Lãnh đạo các nước ASEAN đề nghị nối lại đàm phán COC trên Biển Đông

12:06 | 27/06/2020

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN 36 ngày 26-6, bên cạnh những vấn đề kinh tế xã hội, nhiều nước đã bày tỏ quan điểm cần sớm nối lại tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) sau những diễn biến phức tạp tại vùng biển này thời gian qua.
nhieu nuoc dong loat quan ngai ve nguy co trung quoc thiet lap adiz tren bien dong Nhiều nước đồng loạt quan ngại về nguy cơ Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông
dich covid co the lam cham qua trinh hoan thien bo quy tac ung xu o bien dong Dịch Covid có thể làm chậm quá trình hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
asean can som dam phan bo quy tac ung xu tren bien dong
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì Phiên họp

Đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật

Các nước nhấn mạnh việc cần đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, đẩy mạnh hợp tác xây dựng lòng tin sử dụng các biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và hướng tới một COC giữa ASEAN và Trung Quốc hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982.

"Nhiều nước cho rằng dịch bệnh đã tác động quá trình đàm phán COC, tuy nhiên ASEAN cần sớm nối lại tiến trình này, từ đó khẳng định vai trò trung tâm và đóng góp cho hòa bình, ổn định tại khu vực", Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin.

Ngay trong diễn văn khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vai trò và sứ mệnh của các nước lớn, các tổ chức đa phương và khu vực càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và kêu gọi các nước đề cao tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế.

Đề cập đến tình hình quốc tế và khu vực, trong khi cả thế giới đang căng mình đối phó với đại dịch COVID-19, Việt Nam bày tỏ quan ngại ở một số khu vực vẫn tồn tại những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, gây mất ổn định, làm phức tạp tình hình, xói mòn lòng tin. Việt Nam nhấn mạnh mọi quốc gia cần đề cao tinh thần trách nhiệm, thượng tôn pháp luật, nhất là UNCLOS 1982, đẩy mạnh xây dựng lòng tin, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế.

Thủ tướng khẳng định tầm quan trọng của việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố DOC và xây dựng Bộ quy tắc COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển UNCLOS 1982.

asean keu goi cac ben tuan thu cong uoc lien hiep quoc ve luat bien

Tàu cá Việt Nam hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Ảnh Nguyễn Đông

Kêu gọi tuân thủ UNCLOS

Chia sẻ quan điểm này, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte Rodrigo Duterte đã yêu cầu tất cả các bên liên quan trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông tuân thủ luật quốc tế và tránh leo thang căng thẳng, theo trang Inquirer.net.

Ông Duterte đưa ra lời kêu gọi này khi ông nhấn mạnh "những vụ việc đáng báo động" gần đây ở Biển Đông trong bài phát biểu qua video trước lãnh đạo các nước khu vực tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36.

"Thậm chí trong bối cảnh khu vực của chúng ta đang cố gắng kiềm chế dịch COVID-19, những vụ việc đáng báo động đã xảy ra ở Biển Đông" - ông Duterte nói.

Nhà lãnh đạo này cũng tuyên bố: "Chúng tôi kêu gọi các bên tránh leo thang căng thẳng và tuân thủ các trách nhiệm theo luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982".

Trước đó, hồi tháng 4, Philippies cũng đã gửi hai công hàm tới Trung Quốc để phản đối các động thái của Bắc Kinh liên quan Biển Đông, trong đó có vụ Trung Quốc chĩa súng rađa vào tàu hải quân Philippines

Cũng trong tháng 4,Philippines và Mỹ đã lên tiếng quan ngại về hành động của Bắc Kinh và Philippines và tuyên bố ủng hộ Việt Nam khi Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam trên vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

“Những va chạm là không thể tránh khỏi, nhưng kêu gọi các bên kiềm chế, tránh làm phức tạp thêm tình hình, thực hiện đầy đủ những quy định quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982; đặc biệt là khôi phục đàm phán COC hiệu lực, hiệu quả”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

my dieu loat sat thu san ngam toi bien dong giam sat trung quoc Mỹ điều loạt 'sát thủ săn ngầm' tới Biển Đông giám sát Trung Quốc?

Sáng kiến Thăm dò Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) cho biết Không lực Mỹ đã điều loạt "sát thủ săn ngầm", trinh sát ...

chau au doi mat voi cac van de kho khan trong tranh chap o bien dong Châu Âu đối mặt với các vấn đề khó khăn trong tranh chấp ở Biển Đông

Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu bài viết của chuyên gia về Biển Đông, Tiến sỹ Gerhard Will tại Hội thảo quốc tế: “Hoàng ...

hanh dong phi phap cua trung quoc tren bien dong nguy hiem the nao va canh giac ra sao Hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông: Nguy hiểm thế nào và cảnh giác ra sao?

Từ đầu năm 2020 đến nay, trong khi nhân loại đang gồng mình chống lại kẻ thù vô cùng nguy hiểm (được gọi với những ...

Hải Doan (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/lanh-dao-cac-nuoc-asean-de-nghi-noi-lai-dam-phan-coc-tren-bien-dong-111215.html

In bài viết