Học lời Bác Hồ dạy về sáng tạo khoa học công nghệ trong sản xuất

09:35 | 21/06/2021

“Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho CNXH thắng lợi…” – lời Bác Hồ dặn tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội phổ biến Khoa học Kỹ thuật Việt Nam ngày 18-5-1963 đã trở thành kim chỉ nam xuyên suốt cho sự phát triển khoa học công nghệ của nước nhà gần 60 năm qua.
Người khai sinh và đặt nền móng cho báo chí Cách mạng Việt Nam Người khai sinh và đặt nền móng cho báo chí Cách mạng Việt Nam
Không chỉ là một Anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam và cũng là nhà báo lỗi lạc của nền báo chí ấy. 96 năm qua, đến nay những lời dạy của Người về báo chí vẫn là tài sản quý đối nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Dịch và giới thiệu sách về Bác nhằm lan tỏa những giá trị, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới độc giả Nga Dịch và giới thiệu sách về Bác nhằm lan tỏa những giá trị, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới độc giả Nga
Vừa qua, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp với Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga đã tổ chức dịch và xuất bản nhiều sách viết về Bác Hồ sang tiếng Nga. Trong đó có tác phẩm "Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923-1938)" của tập thể tác giả Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (PGS, TS. Nguyễn Thị Kim Dung chủ biên).

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhìn nhận khoa học công nghệ là một động lực lịch sử, một lực lượng cách mạng và xem trọng nguồn lực trí tuệ hơn là nguồn lực vật chất trong việc phát triển đất nước.

Thực tế, Người nói và viết riêng về KHCN không nhiều, mà thường gắn với các lĩnh vực khác nhân dịp dự hội nghị tổng kết các ngành hay nhân dịp đi thăm địa phương và cơ sở. Nhưng trong mọi bài nói, bài viết bình dị, gần gũi, Bác đã lồng ghép những bài học sâu sắc về vai trò và trách nhiệm của khoa học công nghệ đồng hành cùng sự phát triển kinh tế để đưa đất nước đi lên.

Trong Đại hội Đại biểu Hội Phổ biến khoa học và kỹ thuật (KH&KT) Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất (tiền thân của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam), Người nói: “Chúng ta đều biết rằng trình độ khoa học và kỹ thuật của ta hiện nay còn thấp kém. Lề lối sản xuất chưa cải tiến được nhiều. Cách thức làm việc còn nặng nhọc. Năng suất lao động còn thấp. Phong tục tập quán lạc hậu nhiều.

Nhiệm vụ của khoa học là ra sức cải biến những cái đó…Khoa học phải tự sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi… Các cô, các chú phải ra sức đem hiểu biết khoa học và kỹ thuật của mình truyền bá rộng rãi trong nhân dân lao động, để nhân dân thi đua sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ…” – Bác nhấn mạnh.

Ảnh tư liệu
Trong lời kêu gọi thi đua ái quốc, Bác Hồ đã động viên trí thức thi đua sáng tác và nghiên cứu phát minh

Nhìn lại lịch sử, có thể thấy giai đoạn Bác giữ trọng trách Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước cho đến khi mất (1945-1969) là giai đoạn “lửa thử vàng” có tính sống còn của đất nước, dân tộc. Bác và Đảng phải tập trung trí tuệ để giải quyết nhiều vấn đề lớn và cấp bách của cách mạng. Lúc đó, Người vừa phải xây dựng nhà nước non trẻ, vừa xây dựng quân đội, kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa xóa giặc đói, diệt giặc dốt, cải cách ruộng đất, cải cách dân chủ, đàm phán và thực hiện hiệp định Giơnevơ về phân chia tạm thời 2 miền đất nước, xây dựng quan hệ sản xuất mới chủ nghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ để bảo vệ miền Bắc và xây dựng Mặt trận giải phóng dân tộc ở miền Nam, đấu tranh thống nhất nước nhà...

Thế nhưng, giữa trăm công nghìn việc phải lo, Bác vẫn sớm quan tâm đến lĩnh vực khoa học và công nghệ. Dù lúc bấy giờ, Bác và Đảng ta chưa có điều kiện bàn định sâu, cụ thể và toàn diện về khoa học và công nghệ nhưng qua thực tiễn, công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã đạt được một số thành tựu quan trọng, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ công tác quốc phòng.

Năm 1958, Bác đã gửi thông điệp cho toàn Đảng, toàn dân "Chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học chắc chắn sẽ đưa loài người đến hạnh phúc vô tận". Nói đi đôi với làm, năm 1959, Bác đã ký sắc lệnh thành lập Uỷ ban khoa học và kỹ thuật nhà nước. Đến năm 1960, Đảng ta tổ chức đại hội lần thứ III, Bác tái giữ chức chủ tịch Đảng và đây là đại hội đầu tiên bàn định chủ trương xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Ngay từ lúc đó, trong Văn kiện Nghị quyết đại hội Đảng đã bước đầu chính thức đặt vấn đề tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa về tư tưởng, văn hóa và khoa học kỹ thuật, đồng thời có sự định hướng phát triển khoa học kỹ thuật.

Song hành với đó, Bác đã sớm ý thức việc phát triển đất nước cần có nguồn lực. Thay vì giữ suy nghĩ “Việt Nam rừng vàng, biển bạc, tài nguyên dồi dào”, Bác đặc biệt nguồn lực trí tuệ với khả năng sáng tạo là vô hạn. Vì lẽ đó, Bác sớm coi trọng trí thức dân tộc. Tài nguyên thiên nhiên nào rồi cũng cạn kiệt, nhưng sự sáng tạo của con người là vô biên. Tại đại hội chiến sỹ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc ngày 1-5-1952, Bác đã nhấn mạnh "Trí khôn, sáng kiến, học hỏi, tiến bộ và tinh thần hy sinh của người ta không có giới hạn, nó cứ tiến mãi".

Chủ tịch Hồ Chí Minh có quan điểm biện chứng liên quan đến khoa học công nghệ và Người nói rõ "Sáng kiến không phải cái gì kỳ lạ hay chung chung, trừu tượng mà chỉ là kết quả của sự nghiên cứu, suy nghĩ trong những hoàn cảnh, những điều kiện bình thường, rất phổ thông, rất thiết thực". Hiểu rộng ra là sản phẩm khoa học công nghệ nói chung cũng như vậy. Ở tầm sáng tạo lớn, có ảnh hưởng rộng là phát minh, bao hàm cả sáng chế. Ở tầm thấp hơn, nhỏ hơn thì là sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Tất cả đều là sản phẩm được sáng tạo ra khi cuộc sống thúc bách.

"Sáng kiến và kinh nghiệm là của quý chung của dân tộc. Không biết quý trọng và phổ biến kinh nghiệm tức là lãng phí của dân tộc", vì vậy, Bác sớm có chủ trương kết hợp nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp với phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của quần chúng. Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng thành công trên nền tảng của cơ sở vật chất hiện đại, khoa học công nghệ tiên tiến. Mỗi lần đi thăm, nói chuyện với cán bộ xí nghiệp, cán bộ hợp tác xã, Bác đều nhắc nhở phải ra sức phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Theo Bác, xây dựng quan hệ sản xuất mới, cải tiến quản lý phải đi đôi với cải tiến kỹ thuật, xây dựng nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật mới bảo đảm thắng lợi toàn diện, bền vững.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có một luận điểm hết sức quan trọng về động lực sáng tạo. Cũng từ năm 1947, trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc", Người nói: "Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái và người khác cũng học theo.

Chỉ sau ngày công bố tuyên ngôn độc lập 2 tháng, với cương vị Chủ tịch nước, thông qua báo cứu quốc, Người đã kêu gọi hiền tài. Lúc bấy giờ, đất nước đang rất cần những người có tài trên các lĩnh vực ngoại giao, quân sự, kinh tế, giáo dục, khoa học. Trong lời kêu gọi thi đua ái quốc, Bác đã động viên trí thức thi đua sáng tác và nghiên cứu phát minh. Theo đó, biết bao nhân sĩ, trí thức đã vượt qua gian khổ, hy sinh, lập nên những kỳ tích khoa học và công nghệ trong kháng chiến chống thực dân Pháp và được lưu danh như: Hồ Đắc Di, Nguyễn Văn Tố, Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng, Trần Đại Nghĩa, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ....

Sự cống hiến của họ xuất phát từ lòng yêu nước, từ sự trọng dụng nhân tài của Đảng, Nhà nước ta, từ sự chinh phục bằng tầm cao trí tuệ và nhân cách vĩ nhân của Bác. Có thể nói rằng, thời gian đầu, các nhà khoa học Việt kiều chưa hiểu nhiều về đảng, về cách mạng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, họ theo Bác về nước chủ yếu là do Bác chinh phục bằng tầm cao trí tuệ và nhân cách vĩ nhân của Bác chứ chính sách đãi ngộ của nhà nước lúc bấy giờ chưa có gì. Ngay sau khi hòa bình năm 1954 và thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cùng với phát triển giáo dục đào tạo trong nước, hàng vạn cán bộ, sinh viên được Đảng, Nhà nước và Bác cử ra nước ngoài (Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa) học tập, nghiên cứu. Ngày nay, họ đã trở thành những nhà khoa học đầu đàn và đội ngũ trí thức nòng cốt của đất nước, đạt được nhiều thành tựu to lớn trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tôn vinh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Người khai sinh và đặt nền móng cho báo chí Cách mạng Việt Nam Người khai sinh và đặt nền móng cho báo chí Cách mạng Việt Nam
Không chỉ là một Anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam và cũng là nhà báo lỗi lạc của nền báo chí ấy. 96 năm qua, đến nay những lời dạy của Người về báo chí vẫn là tài sản quý đối nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Những người bạn Ấn Độ thể hiện tình yêu Bác Hồ bài hát, tiếng đàn, hội thảo Những người bạn Ấn Độ thể hiện tình yêu Bác Hồ bài hát, tiếng đàn, hội thảo
Ngày 19/5, Ủy ban đoàn kết Ấn-Việt bang Tây Bengal (Ấn Độ) tổ chức hội thảo kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2021) bằng hình thức trực tuyến mang tên "Bác Hồ: tư tưởng và lý tưởng".
Bác Hồ với cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên Bác Hồ với cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên
Ngày 6/1/1946, 4 tháng từ ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giữa bộn bề khó khăn, đông đảo cử tri trong cả nước đã đi bỏ phiếu.

PV

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/hoc-loi-bac-ho-day-ve-sang-tao-khoa-hoc-cong-nghe-trong-san-xuat-142790.html

In bài viết