Cuộc sống mới của người dân vùng biên giới Bản Phùng

Cuộc sống mới của người dân vùng biên giới Bản Phùng

10:10 | 09/09/2021

BHG - Nằm nép mình dưới đỉnh núi Lủng Cẩu, các hộ dân tộc La Chí xã Bản Phùng (Hoàng Su Phì) sinh sống quần tụ từ bao đời nay. Dù hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, giao thông cách trở, nhưng người dân đã tự lực vượt qua khó khăn, cùng với các nguồn lực đầu tư của Đảng, Nhà nước, đồng lòng thực hiện giảm nghèo, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của cha ông, xây dựng cuộc sống mới.
Lửa hồng ở làng cổ vùng biên giới Tây Nguyên Lửa hồng ở làng cổ vùng biên giới Tây Nguyên
Cán bộ, chiến sỹ Biên phòng huyện biên giới Mèo Vạc kiên cường chống "giặc Covid 19" Cán bộ, chiến sỹ Biên phòng huyện biên giới Mèo Vạc kiên cường chống "giặc Covid 19"
Trao yêu thương cho trẻ em nghèo nơi biên giới Trao yêu thương cho trẻ em nghèo nơi biên giới

Nằm nép mình dưới đỉnh núi Lủng Cẩu, các hộ dân tộc La Chí xã Bản Phùng (Hoàng Su Phì) sinh sống quần tụ từ bao đời nay. Dù hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, giao thông cách trở, nhưng người dân đã tự lực vượt qua khó khăn, cùng với các nguồn lực đầu tư của Đảng, Nhà nước, đồng lòng thực hiện giảm nghèo, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của cha ông, xây dựng cuộc sống mới.

Một góc xã Bản Phùng (Hoàng Su Phì).
Một góc xã Bản Phùng (Hoàng Su Phì).

Do sinh sống ở địa hình có độ dốc lớn, bị chia cắt bởi nhiều khe suối, giao thông đi lại khó khăn nên hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế của người La Chí Bản Phùng. Trong suốt quá trình mưu sinh ở vùng đất hiểm trở với nhiều dãy núi cao, khe sâu, đã giúp họ sáng tạo nên kỹ thuật canh tác trên đất dốc, khai phá các sườn đồi để hình thành ruộng bậc thang. Cây lúa nước là loại cây trồng chủ yếu, là nguồn lương thực chính phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày của người La Chí xã Bản Phùng.

Bà Ly Thị Ún, xã Bản Phùng cho biết: Trước đây, do thiếu nước, chỉ cấy được lúa 1 vụ, nên sau khi thu hoạch lúa xong thì các gia đình thường để đất hoang hóa đến tháng 4, tháng 5 năm sau mới cày, cấy vụ mới. Nhiều năm trở lại đây, được sự tuyên truyền, vận động của lãnh đạo xã, các thôn tích cực thâm canh tăng vụ, thu hoạch lúa xong thì trồng thêm các cây ngô, đậu tương, rau xanh các loại. Hơn nữa, nhiều loại giống lúa mới phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng cũng được đưa vào sản xuất như Kim ưu 725, Nhị ưu, HT1 với tỷ lệ trên 90% diện tích cho năng suất và sản lượng bình quân đạt gần 60 tạ/ha. Nhờ đó, giúp an ninh lương thực trên địa bàn được bảo đảm, không xảy ra tình trạng thiếu đói vào mùa giáp hạt như trước đây.

Homestay của gia đình anh Vương Quế Phong, thôn Tô Meo.
Homestay của gia đình anh Vương Quế Phong, thôn Tô Meo.

Bí thư Đảng ủy xã, Triệu Tiến Quang cho biết: Cùng với thâm canh, tăng vụ trên diện tích đất canh tác, chính quyền xã đang tập trung khuyến khích người dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, phát triển các cây ăn quả có thế mạnh như lê, mận Máu, Hồng không hạt. Tiến hành xây dựng cánh đồng mẫu để sản xuất lúa gạo chất lượng cao với giống gạo Đỏ bản địa, phấn đấu xây dựng sản phẩm gạo Đỏ thành sản phẩm OCOP của địa phương.

Với diện tích hơn 100 ha, ruộng bậc thang ở Bản Phùng không chỉ đem lại no ấm cho người dân bản địa mà còn tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Những nếp nhà sàn bình yên nằm nép mình bên thửa ruộng bậc thang uốn lượn, thoắt ẩn, thoắt hiện trong làn mây giăng lãng đãng tạo nên vẻ đẹp vô cùng hấp dẫn du khách. Những năm gần đây, Bản Phùng được đông đảo du khách gần, xa biết đến như một địa điểm ngắm ruộng bậc thang đẹp nhất của huyện Hoàng Su Phì, bởi vẻ đẹp nguyên sơ và hòa quyện của cảnh sắc thiên nhiên. Khai thác lợi thế mà thiên nhiên ban tặng, người La Chí nơi đây bắt đầu biết làm du lịch, dịch vụ để nâng cao thu nhập.

Dừng chân tại homestay của anh Vương Quế Phong, thôn Tô Meo, một người con của dân tộc La Chí tiên phong làm dịch vụ tại xã Bản Phùng. Trong ngôi nhà sàn bê tông sạch đẹp phục vụ du khách của gia đình, anh Phong hồ hởi cho biết: Từ lâu tôi đã nhen nhóm ý tưởng làm du lịch; ban đầu tôi làm xe ôm, hướng dẫn viên, đưa du khách đến các điểm tham quan; khi họ có nhu cầu ở lại, tôi sẽ đưa họ về ăn, nghỉ tại gia đình. Mấy năm gần đây, được sự hướng dẫn, khuyến khích của lãnh đạo xã, tôi mạnh dạn đầu tư xây dựng ngôi nhà sàn bê tông để phục vụ du khách. Cuối năm 2020, tôi mở rộng thêm diện tích, hiện nay ngôi nhà này của tôi có thể phục vụ tối đa khoảng 80 người. Tuy nhiên, hơn 1 năm trở lại đây, do dịch Covid – 19 bùng phát nên cũng ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch, dịch vụ.

Ngoài gia đình anh Phong, ngày càng có nhiều hộ mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà nghỉ cộng đồng như gia đình anh Phạm Đức Hiếu, Long Văn Cảm… vừa đáp ứng nhu cầu của du khách, vừa tạo việc làm, nâng cao thu nhập. Đồng bào La Chí cũng ngày càng đổi mới nhận thức về phát triển du lịch, dịch vụ, nhiều gia đình đã động đầu tư, mua sắm xây dựng homestay, tự học thêm ngoại ngữ cũng như các kỹ năng làm du lịch. Đến nay, xã Bản Phùng có gần 10 hộ làm dịch vụ homestay, thu nhập đạt từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Để phát triển du lịch, người La Chí xã Bản Phùng còn tích cực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo mà cha ông để lại, thông qua ngôn ngữ, trang phục, dân ca, dân vũ và các lễ hội truyền thống. Điển hình như Tết Khu cù tê, Lễ cúng Hoàng Vần Thùng và các nghi lễ liên quan đến mùa vụ như Lễ mừng cơm mới, Lễ mở kho xin giống… tạo điểm nhấn văn hóa riêng biệt, thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Chung sức, đồng lòng thực hiện giảm nghèo, thay đổi phương thức sản xuất gắn với khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, dịch vụ và bảo tồn văn hóa truyền thống, cộng đồng dân tộc La Chí xã Bản Phùng đã tạo nên diện mạo mới cho vùng đất nguyên sơ dưới chân núi Lủng Cẩu. Một bức tranh KT - XH với những gam màu tươi sáng đang được vẽ nên bởi chính những bàn tay cần cù của con người nơi đây.

Tuyên truyền pháp luật cho người dân vùng biên giới bằng dân ca Tuyên truyền pháp luật cho người dân vùng biên giới bằng dân ca
Thời gian qua, Đồn Biên phòng Nhôn Mai, BĐBP Nghệ An đã sử dụng đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến cán bộ, nhân dân trên địa bàn biên giới do đơn vị phụ trách. Đặc biệt, Thượng tá Nguyễn Thế Hùng, Chính trị viên Đồn Biên phòng Nhôn Mai còn viết lời tổ khúc dân ca tuyên truyền pháp luật, phổ biến công tác phòng, chống dịch Covid-19, được nhân dân địa phương hào hứng đón nhận.
Những “Chuyến xe 0 đồng” ấm lòng người dân vùng biên giới Những “Chuyến xe 0 đồng” ấm lòng người dân vùng biên giới
Những ngày qua, các đơn vị BĐBP đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các “Chuyến xe 0 đồng” để trao quà cho các hộ dân trên khu vực biên giới có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Những “đầu tàu” ở vùng biên giới Gia Lai Những “đầu tàu” ở vùng biên giới Gia Lai
Nhiều năm qua, những người có uy tín, già làng, trưởng thôn là cầu nối đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đông đảo nhân dân. Họ đã phát huy tối đa vai trò của mình trong công tác vận động, tuyên truyền người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, từ bỏ những tập tục lạc hậu để đưa thôn, làng phát triển hơn, đồng thời, giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới.

Nguyễn Phương

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/cuoc-song-moi-cua-nguoi-dan-vung-bien-gioi-ban-phung-150261.html

In bài viết