Dự thảo lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021

10:55 | 29/04/2020

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa đưa ra dự thảo nghị định quy định về tuổi nghỉ hưu. Theo đó, từ năm 2021, mỗi năm người lao động sẽ tăng tuổi nghỉ hưu thêm 3 tháng đối với nam và thêm 4 tháng đối nữ.
du thao lo trinh tang tuoi nghi huu tu nam 2021 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định nghỉ hưu với hai cán bộ từ ngày 1/4
du thao lo trinh tang tuoi nghi huu tu nam 2021 5 trường hợp nghỉ hưu trước tuổi vẫn hưởng nguyên lương trong năm 2020
du thao lo trinh tang tuoi nghi huu tu nam 2021
Ảnh minh họa

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có dự thảo nghị định quy định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động, áp dụng từ ngày 1/1/2021.

Theo đó, người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường kể từ năm 2021, mỗi năm tăng 3 tháng với nam và bốn tháng với 4 để tuổi nghỉ hưu của nữ là 60 vào năm 2035, nam là 62 vào năm 2028.

Cụ thể, đối với lao động nam sinh từ tháng 1/1961 đến tháng 9/1961 sẽ đủ tuổi nghỉ hưu vào năm 2021 và tuổi nghỉ hưu sẽ là 60 tuổi 3 tháng; lao động nam sinh từ tháng 10/1961 đến tháng 6/1962 sẽ đủ tuổi nghỉ hưu vào năm 2022 và tuổi nghỉ hưu sẽ là 60 tuổi 6 tháng...

Đối với lao động nữ sinh từ tháng 1/1966 đến tháng 8/1966 sẽ đủ tuổi nghỉ hưu vào năm 2021 và tuổi nghỉ hưu sẽ là 55 tuổi 4 tháng; lao động nữ sinh từ tháng 9/1966 đến tháng 4/1967 sẽ đủ tuổi nghỉ hưu vào năm 2022 và tuổi nghỉ hưu sẽ là 55 tuổi 8 tháng...

Đến năm 2028, lao động nam sinh từ tháng 4/1966 trở đi sẽ về hưu ở tuổi 62. Đến năm 2035, lao động nữ sinh từ tháng 5/1975 sẽ về hưu ở tuổi 60...

Lao động nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn, gồm người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định.

Dự thảo này cũng quy định, việc quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn phải bảo đảm các nguyên tắc, điều kiện sau: Khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định; cơ quan có nhu cầu sử dụng; cá nhân có nguyện vọng, đủ sức khỏe và không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về Đảng, chính quyền...

Các đối tượng thuộc diện được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn được giữ nguyên theo Nghị định số 53/2015/NĐ-CP, bao gồm cán bộ, công chức nữ giữ 10 nhóm chức vụ, chức danh (Phó Trưởng Ban các Ban Trung ương Đảng; Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Phó Chủ nhiệm chuyên trách các Ủy ban của Quốc hội; Thứ trưởng Bộ; cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang Bộ; người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ...) và những người được bổ nhiệm chức vụ, chức danh Thẩm phán TAND tối cao, Kiểm sát viên VKSND tối cao.

du thao lo trinh tang tuoi nghi huu tu nam 2021 Đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đóng đủ BHXH để hưởng lương hưu thì có được đóng một lần không?

Đủ 60 tuổi được nghỉ việc và có từ 10 năm tham gia đóng BHXH thì có thể tham gia BHXH tự nguyện và được ...

du thao lo trinh tang tuoi nghi huu tu nam 2021 Cán bộ nghỉ hưu dính kỷ luật có thể bị cắt quyền lợi vật chất

Nhiều đại biểu Quốc hội tán thành bổ sung quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, ...

du thao lo trinh tang tuoi nghi huu tu nam 2021 Thu nhập khi nghỉ hưu: Chủ động chuẩn bị hay trông chờ lương hưu?

Đối với những người về hưu, lương hưu được xem là một khoản hỗ trợ tài chính quan trọng mà nhờ đó họ có thể ...

Minh Tuệ (tổng hợp)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/du-thao-lo-trinh-tang-tuoi-nghi-huu-tu-nam-2021-107257.html

In bài viết