THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 84/NQ-CP NGÀY 29/5/2020 CỦA CHÍNH PHỦ

Nhà đầu tư, doanh nghiệp FDI Nhật Bản mong muốn sớm sản xuất bình thường trở lại

08:02 | 28/09/2021

Qua trao đổi với các địa phương, đại diện cộng đồng doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam đều bày tỏ mong muốn sớm đưa hoạt động sản xuất trở lại bình thường thông qua những giải pháp như ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động, đơn giản hóa kiểm soát đi lại...
Đảm bảo an toàn cho công nhân là giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp FDI ở Vũng Tàu thích ứng với dịch COVID-19 Đảm bảo an toàn cho công nhân là giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp FDI ở Vũng Tàu thích ứng với dịch COVID-19
Trăn trở của doanh nghiệp FDI tại Đồng Nai và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi sản xuất sau COVID-19 Trăn trở của doanh nghiệp FDI tại Đồng Nai và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi sản xuất sau COVID-19

Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM và Văn phòng Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP.HCM, các doanh nghiệp FDI Nhật Bản đã có giải pháp xử lý trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

Các doanh nghiệp mong muốn được cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác về tình hình dịch bệnh và phương hướng xử lý; đảm bảo lưu thông trên thị trường đầy đủ các vật phẩm thiết yếu như khẩu trang, dung dịch sát khuẩn; đảm bảo các chuyến bay giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng như sớm nới lỏng các hạn chế nhập cảnh.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp FDI Nhật Bản còn kiến nghị liên quan tới việc cấp giấy phép lao động, visa, thẻ tạm trú như bình thường, sớm mở cửa trường học, hỗ trợ lương tạm nghỉ việc nếu có lệnh cấm ra ngoài…

Đối thoại với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Hirai Shinji - Trưởng đại diện Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP.HCM, cho biết các công ty Nhật Bản rất cẩn thận trọng trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy mới nên muốn khảo sát thực địa. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp FDI gặp khó vì Việt Nam quy định tăng thời gian cách ly từ 2 lên 4 tuần.

Nhà đầu tư, doanh nghiệp FDI Nhật Bản mong muốn sớm sản xuất bình thường trở lại
Ông Hirai Shinji - Trưởng đại diện JETRO tại TP.HCM (Ảnh: VGP/Băng Tâm)

Ông Hirai Shinji chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp FDI khi nhiều tỉnh thành tại Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội. Các dây chuyền sản xuất ô tô tại Nhật Bản đã ngừng hoạt động do nguồn cung cấp phụ tùng ô tô - như bộ phận dây đai điện - từ Việt Nam bị gián đoạn. Thực hiện quy định "3 tại chỗ", nhiều nhà cung cấp tại Việt Nam đã tạm ngừng sản xuất hoặc giảm sản lượng.

Theo đại diện JETRO TP.HCM, việc tạm dừng sản xuất như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý của nhà đầu tư Nhật Bản. Nếu cung cấp vaccine đầy đủ cho người lao động và người dân, sớm đưa hoạt động sản xuất về lại bình thường, thì đây sẽ là hình mẫu thành công cho các địa phương áp dụng.

Tiếp đó, ngày 24/9, ông Ikeda Naoatsu, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản (Chi hội Đà Nẵng), đề nghị TP. Đà Nẵng sớm bãi bỏ giấy đi đường, cho phép người đã tiêm đủ liều vaccine COVID-19 được di chuyển tự do toàn quốc.

Đánh giá chính sách chống dịch của Đà Nẵng khiến doanh nghiệp gặp khó khi duy trì hoạt động, ông Ikeda Naoatsu cho biết, các công ty Nhật Bản nói rằng tuyển được nhân sự mới mà không có giấy đi đường nên nhân sự không tới được công ty, không ký được hợp đồng và làm việc được.

"Chúng tôi mong muốn hủy bỏ giấy đi đường để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp, có thể thay vào đó là chứng nhận đã tiêm chủng. Ngoài ra, các công ty quy mô lớn tốn rất nhiều nhân lực để làm thủ tục xin giấy đi đường cho hàng ngàn nhân viên, nhiều lúc không kịp thời hạn chính quyền đặt ra" - đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Đà Nẵng nhấn mạnh.

Nhà đầu tư, doanh nghiệp FDI Nhật Bản mong muốn sớm sản xuất bình thường trở lại
Nhà đầu tư, doanh nghiệp FDI Nhật Bản mong muốn sớm sản xuất bình thường trở lại (Ảnh minh họa)

Ông Ikeda Naoatsu cũng đề xuất cho phép tài xế đã tiêm vaccine được hoạt động dễ dàng hơn và di chuyển bình thường giữa các khu vực, những người đã tiêm đầy đủ vaccine được lập tức đi lại trong nước. Rút ngắn thời gian cách ly chuyên gia nhập cảnh vào Việt Nam căn cứ trên hộ chiếu vaccine và kết quả xét nghiệm RT-PCR.

Chia sẻ ý kiến về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp FDI Nhật Bản tại Việt Nam, ông Watanabe Nobuhiro, Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM, khẳng định các công ty Nhật Bản luôn tuân thủ nghiêm quy định về phòng, chống dịch của Việt Nam. Tuy nhiên, dịch bệnh diễn biến phức tạp trong thời gian dài khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh.

Theo ông Watanabe Nobuhiro, để có thể sớm khôi phục kinh tế, thì việc tiêm vaccine sớm là điều rất cần thiết. Ông đề nghị các cấp chính quyền xem xét, chỉ đạo để sớm tiêm vaccine cho công dân Nhật Bản đang có nguyện vọng, cũng như việc tiêm vaccine cho người lao động Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản.

Doanh nghiệp FDI tại TP.HCM cần thêm cơ chế để trở lại sản xuất sau dịch COVID-19 Doanh nghiệp FDI tại TP.HCM cần thêm cơ chế để trở lại sản xuất sau dịch COVID-19
Dịch bệnh COVID-19 đã có tác động mạnh vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Cùng với việc sản xuất sụt giảm, nhiều doanh nghiệp còn đang phải loay hoay trong việc đáp ứng Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng chống dịch COVID-19 khi quay trở lại sản xuất.
Bình Dương từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI Bình Dương từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI
Bình Dương đang từng bước hỗ trợ doanh nghiệp FDI khôi phục sản xuất bằng nhiều giải pháp. Nhờ đó, đã bước đầu khôi phục các hoạt động trong trạng thái bình thường mới, tạo được niềm tin lớn trong cộng đồng doanh nghiệp FDI.
Doanh nghiệp FDI thành công áp dụng '3 tại chỗ' trong mùa dịch Doanh nghiệp FDI thành công áp dụng '3 tại chỗ' trong mùa dịch
Phương án "3 tại chỗ'" đã được nhiều doanh nghiệp FDI áp dụng để giữ vững sản xuất, duy trì chuỗi cung ứng, đồng thời cùng với chính quyền địa phương kiểm soát dịch bệnh COVID-19.

Nam Linh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nha-dau-tu-doanh-nghiep-fdi-nhat-ban-mong-muon-som-san-xuat-binh-thuong-tro-lai-157201.html

In bài viết