Người dân nghèo Bắc Kinh: Ít nhất chúng tôi đã không chết trong đại dịch COVID-19

20:54 | 21/03/2020

“Tôi chỉ cầu mong cuộc sống sớm trở lại bình thường”, Wang - người bán hàng rong 64 tuổi, một mình chăm sóc người chồng tàn tật nhưng không thể ra ngoài làm việc trong suốt thời gian thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) thực hiện lệnh hạn chế đi lại vì đại dịch Covid-19.
nguoi ngheo that nghiep o bac kinh di qua covid 19 it nhat chung toi da khong chet Cà Mau: Lập chốt, trạm kiểm soát nghiêm ngặt dịch bệnh COVID-19
nguoi ngheo that nghiep o bac kinh di qua covid 19 it nhat chung toi da khong chet Giữa dịch COVID-19, hơn 1,2 triệu người dân Iran đổ ra đường mừng năm mới
nguoi ngheo that nghiep o bac kinh di qua covid 19 it nhat chung toi da khong chet

Bắc Kinh đang dần trở lại nhịp sống bình thường nhưng vẫn còn những hạn chế và những người nghèo nhất cũng chính là người đang phải trả giá cao nhất vì đại dịch Covid-19. (Ảnh: Bloomberg).

Mỗi buổi sáng khi Wang Yimeng thức dậy đi qua trạm kiểm soát tại khu dân cư của cô tại TP Bắc Kinh, cô đều hỏi những người làm việc ở đó cùng một câu hỏi: “Khi nào thì các trạm kiểm soát sẽ được gỡ bỏ? Khi nào tôi có thể đi bán đồ ăn sáng trở lại?”

Giống như hàng nghìn người khác ở thủ đô Trung Quốc, người phụ nữ 64 tuổi này kiếm sống bằng việc bán hàng rong hằng ngày, loại bánh xèo trứng với giá khoảng 10 nhân dân tệ (1,4 USD) một chiếc cho những người trên đường đi làm.

Kể từ đầu tháng trước, tất cả các cổng vào khu dân cư nơi cô dựng gian hàng của mình đã bị đóng cửa. Cổng được quản lý bởi các nhân viên cộng đồng và tình nguyện viên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của mọi người ra vào. Wang được cho biết cô không còn có thể bán hàng ở đó.

“Họ nói với tôi rằng tôi không nên cản trở công việc kiểm soát dịch bệnh COVID-19 của chính phủ và yêu cầu phải hợp tác. Nếu không sẽ phải nhận lãnh hậu quả”, Wang nói.

Trước khi các biện pháp kiểm soát dịch bệnh được áp dụng, Wang đã kiếm được khoảng 2.000 nhân dân tệ mỗi tháng, đủ để cô ăn uống và chi trả tiền cho các loại thuốc mà người chồng phải ngồi xe lăn cần.

“Tôi không phàn nàn, vì chúng tôi vẫn còn may mắn so với những người đã chết vì căn bệnh này. Tôi chỉ cầu nguyện cho cuộc sống trở lại bình thường càng sớm càng tốt”, cô nói.

Đại dịch COVID-19 do virus Corona bùng phát vào tháng 12/2019 tại TP Vũ Hán – thủ phủ tỉnh Hồ Bắc cũng là tâm chấn của dịch bệnh. Đến nay, Covid-19 đã lan rộng khắp thế giới, khiến hơn 230.000 người và gần 10.000 người tử vong.

Giống như nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc, Bắc Kinh đã đưa ra các biện pháp để cố gắng ngăn chặn dịch bệnh, bao gồm đóng cửa trường học, việc buôn bán và hạn chế đi lại. Điều này đã tác động rất lớn đến kinh tế, nhưng thành phố đang dần cố gắng trở lại bình thường.

Đầu tuần này, Li Zi được cho biết anh có thể trở lại làm thợ làm tóc tại một salon ở Bắc Kinh, cửa tiệm này đã bị đóng cửa trong hai tháng qua.

Sau khi được các quan chức chính phủ đến kiểm tra, ông chủ của Li được thông báo rằng có thể mở lại tiệm miễn là không bao giờ có quá năm người - bao gồm cả nhân viên - trong khuôn viên rộng 60m2. Tất cả khách hàng đều phải được kiểm tra nhiệt độ và khử trùng tốt.

Tuy nhiên, việc kinh doanh vẫn diễn ra chậm, Li cho biết. Tôi đoán nhiều khách hàng thận trọng vì cắt tóc cũng có thể là nguy cơ gây bệnh.

Mặc dù không lúc nào cửa tiệm có đủ 5 người, kể cả vào lúc cao điểm – bao gồm cả nhân viên, Li nói vẫn rất tốt khi có thể bước ra khỏi căn hộ của mình và dành thời gian cho đồng nghiệp ở đây.

“Hai vợ chồng tôi đã bị mắc kẹt trong một căn hộ nhỏ suốt hai tháng qua. Chúng tôi sống mà không có gì khác để ăn ngoài mì gói”, anh nói.

“Tôi không có tiền tiết kiệm. Vì vậy, bây giờ ít nhất tôi có một cảm giác an toàn, và hy vọng tôi có thể nhận được một số tiền lương vào cuối tháng này”.

Nhưng sự lan rộng của Covid-19 đã giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Trung Quốc. Trong hai tháng đầu năm 2020 doanh số bán lẻ giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi đầu tư tài sản cố định giảm 24,5% và sản lượng công nghiệp giảm 13,5% phần trăm.

Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc, một thông số chính được các nhà hoạch định chính sách của Bắc Kinh sử dụng để đánh giá sức khỏe của nền kinh tế, đã tăng lên 6,2% trong tháng 1 và tháng 2, từ mức 5,2% trong tháng 12 và 5,3% một năm trước đó. Con số này cũng là mức cao nhất mọi thời đại, mặc dù cuộc khảo sát chỉ mới bắt đầu từ năm 2016.

“Tôi rất may mắn vì tôi vẫn còn có một công việc. Nhiều đồng nghiệp của tôi đã trở về quê hương và bị mắc kẹt ở đó vì những hạn chế giao thông”, Li nói.

“Một số người trong số họ nhanh chóng hết tiền và hiện đang gặp khó khăn khi cố gắng vay mượn từ bạn bè bằng cách sử dụng WeChat. Bời chỉ khi vay được tiền, họ mới có thể mua vé tàu và quay trở lại Bắc Kinh để kiếm tìm công việc”, ông nói.

Hu Xingdou, một nhà kinh tế chính trị độc lập, nói rằng hậu quả của đại dịch Covid-19 sẽ tác động đến tất cả mọi người. Nhưng trong đó, người nghèo bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự sụp đổ của nền kinh tế.

“Những lao động thời vụ, người có thu nhập thấp, nhân viên công sở bị tác động nghiêm trọng hơn nhiều so với những người giàu hơn. Và khả năng chịu rủi ro của họ rất yếu. Nếu các biện pháp hạn chế không được thu hồi kịp thời, cuộc sống của họ sẽ trở thành bi kịch”, ông Hu Xingdou nói.

Vừa nhai một chiếc bánh hấp dành cho bữa tối của mình, Li tỏ thái độ tích cực trước những gì đã và đang trải qua. “Hy vọng tôi sẽ nhận được mức lương cơ bản là 1.000 nhân dân tệ trong tháng này. Nếu vậy, ít nhất tôi sẽ có thể mua một ít thịt lợn cho vợ mình”, Li nói với nụ cười yếu ớt.

nguoi ngheo that nghiep o bac kinh di qua covid 19 it nhat chung toi da khong chet Hàng loạt bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam có xét nghiệm âm tính

Chiều 21/3, Bộ Y tế đã tiếp tục thông tin về các trường hợp nhiễm COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế ...

nguoi ngheo that nghiep o bac kinh di qua covid 19 it nhat chung toi da khong chet Anh, Mỹ kêu gọi hủy bỏ Thế vận hội Olympic 2020 vì COVID-19

Người đứng đầu ngành thể thao tại Vương quốc Anh và Mỹ đã đề nghị về việc hủy bỏ việc tổ chức Thế vận hội ...

nguoi ngheo that nghiep o bac kinh di qua covid 19 it nhat chung toi da khong chet TP Hồ Chí Minh thông báo khẩn người từng đến quán bar Budha có bệnh nhân COVID-19

Cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh vừa phát thông báo khẩn đến những khách hàng từng đến quán bar Budha tại quận 2 ...

Đông Phong (Theo SCMP)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nguoi-dan-ngheo-bac-kinh-it-nhat-chung-toi-da-khong-chet-trong-dai-dich-covid-19-103024.html

In bài viết