Đức thảo luận với Trung Quốc về tình hình Biển Đông

08:59 | 08/07/2021

Hãng tin Reuters ngày 6-7, dẫn thông cáo từ Bộ Quốc phòng Đức, cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Kramp-Karrenbauer đã thảo luận tình hình Biển Đông với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc.
‘Nhóm Bạn bè’ sẽ vá ‘lỗ hổng’ Công ước Luật biển UNCLOS 1982 ‘Nhóm Bạn bè’ sẽ vá ‘lỗ hổng’ Công ước Luật biển UNCLOS 1982
Biển Đông trong cuộc cạnh tranh bằng đại dự án giữa Trung Quốc và G7 Biển Đông trong cuộc cạnh tranh bằng đại dự án giữa Trung Quốc và G7
Trung Quốc thông báo tập trận cả tuần ở Biển Đông Trung Quốc thông báo tập trận cả tuần ở Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Đức nhắc Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc về phán quyết Biển Đông - Ảnh 1.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer - Ảnh: REUTERS

Trong cuộc họp trực tuyến với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer đã đề cập tới phán quyết về Biển Đông năm 2016.

Phán quyết năm 2016 là kết quả vụ Philippines kiện tuyên bố chủ quyền "đường lưỡi bò" (hay "đường chín đoạn") của Trung Quốc ở Biển Đông. Tới nay Bắc Kinh được cho vẫn ngó lơ phán quyết này.

Cũng trong buổi họp trực tuyến này, phía Đức bàn về việc Đức triển khai tàu chiến tới Biển Đông trong năm nay. Ngoài ra, bà Kramp-Karrenbauer cũng nhắc ông Ngụy Phượng Hòa về tầm quan trọng của việc tuân thủ phán quyết của tòa án quốc tế năm 2016.

Trước đó, vào tháng 3 năm nay, Đức đã xác nhận một tàu hộ vệ tên lửa của Đức đã đi ngang qua Biển Đông vào tháng 8.

Đây là lần đầu tiên một tàu chiến Đức đi qua Biển Đông sau gần 20 năm, kể từ 2002.

Các thông tin liên quan cho thấy tàu Đức sẽ không đi qua khu vực 12 hải lý tính từ các thực thể tranh chấp ở Biển Đông. Tuy vậy, động thái của Berlin vẫn được phía Mỹ ca ngợi, còn Trung Quốc lên tiếng cảnh báo.

Trong một cuộc họp báo một ngày sau đó, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân nhấn mạnh mọi quốc gia đều có quyền tự do đi lại trên biển và bay qua không phận ở Biển Đông, nhưng điều này không nên được dùng như cái cớ đe dọa chủ quyền, an ninh quốc gia của các nước ven biển.

Năm nay, Đức chỉ là một trong số nhiều nước châu Âu quyết định đưa tàu chiến tới Biển Đông.

G7 kích hoạt 'liên minh' ngăn chặn Trung Quốc chiếm Biển Đông? G7 kích hoạt 'liên minh' ngăn chặn Trung Quốc chiếm Biển Đông?
Sau cuộc họp thượng đỉnh của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), các nhà lãnh đạo đã thống nhất ra tuyên bố chung đề cập đến những vấn đề “nóng” của thế giới. Biển Đông là một trong những nội dung quan trọng của tuyên bố này.
Biển Đông là rào cản trong quan hệ Trung Quốc - Indonesia Biển Đông là rào cản trong quan hệ Trung Quốc - Indonesia
Giới chuyên gia về chính sách đối ngoại nhận định việc thiết lập đối thoại cấp cao giữa Trung Quốc và Indonesia sẽ đưa hai nước xích lại gần nhau hơn nhưng Biển Đông sẽ vẫn là rào cản trong mối quan hệ song phương.
Tàu sân bay Ronald Reagan cùng nhóm chiến hạm hộ tống tiến vào Biển Đông Tàu sân bay Ronald Reagan cùng nhóm chiến hạm hộ tống tiến vào Biển Đông
Đây là lần đầu tiên nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan hoạt động ở Biển Đông trong năm 2021 và dự kiến triển khai các hoạt động huấn luyện tác chiến tại đây.

Tuấn Anh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/duc-thao-luan-voi-trung-quoc-ve-tinh-hinh-bien-dong-144290.html

In bài viết