Chuyện thoát nghèo của anh chàng người H’Mông nơi vùng biên

11:00 | 25/10/2020

Không chấp nhận hoàn cảnh khó khăn, vất vả và đói nghèo anh Vàng A Là - một nông dân ở vùng đất biên giới huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã mạnh dạn, dám nghĩa, dám làm phát triển kinh tế để thoát khỏi đói nghèo.
chuyen thoat ngheo cua anh chang nguoi hmong noi vung bien Xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững ở huyện vùng biên
chuyen thoat ngheo cua anh chang nguoi hmong noi vung bien Nỗ lực giảm nghèo nơi ở vùng biên

Là người con của đồng bào dân tộc HMông, anh Vàng A Là sinh ra và lớn lên tại bản Đề Tinh, xã Si Pha Phìn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Với suy nghĩ làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình sinh sống. Anh Vàng A Là đã biến những khó khăn của vùng đất nơi đây thành lợi thế để phát triển kinh tế theo mô hình trang trại từ đó thoát khỏi cái đói, cái nghèo đeo đẳng nhiều năm với đồng bào Đề Tinh.

Sau khi cùng anh Vàng A Là vượt qua nhiều quả đồi và nhiều con suối, trên con đường đất nằm vắt vẻo ngang đồi chúng tôi được đích thực sở mục và ghé thăm trang trại chăn thả gia súc của gia đình anh. Không định hình được danh giới, chúng tôi chỉ biết nhìn theo cánh tay mà anh Vàng A Là chỉ khi giới thiệu về diện tích của trang trại.

Trong tâm trạng vui mừng anh Là cho biết: Cũng như bao hộ khác trong xã những năm trước gia đình chỉ chăn nuôi theo hướng truyền thống với quy mô nhỏ lẻ một vài con, nên hiệu quả kinh tế không cao. Nhận thấy vùng đất nơi mình sinh sống có nhiều thế mạnh mà thiên nhiên ban tặng như: những đồng cỏ xanh quanh năm, đồi núi thấp, khí hậu mát mẻ thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc với quy mô lớn. Từ đó, anh đã quyết định đề nghị UBND xã cấp cho hơn 20 ha đất đồi cỏ hoang để quy hoạch làm bãi chăn thả gia súc.

chuyen thoat ngheo cua anh chang nguoi hmong noi vung bien
Đồng cỏ xanh quanh năm, đồi núi thấp, khí hậu mát mẻ đang là lợi thế để những người nông dân như anh Vàng A Là phát triển chăn nuôi đàn gia súc

Khởi nghiệp với 5 con bò, những năm tháng đầu do chưa có nhiều kinh nghiệm và cũng không có kỹ thuật về chăn nuôi bò nên đàn bò thường xuyên mắc bệnh. Năm 2004 khi trên địa bàn huyện có dịch lở mồm long móng và đàn bò của gia đình cũng không tránh khỏi đơt dịch đó, hậu quả đàn gia súc của gia đình anh đã bị chết 3 con bò, thiệt hại ước tính hơn 20 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, trong đợt rét đậm rét hại năm 2008 cũng vì không được chăm sóc cẩn thận nên đàn gia súc của gia đình anh cũng đã bị chết 5 con bò và 3 con trâu. Từ đó với anh dự định chăn nuôi trâu, bò theo hướng trang trại gần như bị phá sản, đã có lúc anh có ý định bán hết số trâu bò còn lại của gia đình để chuyển sang làm nương, cấy lúa và trồng ngô.

Tuy nhiên, với bản tính cần cù, chịu thương chịu khó cùng với niềm đam mê cùng với ý chí quyết tâm xây dựng mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại đã giúp anh vượt qua khó khăn trước mắt. Biết mình thiếu những kiến thức cơ bản về chăm sóc trâu, bò anh đã quyết định đi tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm của các hộ khác đã thành công ở trên địa bàn xã và các vùng lân cận, đoc thêm sách báo hướng dẫn cách nuôi trâu bò để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi. Bên cạnh đó, anh cũng tích cực tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi gia súc do xã, huyện mở. Nhờ việc tích cực học hỏi kinh nghiệm và chịu khó tìm tòi giờ đây kỹ thuật chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc đã được anh Vàng A Là nắm chắc.

Thành công thật sự chỉ đến với trang trại chăn nuôi của gia đình anh là từ năm 2010 khi anh đã có những kiến thức cơ bản về chăn nuôi trâu, bò. Chăn nuôi trâu, bò không khó, vấn đề là phải biết phòng chống và điều trị những bệnh thông thường. Đặc biệt, phải tiến hành tiêm phòng các loại bệnh theo định kỳ, từ đó sẽ giúp cho gia súc chống lại được bệnh tật”. Anh Vàng A Là nói.

chuyen thoat ngheo cua anh chang nguoi hmong noi vung bien
Đàn gia súc của gia đình luôn được anh Vàng A Là chăm sóc và phòng bệnh khá tốt

Không bị dịch bệnh cộng với việc áp dụng thành công mô hính chăn nuôi theo hướng công nghiệp đàn gia súc của gia đình anh đã phát triển nhanh, chỉ trong vòng vài năm số lượng trâu, bò đã lên đến cả 100 con. Đàn trâu, bò phát triển tốt nhờ đó mà gia đình anh có nguồn thu nhập ổn định. Cũng chính nhờ nguồn thu nhập này đã giúp gia đình có cuộc sống ổn định và con cái được ăn học đến nơi, đến chốn. Với tổng thu là hơn 150 triệu đồng/ năm, sau khi đã trừ các chi phí. Với mức thu nhập như trên không chỉ thoát nghèo mà gia đình anh Vàng A Là đã trở thành một trong những hộ có mức thu nhập khá, giàu tại xã Si Pa Phìn nơi biên cương đầy nắng và gió.

Tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô trang trại, tăng số lượng trâu, bò và nuôi thêm dê nâng để tăng số lượng đàn gia súc của gia đình lên quy mô lớn hơn. Bên cạnh đó, anh cũng tích cực giúp đỡ và vận động các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn khác trong xã cùng phát triển nghề chăn nuôi để có một cuộc sống khá giả hơn, từ đó xây dựng quê hương Si Pa Phìn ngày càng phát triển”. Anh Vàng A Là chia sẻ.

chuyen thoat ngheo cua anh chang nguoi hmong noi vung bien Nỗ lực giảm nghèo nơi ở vùng biên

Bằng nhiều giải pháp tích cực của cấp ủy, chính quyền và nỗ lực vượt khó của đồng bào dân tộc công tác xóa đói ...

chuyen thoat ngheo cua anh chang nguoi hmong noi vung bien Nghề "hai sọt" ở vùng biên

Đó là những “công ty hai sọt”, những chiếc xe máy chuyên cung cấp hàng cho các vùng sâu vùng xa, những vùng đồng bào ...

chuyen thoat ngheo cua anh chang nguoi hmong noi vung bien Chuyện lạ ở vùng biên: Cấm đi xe máy 3 ngày Tết để đảm bảo an toàn

Mỗi khi Tết đến tất cả xe máy của tất cả các hộ gia đình trong thông được đưa về để dưới chân nhà Gươl ...

Duy Linh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/chuyen-thoat-ngheo-cua-anh-chang-nguoi-hmong-noi-vung-bien-107626.html

In bài viết