Biển Đông "nóng bừng" nhưng ít khả năng xung đột quân sự

15:31 | 20/07/2020

Ít nhất 4 chiến đấu cơ Trung Quốc xuất hiện ở quần đảo Hoàng Sa tại Biển Đông, giữa lúc Mỹ công khai hình ảnh diễn tập của bộ đôi tàu sân bay từng xuất hiện gần Hoàng Sa.
Mỹ cấp tập điều tàu sân bay hoạt động ở Biển Đông Mỹ cấp tập điều tàu sân bay hoạt động ở Biển Đông
Mỹ tăng cường khả năng tác chiến ở Biển Đông Mỹ tăng cường khả năng tác chiến ở Biển Đông
4728 my1
Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz và Ronald Reagan dàn đội hình ở Biển Đông ngày 17-7 - Ảnh: Hạm đội Thái Bình Dương

Biển Đông dậy sóng

Thông báo của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ sáng 17-7 (giờ VN) cho biết sau nhiều ngày hoạt động trên Ấn Độ Dương, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan đã tiến vào Biển Đông và đang tiến hành "diễn tập chất lượng cao", bao gồm hiệp đồng với nhóm tàu sân bay USS Nimitz.

Hải quân Mỹ nhấn mạnh việc triển khai nhóm tàu sân bay USS Ronald Reagan (bao gồm 2 tàu tuần dương và khu trục khác) là một nỗ lực của Mỹ nhằm "hỗ trợ một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, cởi mở".

“Năng lực và sự linh hoạt của hải quân đang được thể hiện đầy đủ trong khi chúng tôi hỗ trợ an ninh và ổn định ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Không có ví dụ nào tốt hơn về cam kết của chúng tôi với khu vực, và theo định kỳ chúng tôi đưa nhiều đội ngũ đến với nhau tại Hạm đội 7 để thực hành các chiến dịch phối hợp quy mô lớn”, phó đô đốc Bill Merz chỉ huy Hạm đội 7 cho biết.

Theo Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, 2 nhóm tác chiến tàu sân bay tiếp tục sử dụng tổng cộng 12.000 thủy thủ, lính thủy đánh bộ và hơn 120 máy bay để tiến hành các cuộc tập trận phòng không chiến thuật, nhằm duy trì khả năng sẵn sàng tác chiến.

Bên cạnh đó, Mỹ sẽ triển khai hai đơn vị đặc nhiệm đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào năm 2021.

Theo Nikkei Asian Review ngày 17.7, hai đơn vị này sẽ thực hiện nhiều sứ mệnh khác nhau như tác chiến điện tử và tác chiến mạng, trong đó ít nhất một đơn vị sẽ được triển khai ở Biển Đông.

Tại Biển Đông, Trung Quốc triển khai loạt hoạt động gây hấn như điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam rồi bám theo tàu khoan của Malaysia, cho tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá của Việt Nam, tập trận trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo tuyên bố Mỹ sẽ sát cánh cùng cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ tự do hàng hải, tôn trọng chủ quyền và phản đối mọi động thái sử dụng sức mạnh ở Biển Đông và khu vực.

Các hoạt động của tàu Mỹ được xem sẽ chọc giận Trung Quốc, nước đang tuyên bố chủ quyền phi pháp đối với hầu hết Biển Đông.

Trong động thái đáng chú ý gần như cùng lúc, giới quan sát cho rằng Trung Quốc đã đưa ít nhiều máy bay chiến đấu ra đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp. Tạp chí Forbes (Mỹ) dẫn ảnh vệ tinh chụp ngày 15-7 cho thấy có ít nhất 4 tiêm kích Trung Quốc tại Phú Lâm.

Tạm thời chưa rõ số lượng tiêm kích thực sự là bao nhiêu, trong khi giới quan sát nói rằng nhóm tiêm kích này bao gồm J-11, loại từng xuất hiện ở Phú Lâm.

Khó có thể xuất hiện xung đột quân sự

Trong các bản tin của hai đợt diễn tập, phía Mỹ không chính thức công bố địa điểm, trong khi truyền thông Mỹ chỉ đề cập vị trí diễn tập là "vùng biển tranh chấp".

Nhưng trong cả hai lần Mỹ công bố hoạt động, Trung Quốc đều có động thái ở Hoàng Sa. Việc Trung Quốc triển khai máy bay tới Phú Lâm cũng nhiều khả năng là một đòn "nắn gân" tương tự của Bắc Kinh.

Trong lần USS Ronald Reagan và USS Nimitz xuất hiện đầu tháng 7 như đã nêu, Trung Quốc cũng thông báo tập trận 5 ngày tại Hoàng Sa (từ 1 tới 5-7), và cảnh báo xua đuổi tàu nước khác khỏi khu vực này.

Diễn biến dồn dập ở Biển Đông về mặt quân sự có thể khiến căng thẳng Mỹ - Trung leo thang ở vấn đề này, đặc biệt sau khi Bộ Ngoại giao và các quan chức Mỹ như Ngoại trưởng Mike Pompeo hay Thứ trưởng David Stilwell có những phát biểu mạnh mẽ về yêu sách của Trung Quốc.

Tuy nhiên khả năng diễn ra xung đột quân sự không cao, khi phía Mỹ cũng có động thái giảm nhiệt. Trong tuyên bố về đợt diễn tập ngày 17-7, hải quân Mỹ khẳng định sự hiện diện của USS Nimitz và USS Ronald Reagan không nhằm phản ứng trước các sự kiện chính trị hay thế giới, mà chỉ là một phần trong quá trình rèn giũa, phát triển khả năng tương tác chiến thuật của hải quân Mỹ.

Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông

I ngày 17.7 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava tuyên bố nước này ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông, khi nhận định về việc Mỹ bác bỏ các yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc tại vùng biển này. “Quan điểm của chúng tôi về vấn đề này là rõ ràng và nhất quán. Biển Đông nằm trong các lợi ích chung toàn cầu và Ấn Độ có lợi ích gắn chặt với hòa bình và ổn định trong khu vực này. Chúng tôi kiên quyết ủng hộ tự do hàng hải, hàng không và các hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở trên các tuyến đường biển quốc tế ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của LHQ về luật Biển”, ông Srivastava phát biểu.

Biển Đông không chỉ có Mỹ - Trung Biển Đông không chỉ có Mỹ - Trung

Biển Đông lại dậy sóng vì những động thái của không chỉ một mà nhiều quốc gia. Tuy nhiên, nổi lên vẫn là hai cường ...

Cuộc gọi điện của ông Tập gửi thông điệp cảnh báo chuyện Biển Đông Cuộc gọi điện của ông Tập gửi thông điệp cảnh báo chuyện Biển Đông

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã gọi điện chúc mừng Thủ tướng Lý Hiển Long tái đắc cử đúng một ngày sau khi Washington bác ...

Đối đầu Mỹ - Trung trên Biển Đông các nước ASEAN được gì Đối đầu Mỹ - Trung trên Biển Đông các nước ASEAN được gì

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 13/7 đưa ra tuyên bố bao gồm 5 nội dung cơ bản bác bỏ hầu hết các yêu sách phi ...

Hải Doan (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/bien-dong-nong-bung-nhung-it-kha-nang-xung-dot-quan-su-112884.html

In bài viết