AICHR trên chặng đường phát triển vì quyền con người

09:28 | 24/10/2020

Ủy ban liên chính phủ ASEAN về quyền con người (AICHR) được thành lập trên cơ sở Điều 14 Hiến chương ASEAN với một Quy chế hoạt động do các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN thông qua tháng 10/2009. AICHR hoạt động không chỉ bảo vệ quyền con người mà còn có những đóng góp nhằm thúc đẩy cơ hội phát triển và bảo đảm hòa bình khu vực. Năm 2020, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN, đồng thời Chủ tịch trong AICHR.
10 năm khẳng định vị trí chuyên ngành hàng đầu về quyền con người 10 năm khẳng định vị trí chuyên ngành hàng đầu về quyền con người

Ngày 30/7, tại Hà Nội, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền của Chính phủ tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm ...

“Quyền con người” là gì? “Quyền con người” là gì?

Ngày nay, Việt Nam đang là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của Hội đồng Nhân quyền, đặc biệt trong tiến trình ...

Trong suốt chặng đường phát triển của tổ chức, Việt Nam là một trong các thành viên có nhiều đóng góp ý nghĩa cho sự phát triển và thành công chung cho AICHR. Cho đến nay, thiết chế nhân quyền của ASEAN trong chừng mực nhất định đã được nhìn nhận là một thiết chế có các hoạt động gắn với ba trụ cột an ninh - chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội.

Chặng đường phát triển mới vì quyền con người

Sau khi được thành lập vào năm 1967, ASEAN từng bước được củng cố và đã trở thành Cộng đồng ASEAN (tháng 12/2015), một trong các lĩnh vực được quan tâm và chú trọng chính là lĩnh vực bảo vệ quyền con người trong khu vực cũng như tại các quốc gia thành viên. Cùng với Hiến chương ASEAN, hàng loạt các văn kiện quan trọng khác đã góp phần vào việc hoàn thiện khung pháp luật và thể chế cho việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực thuộc loại năng động. Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) đã ra đời vào năm 2009.

Kể từ khi thành lập, AICHR có nhiệm vụ xây dựng các nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong khu vực thông qua giáo dục, giám sát, phổ biến các giá trị và tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế theo quy định của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người. Tuy nhiên, khác với các cơ chế nhân quyền ở các khu vực khác, AICHR đảm đương vai trò là một cơ quan tham vấn liên chính phủ (theo Điều 4 Quy chế hoạt động của AICHR).

Quy chế để mở cho việc kiểm điểm lại quy định này sau 05 năm kể từ khi Ủy ban đi vào hoạt động. Việc kiểm điểm này sẽ được thực hiện bởi Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, với mục đích hướng đến việc tăng cường hiệu quả thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong khu vực (Điều 9.6 của Quy chế). AICHR cũng là cơ quan thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, hợp tác khu vực về nhân quyền trong các thành viên của ASEAN.

Dựa trên Quy chế được ban hành, AICHR chịu trách nhiệm về điều phối, hợp tác nhân quyền trong khu vực. AICHR có các chức năng và nhiệm vụ trong nhiều lĩnh vực thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, cụ thể như: xây dựng chiến lược, tăng cường nhận thức, thu thập thông tin, triển khai nghiên cứu, khuyến khích các nước thành viên ASEAN xem xét gia nhập và thông qua các văn kiện nhân quyền quốc tế; thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ các văn kiện ASEAN liên quan đến nhân quyền... AICHR còn có nhiệm vụ “thực hiện bất cứ nhiệm vụ nào khác mà Hội nghị Bộ trưởng ASEAN có thể giao phó”.

AICHR trên chặng đường phát triển vì quyền con người

Cuộc họp Uỷ ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền lần thứ 30.

Một số tiến bộ đã được thực hiện kể từ khi AICHR được thành lập như Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (AHRD) được thông qua vào năm 2012. Mặc dù khi mới ban hành có nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến AHRD, đặc biệt là các học giả phương Tây, nhưng không thể phủ nhận đây là văn bản pháp quy như cựu Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan từng chia sẻ “Một số người than phiền nó chưa đạt tiêu chuẩn cao hơn, nhưng chúng tôi xem đây là tiến bộ, nhìn nhận vấn đề trong dài hạn” và Tuyên bố khẳng định mục tiêu tiến gần hơn tới một Cộng đồng, mà đến 2015 đã được thiết lập, trong bối cảnh quốc gia, khu vực và sự khác biệt từ nền tảng về chính trị - xã hội, kinh tế, pháp lý, văn hóa - lịch sử và tôn giáo nhằm tạo dựng nên một hệ giá trị riêng cho khối để tiến tới việc nhất thể hóa ASEAN.

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu mới thành lập, AICHR chỉ tập trung phổ biến Tuyên bố Nhân quyền ASEAN và Tuyên bố Phnom Penh (Tuyên bố được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN 21 tại Phnom Penh, Campuchia năm 2012) nhằm mục tiêu tác động nhận thức người dân ở các nước thành viên về nội dung của các văn bản quan trọng này thông qua việc dịch và quảng bá hai văn bản này ra tiếng của các nước thành viên và đăng trên trang chủ của AICHR và trang thông tin của các nước thành viên.

Đến nay, các quốc gia thành viên ASEAN đã thông qua Đồng thuận ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động nhập cư năm 2016, cũng như Công ước ASEAN về buôn bán người (ACTIP) năm 2017. Tất cả những nỗ lực này nhằm thể hiện các tiêu chuẩn về quyền con người trong ASEAN. AICHR đã hoàn thành Kế hoạch Công tác 5 năm (2010-2015) đầu tiên và đang chuẩn bị hoàn thành Kế hoạch Công tác 5 năm (2016-2020), trong đó 9 Chương trình ưu tiên đã được hoàn thành nhằm hỗ trợ cho hai Kế hoạch Công tác 5 năm.

AICHR cũng đã mở rộng các chương trình và hoạt động của mình ở phạm vi rộng, bao trùm các vấn đề liên quan đến quyền thuộc về các nội dung ưu tiên của ASEAN như buôn bán người, nước sạch, môi trường và thay đổi khí hậu và những quyền khác về kinh tế, chính trị, dân sự, trao quyền về kinh tế cho phụ nữ, tự do biểu đạt, ngăn chặn bạo hành và quyền tiếp cận công lý và các quyền liên quan tới phát triển… Đồng thời AICHR cũng hướng tới đóng góp cho quá trình thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ (SDGs) nhằm hướng đến xây dựng một cộng đồng ASEAN mang tính bao trùm và không bỏ bất kỳ người dân nào lại phía sau.

AICHR cũng được nhìn nhận là một thể chế nhân quyền bao quát, chịu trách nhiệm tổng thể về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong ASEAN. Dựa trên chức năng và nhiệm vụ của mình, AICHR phối hợp với tất cả các cơ quan chuyên trách khác của ASEAN trong lĩnh vực nhân quyền để quyết định phương thức liên kết cuối cùng của họ với AICHR. Để đạt được điều này, AICHR tham vấn, phối hợp và cộng tác chặt chẽ với các cơ quan nói trên để tăng cường tính bổ trợ và gắn kết trong quá trình thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền.

Bên cạnh đó, trong suốt hơn thập kỷ qua, AICHR đã tăng cường tham vấn, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan đến quyền khác của ASEAN như: Ủy ban Bảo vệ và Thúc đẩy Quyền Phụ nữ và Trẻ em ASEAN (ACWC), Ủy ban Phụ nữ ASEAN (ACW), Ủy ban về Thúc đẩy và Bảo vệ quyền của lao động di cư (ACMW), Hội nghị Quan chức Cao cấp ASEAN về Phúc lợi xã hội (SOMSWD) nhằm xây dựng tiếng nói và cách tiếp cận chung và thúc đẩy các hoạt động hợp tác cụ thể về về quyền con người ở khu vực, qua đó đóng góp vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Ngoài ra, AICHR đã tích cực thúc đẩy hợp tác với một số đối tác (Nhật Bản, Mỹ, EU, Australia…), tổ chức khu vực và quốc tế (UNDP, UNICEP, UNHCR) phù hợp với các quy định trong Quy chế hoạt động (TOR) của tổ chức thông qua các cơ chế hợp tác, thường xuyên trao đổi bên lề về các nội dung về quyền con người mà các bên cùng quan tâm.

Khẳng định vai trò của Việt Nam trong AICHR

Từ khi gia nhập ASEAN (1995) và tham gia AICHR (2009) đến nay, Việt Nam luôn coi ASEAN là một trong những ưu tiên đối ngoại hàng đầu và luôn tích cực phối hợp với các nước thành viên để bảo đảm cho AICHR là một bộ phận gắn kết với các cơ quan khác trong toàn bộ hệ thống của ASEAN và bảo vệ quyền con người cho mọi người dân trong cộng đồng 10 quốc gia. Trong năm Chủ tịch AICHR 2020, Việt Nam luôn cố gắng thúc đẩy sự đoàn kết, thống nhất và hợp tác giữa các nước.

Thứ nhất, Việt Nam tích cực tham gia đóng góp trong việc soạn thảo Tuyên bố Nhân quyền ASEAN - AHRD. Đây là văn kiện văn kiện chính trị quan trọng đầu tiên về hợp tác và bảo vệ quyền con người ở khu vực thể hiện rõ cam kết của các nước ASEAN về tôn trọng và bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của người dân.

AHRD đã thể hiện nguyện vọng, quyết tâm, nỗ lực của người dân và chính phủ các nước thành viên xây dựng một Cộng đồng ASEAN hướng tới người dân, đồng thời tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ các quyền cơ bản của con người cũng như phấn đấu nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, tiếp tục thể hiện cam kết của ASEAN trong thực hiện Tuyên bố Nhân quyền ASEAN phù hợp với các nguyên tắc đề ra trong Hiến chương Liên Hợp quốc.

Thứ hai, trong thời gian qua, Việt Nam luôn là một trong các thành viên tích cực, chủ trì và tham gia nhiều hoạt động liên quan đến việc xây dựng các kế hoạch hành động tầm khu vực trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người thuộc phạm vi ASEAN và hợp tác với các đối tác của ASEAN trong phạm vi hoạt động được quy định trong Quy chế của AICHR, đó là các hoạt động liên quan đến quyền của nhóm người dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật…), những vấn đề an sinh xã hội như giáo dục, phát triển môi trường trong phạm vi Kế hoạch Công tác 5 năm và các Chương trình ưu tiên hàng năm của AICHR được các Bộ trưởng Ngoại giao thông qua vào các kỳ họp Bộ trưởng Ngoại giao (AMM).

Thứ ba, Việt Nam cũng là thành viên tích cực chủ trì nhiều hoạt động trong khuôn khổ ASEAN về quyền con người, trong đó có Ủy ban liên chính phủ ASEAN về quyền Nhân quyền và Ủy ban ASEAN về thúc đẩy bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em, trong đó đã chủ trì, đăng cai nhiều sự kiện quan trọng về bình đẳng giới và công nghệ thông tin, thúc đẩy phát triển trẻ em ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Thứ tư, trong các kế hoạch chuẩn bị cho phục hồi ASEAN sau đại dịch COVID -19, Việt Nam đang cùng các thành viên AICHR đã nhấn mạnh hơn đến cách tiếp cận mới trong môi trường mới, ví dụ cách tiếp cận trong vấn đề y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, những quyền cơ bản của con người mà những người dân ASEAN cùng quan tâm.

Gần đây nhất, tháng 5/2020, Việt Nam đã phối hợp với các nước thành viên AICHR lần đầu tiên ra được thông cáo báo chí liên quan đến dịch COVID-19. Nỗ lực này thể hiện sự hợp tác và thống nhất trong ASEAN, nhấn mạnh đến việc bảo vệ quyền con người trong khu vực. Trong bối cảnh dịch COVID-19, các diễn đàn của ASEAN hoạt động thành công và hiệu quả, các hoạt động của trong khuôn khổ AICHR cũng như vậy. Các nước thành viên AICHR đã trao đổi và thống nhất có những dòng hành động sẽ tổ chức trực tuyến để bảo đảm hoàn thành chương trình công tác và duy trì phối hợp và hợp tác trong tổ chức.

Với vai trò Chủ tịch trong năm 2020, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục phối hợp và hợp tác với các nước ASEAN triển khai Tuyên bố Nhân quyền ASEAN, xây dựng các văn kiện pháp lý ASEAN về nhân quyền như xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, quyền giáo dục…; triển khai các chương trình ưu tiên hằng năm. Một điểm đáng ghi nhận là Việt Nam đã cùng các nước thành viên xây dựng và được Hội Nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 36 chấp thuận Kế hoạch Công tác lần thứ ba cho giai đoạn 5 năm tiếp theo 2020-2025; và chương trình ưu tiên năm 2021.

Đây là 2 văn kiện chính là bản lề cho hoạt động hợp tác nội bộ ASEAN liên quan đến lĩnh vực quyền con người và hợp tác khu vực về vấn đề nhân quyền. Đồng thời, Việt Nam đang cùng các nước tiếp tục kiện toàn bộ máy hoạt động của AICHR; thúc đẩy gắn kết và liên kết giữa AICHR với các cơ quan liên quan của ASEAN, cũng như với các đối tác và tổ chức quốc tế, khu vực.

Thông qua đóng góp thực chất tại các hoạt động AICHR, các hoạt động của tổ chức này với các cơ quan đối tác liên quan đến quyền con người, Việt Nam đã nâng cao được uy tín và hình ảnh một quốc gia chủ động, tích cực kết nối và ứng phó không chỉ tại khu vực mà trên bình diện quốc tế. Đồng thời, sự đóng góp của Việt Nam đối với hoạt động của AICHR sẽ góp phần xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh và cùng nhau đồng hành thực hiện các mục tiêu được đề ra trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN.

Việt Nam đã cùng các nước thành viên xây dựng và được Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 36 vừa qua chấp thuận Kế hoạch Công tác lần thứ ba cho giai đoạn 5 năm tiếp theo 2020-2025; và chương trình ưu tiên năm 2021. Đây là 2 văn kiện chính là bản lề cho hoạt động hợp tác nội bộ ASEAN liên quan đến lĩnh vực quyền con người và hợp tác khu vực về vấn đề nhân quyền. Đồng thời, Việt Nam đang cùng các nước tiếp tục kiện toàn bộ máy hoạt động của AICHR; thúc đẩy gắn kết và liên kết giữa AICHR với các cơ quan liên quan của ASEAN, cũng như với các đối tác và tổ chức quốc tế, khu vực.

Sứ giả văn hóa vì quyền sống con người Sứ giả văn hóa vì quyền sống con người

Năm 2020, Việt Nam kỷ niệm 200 năm ngày Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765-1820) - người được UNESCO tôn vinh Danh nhân ...

Cần đề ra giải pháp đấu tranh và bảo vệ quyền con người trên không gian mạng Cần đề ra giải pháp đấu tranh và bảo vệ quyền con người trên không gian mạng

Không gian mạng không thể là một lĩnh vực không có pháp luật, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nạn tin giả, thông tin ...

GS.TS. Đại sứ Nguyễn Thái Yên Hương (Đại điện của Việt Nam tại AICHR)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/aichr-tren-chang-duong-phat-trien-vi-quyen-con-nguoi-121693.html

In bài viết