệp, coi các khu công nghiệp là các thành trì cần được bảo vệ và duy trì sản xuất, ngăn chặn dịch xâm nhập và lây lan tại các khu công nghiệp và một vài trọng điểm kinh tế. Bảo vệ và duy trì sản xuất các khu công nghiệp cũng là bảo vệ uy tín của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế, giữ chân và tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, PGS.TS. Bùi Quang Tuấn cũng đề nghị đẩy mạnh chuyển đổi số, qua đó nâng cao năng suất lao động và bao trùm lên tất cả lĩnh vực, đẩy nhanh ở các lĩnh vực sát sườn với người dân như các ứng dụng chăm sóc sức khỏe - y tế, các ứng dụng giáo dục.

Sửa đổi, bổ sung kịp thời các chính sách là giải pháp hiệu quả nhằm hỗ trợ doanh nghiệp FDI
PGS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Cũng có quan điểm tương tự, PGS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhấn mạnh cần thay đổi quan điểm chống dịch và kế hoạch chống dịch phải đồng bộ, nhất quán, linh hoạt trong phản ứng với dịch bệnh mới có thể mở cửa trở lại, phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Chuyên gia này cũng đề xuất đẩy nhanh tốc độ tiêm phủ vaccine phòng COVID-19, cho phép doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước tự chủ hoạt động, thực hiện phòng chống dịch khi có đủ khoảng cách không gian giãn cách được phép hoạt động độc lập, tự thực hiện các điều kiện 5K, test nhanh và thường xuyên, khai báo đầy đủ với cơ quan quản lý.

Theo ông Chương, chính phủ và chính quyền các địa phương, thành phố phải có chính sách kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp (thuế, lãi suất, mặt bằng, các khoản phí và lệ phí...) để khôi phục lại chuỗi cung ứng trong bối cảnh "sống chung với dịch" khi người dân và người lao động đã đạt được sự miễn dịch cộng đồng.

Đồng thời, có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp hình thành chuỗi cung ứng ngắn, thay thế nguồn hàng nhằm phát huy mọi nguồn lực trong nước và nguồn tại chỗ, hạn chế sự phụ thuộc quá mức vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu do bị đứt gãy vì COVID-19.

Một giải pháp khác được PGS.TS Phạm Hồng Chương đưa ra là rà soát lại toàn bộ các chính sách và biện pháp thời gian qua, bổ sung kịp thời các chính sách, biện pháp cho phù hợp bối cảnh mới như chính sách thu hút lao động về trở lại sản xuất, chính sách an sinh xã hội đối với người lao động, đặc biệt là chính sách nhà ở cho lao động tại các khu công nghiệp.

Từng địa phương cần có chính sách hậu cần, logistics bài bản hơn, quan tâm đầu tư nhiều hơn các phương thức vận chuyển, kho hàng, bổ sung mặt hàng dự trữ Quốc gia và nâng tỷ lệ mức dự trữ Quốc gia, điều chỉnh Luật Dự trữ Quốc gia 2013 và xây dựng Chiến lược dự trữ Quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045 cho phù hợp với bối cảnh mới - ông Chương nói thêm.

Doanh nghiệp FDI tại TP.HCM cần thêm cơ chế để trở lại sản xuất sau dịch COVID-19 Doanh nghiệp FDI tại TP.HCM cần thêm cơ chế để trở lại sản xuất sau dịch COVID-19
Dịch bệnh COVID-19 đã có tác động mạnh vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Cùng với việc sản xuất sụt giảm, nhiều doanh nghiệp còn đang phải loay hoay trong việc đáp ứng Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng chống dịch COVID-19 khi quay trở lại sản xuất.
Bình Dương từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI Bình Dương từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI
Bình Dương đang từng bước hỗ trợ doanh nghiệp FDI khôi phục sản xuất bằng nhiều giải pháp. Nhờ đó, đã bước đầu khôi phục các hoạt động trong trạng thái bình thường mới, tạo được niềm tin lớn trong cộng đồng doanh nghiệp FDI.
Thời điểm chín muồi để doanh nghiệp FDI khôi phục sản xuất sau những ngày gặp khó khăn vì COVID-19 Thời điểm chín muồi để doanh nghiệp FDI khôi phục sản xuất sau những ngày gặp khó khăn vì COVID-19
Chiến dịch phòng, chống dịch COVID-19 trong điều kiện mới của Việt Nam đã bước sang giai đoạn thích ứng linh hoạt. Thời điểm này, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang nắm cơ hội rất lớn để phục hồi, tăng tốc trở lại.

Hoàng Nam

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/sua-doi-bo-sung-kip-thoi-cac-chinh-sach-la-giai-phap-hieu-qua-nham-ho-tro-doanh-nghiep-fdi-157285.html

In bài viết