Mỹ điều thêm chiến hạm đến Biển Đông

14:23 | 09/04/2021

Thông tin từ tổ chức theo dõi tình hình Biển Đông SCSPI thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 8.4 cho biết một nhóm tàu đổ bộ Mỹ Makin Island vừa vào Biển Đông từ Ấn Độ Dương.
Cận cảnh Hạm đội Biển Đen tập trận tấn công trên không tại Crimea Cận cảnh Hạm đội Biển Đen tập trận tấn công trên không tại Crimea
Pháp điều chiến hạm tới Biển Đông để tham gia tập trận cùng Bộ Tứ kim cương Pháp điều chiến hạm tới Biển Đông để tham gia tập trận cùng Bộ Tứ kim cương
Mỹ triển khai chiến lược mới nhằm kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông Mỹ triển khai chiến lược mới nhằm kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông

Nhóm tàu đổ bộ Makin Island gồm có tàu đổ bộ tấn công USS Makin Island LHD-8 và tàu đổ bộ USS San Diego LPD-22. Trước đó vào ngày 5.4, nhóm tàu này vẫn còn hoạt động ở Ấn Độ Dương, theo chuyên trang USNI News.

Vào ngày 6-7.4, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của hải quân Mỹ đã tiến hành tập trận với không quân Hoàng gia Malaysia ở Biển Đông sau khi nhóm tàu này ngày 4.4 vào khu vực từ Ấn Độ Dương thông qua Malacca.

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt cũng như nhóm tàu đổ bộ Makin Island đến Biển Đông sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 23.3 bày tỏ quan ngại về tình trạng nhiều tàu bị cho là thuộc dân quân biển Trung Quốc hiện diện trái phép gần đá Ba Đầu trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Mỹ điều thêm chiến hạm đến Biển Đông
Tàu đổ bộ tấn công USS Makin Island LHD-8 của Mỹ. Ảnh: Báo Thanh niên

Hải quân Mỹ cho biết nhóm tác chiến Theodore Roosevelt và không quân Malaysia tham gia diễn tập khoa mục không chiến giữa các loại tiêm kích do Nga và Mỹ sản xuất. Chiến đấu cơ hai nước còn diễn tập hiệp đồng tác chiến trên không.

Malaysia là thành viên Hiệp ước Phòng thủ Ngũ cường ký với các nước Anh, Australia, New Zealand và Singapore, do đó nước này được coi là đồng minh quân sự với Mỹ, quốc gia có liên minh quân sự với Australia và New Zealand.

Cuộc diễn tập song phương giữa Mỹ và Malaysia diễn ra trong bối cảnh hơn 200 tàu Trung Quốc neo đậu trái phép tại bãi đá ngầm trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các tàu vỏ sắt cỡ lớn này thả neo tại chỗ, không có bất cứ hoạt động đánh bắt nào dù trời trong xanh và thời tiết thuận lợi.

Philippines khẳng định những tàu này do "dân quân biển Trung Quốc" điều khiển, song Trung Quốc phủ nhận, cho rằng đây chỉ là "tàu cá" đang neo đậu tránh thời tiết xấu. Sau nhiều ngày neo đậu, khoảng 210 tàu Trung Quốc đã tỏa đi các đá ngầm và đảo khác trong khu vực, 44 tàu vẫn ở bãi đá ngầm gần đảo Sinh Tồn Đông.

Nhiều nước đã lên tiếng bày tỏ lo ngại tình hình căng thẳng mới ở khu vực và phản đối động thái mang tính đe dọa của đội tàu Trung Quốc. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ và người đồng cấp Philippines hôm 31/3 cùng bày tỏ quan ngại về sự kiện này và cam kết "tiếp tục phối hợp chặt chẽ ứng phó với các thách thức ở Biển Đông".

Việc tàu khu trục Mỹ USS John S. McCain ngày 7.4 đi qua eo biển Đài Loan, đánh dấu lần thứ 4 từ đầu năm đến nay, chiến hạm Mỹ đi qua khu vực, trong bối cảnh Trung Quốc điều thêm chiến đấu cơ áp sát Đài Loan và cho tàu sân bay diễn tập gần vùng lãnh thổ này, theo Reuters.

Tàu cá Trung Quốc tập trung tại Đá Ba Đầu là vi phạm luật pháp quốc tế Tàu cá Trung Quốc tập trung tại Đá Ba Đầu là vi phạm luật pháp quốc tế
Việc Trung Quốc mới đây bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên đưa tàu vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đã làm dấy lên nhiều lo ngại về việc đảm bảo ổn định và hòa bình trong khu vực. Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu bài viết trên báo Quốc tế của nghiên cứu sinh TS. Trần Hữu Duy Minh, Giảng viên khoa Luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao về những hệ lụy nguy hiểm từ quyết định này của Trung Quốc.
Tàu sân bay Mỹ vào Biển Đông Tàu sân bay Mỹ vào Biển Đông
Nhóm tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã tiến vào Biển Đông, trong bối cảnh tình hình khu vực đang nóng dần lên thời gian qua.
Vấn đề Biển Đông: Chuyên gia quốc tế khẳng định Trung Quốc đang 'dàn đội hình' tại Đá Ba Đầu Vấn đề Biển Đông: Chuyên gia quốc tế khẳng định Trung Quốc đang 'dàn đội hình' tại Đá Ba Đầu
Theo chuyên gia người Philippines Jay Batongbacal, việc Trung Quốc cho tàu thuyền neo đậu tại Đá Ba Đầu tương tự như chiến thuật mà nước này đã áp dụng với Đá Vành Khăn vào những năm 1990.

Quỳnh Anh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/my-dieu-them-chien-ham-den-bien-dong-135686.html

In bài viết