Lo tên lửa Mỹ 'thọc sườn', Trung Quốc liên tục đe nẹt Nhật Bản

11:25 | 26/06/2020

Trung Quốc gần đây liên tục hối thúc, thậm chí "đe nẹt" Nhật Bản nhằm gây sức ép để nước này phản đối thỏa thuận triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ - như một hành động 'thọc sườn' Bắc Kinh.
nhat ban gui cong ham phan doi 4 tau trung quoc hoat dong trong vung bien gan dao senkaku Nhật Bản gửi công hàm phản đối 4 tàu Trung Quốc hoạt động trong vùng biển gần đảo Senkaku

Ngày 17/6, Nhật Bản đã gửi công hàm cho Trung Quốc nói rõ lập trường “kiên quyết và bình tĩnh” đối với việc 4 tàu ...

nhat ban cuc luc phan doi cac hanh vi don phuong cua trung quoc tren bien dong Nhật Bản cực lực phản đối các hành vi đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc gia tăng hoạt động gây căng thẳng trên Biển Hoa ...

hanh dong phi phap cua trung quoc tren bien dong nguy hiem the nao va canh giac ra sao Hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông: Nguy hiểm thế nào và cảnh giác ra sao?

Từ đầu năm 2020 đến nay, trong khi nhân loại đang gồng mình chống lại kẻ thù vô cùng nguy hiểm (được gọi với những ...

lo my thoc suon bang ten lua trung quoc lien tuc de net nhat ban
Trung Quốc lo ngại Mỹ triển khai tên lửa tầm trung ở Nhật Bản

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc - Ngô Khiêm vừa tuyên bố nếu Hoa Kỳ khăng khăng triển khai tên lửa tại các căn cứ quân sự ở Nhật Bản sẽ kích động Bắc Kinh thực hiện các biện pháp cần thiết để kiên quyết chống trả.

Theo Republic World, Trung Quốc kiên quyết phản đối Hoa Kỳ triển khai tên lửa tầm trung ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương sau khi các báo cáo cho thấy đã diễn ra đàm phán về vấn đề này giữa Mỹ với Nhật Bản. Trung Quốc cảnh báo sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để chống lại việc Mỹ triển khai tên lửa tầm trung tại Nhật.

Trong một diễn biến liên quan, Hải quân Mỹ - Nhật đang tiến hành tập trận chung. Đô đốc Mỹ Fred Kacher, cho biết: “ Cơ hội tập trận cùng đồng minh của chúng tôi trên biển là vô cùng quan trọng đối với sự sẵn sàng và hợp tác.”

Hôm thứ ba, tàu USS Gabrielle Giffords và hai tàu của Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản (JMSDF) thực hiện cuộc tập trận ở khu vực gây tranh cãi tại Biển Đông. Thông báo từ hải quân cho biết tàu chiến đã đi cùng với các tàu huấn luyện JMSDF, JS Kashima và JS Shimayuki với mục đích nhấn mạnh tầm quan trọng của thông tin liên lạc và phối hợp cùng nhau trên Biển Đông.

Động thái này của Mỹ - Nhật đang là thách thức với Bắc Kinh trong tham vọng làm bá chủ các vùng biển không thuộc chủ quyền của mình.

trung quoc canh bao nhat ban va my vi dong thai tap tran chung tren bien dong
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin của Mỹ xuất hiện rên biển Đông. Ảnh: Hải quân Mỹ

Bất chấp sự phản đối được cho là phi lý của Trung Quốc, Mỹ đã thách thức yêu sách của Bắc Kinh trên Biển Đông và giúp Đài Loan tăng cường cải tiến vũ khí, củng cố quân sự. Theo đó, Mỹ sẽ cung cấp các linh kiện cho máy bay chiến đấu F-16, máy bay vận tải C-130 và các hệ thống khác dành cho máy bay cũng như các thiết bị phục vụ hậu cần cho Đài Loan. Đài Loan dự kiến sẽ xúc tiến chương trình nâng cấp máy bay chiến đấu F-16V ngay sau khi Quốc hội Mỹ phê chuẩn thương vụ vũ khí.

trung quoc canh bao nhat ban va my vi dong thai tap tran chung tren bien dong
Máy bay F16 Đài Loan. Ảnh UPI

Triển khai tên lửa, quan hệ Trung - Nhật sẽ sụp đổ?

Trong một cuộc họp báo, Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc- Triệu Lập Kiên kêu gọi Nhật Bản duy trì chính như trong quá khứ.

trung quoc canh bao nhat ban va my vi dong thai tap tran chung tren bien dong
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: The Japan Time

Ông nói: “vV lý do lịch sử, xu hướng an ninh quân sự của Nhật Bản luôn nhận được sự chú ý của cộng đồng quốc tế và các nước láng giềng châu Á. Chúng tôi kêu gọi Nhật Bản nghiêm túc học hỏi những bài học lịch sử và tiếp tục đi theo con đường phát triển hòa bình bằng những hành động cụ thể.”

Sau chiến tranh, Quân đội Đế quốc Nhật Bản đã biến mất và ngày nay, Lực lượng Tự vệ được vũ trang công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. Nhật Bản luôn giữ hòa bình với Hoa Kỳ và sẵn sàng cung cấp bất kỳ sự hỗ trợ nào khi cần thiết.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc - Ngô Khiêm, trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư, đã thúc giục Nhật Bản chống lại thỏa thuận với Hoa Kỳ về các tên lửa tầm trung được đặt trên đất Nhật Bản.

Sau khi cảnh báo rằng “Bắc Kinh sẽ không ngồi yên trong khi các tên lửa tại Nhật đang được triển khai”, ông nói: “Trung Quốc hy vọng Nhật Bản và các nước khác có thể cân nhắc hòa bình và ổn định khu vực, hành động thận trọng và nói không với Mỹ về kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung trên đất Nhật. Nhật Bản không nên trở thành nạn nhân của âm mưu địa chính trị Hoa Kỳ trong khu vực.”

Giáo sư Lian Degui, một chuyên gia về các vấn đề Nhật Bản tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải cho biết “Bắc Kinh sẽ không dung thứ cho các tên lửa tầm trung được đặt gần lãnh thổ của mình.” Ông cho rằng hành động này rõ ràng nhắm vào Trung Quốc và có thể được coi là Mỹ chuẩn bị cho một cuộc đối đầu quân sự trong tương lai.

Ông này dự báo quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản sẽ sụp đổ nếu những tên lửa như vậy được triển khai trên đất Nhật.

trung quoc canh bao nhat ban va my vi dong thai tap tran chung tren bien dong
Quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư gây tranh chấp giữa hai nước Nhật - Trung. Ảnh: Dailymail
Trung Quốc và Nhật Bản có những tranh chấp xunh quanh hòn đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Theo SCMP, Ngày 25/6 vừa qua, Trung Quốc đã đặt tên cho 50 thực thể tại biển Hoa Đông để đáp trả việc đổi tên đổi gọi khu vực nằm ở miền Nam Nhật Bản, thuộc quần đảo Senkaku, từ "Tonoshiro" thành "Tonoshiro Senkaku". Hành động đổi tên này được cho là đáp trả sau khi các tàu cá của Nhật Bản bị các tàu tuần tra Trung Quốc đuổi bắt trên vùng lãnh hải của Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi đầu tháng 5.

Theo Đài NHK, chính phủ Nhật Bản giữ vững quan điểm quần đảo Senkaku là một phần của lãnh thổ Nhật Bản về mặt lịch sử và luật pháp quốc tế. Tokyo khẳng định không có vấn đề chủ quyền lãnh thổ nào cần phải giải quyết đối với quần đảo này.

Còn đối với Mỹ, sự xuất hiện của các tàu Mỹ gia tăng gần đây trên biển Đông (Mỹ đã triển khai 375.000 binh sĩ và 60% tàu chiến, 3 tàu sân bay Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương) khiến Bắc Kinh phải đưa ra cảnh báo sẽ có đụng độ nếu tiếp tục. Nhưng có vẻ chính quyền ông Trump không mấy quan tâm đến những lời cảnh báo này, theo AFP

Căng thẳng vẫn sẽ gia tăng tại khu vực biển Đông trong những ngày tới nếu các bên không có ý định dừng lại và để ý đến những lời cảnh báo của nhau.

nhieu nuoc dong loat quan ngai ve nguy co trung quoc thiet lap adiz tren bien dong Nhiều nước đồng loạt quan ngại về nguy cơ Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông

"Nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ với toàn bộ Biển Đông, điều đó đồng nghĩa họ đã cướp lấy một vùng biển rộng lớn vốn ...

chien ham my nhat tap tran chung tren bien dong Chiến hạm Mỹ, Nhật tập trận chung trên Biển Đông

Quân đội Mỹ ngày 23/6 công bố hình ảnh cho thấy tàu tác chiến ven biển Mỹ hội quân cùng hai tàu huấn luyện Nhật Bản ...

trung quoc canh bao phuc tap nga y ca ng tang khi my tang cuong hien dien o bie n dong Trung Quốc cảnh báo phức tạp ngày càng tăng khi Mỹ tăng cường hiện diện ở Biển Đông

Theo AFP, Bắc Kinh đã đưa ra cảnh báo tình hình ngày càng phức tạp trên biển Đông khi Mỹ gia tăng sự hiện diện ...

Thùy Phùng

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/lo-ten-lua-my-thoc-suon-trung-quoc-lien-tuc-de-net-nhat-ban-111134.html

In bài viết