Anh thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng xanh với Indonesia, Việt Nam, Philippines
Thúc đẩy cơ hội hợp tác, thu hút đầu tư giữa Quảng Bình với các doanh nghiệp Tây Ban Nha Ngày 27/9, UBND tỉnh Quảng Bình vừa có buổi làm việc với Văn phòng Kinh tế và Thương mại, Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam và các doanh nghiệp Tây Ban Nha nhằm tìm hiểu, thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa hai bên. Lãnh đạo tỉnh khẳng định đây là cơ hội giúp Quảng Bình quảng bá tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. |
Cần Thơ mong muốn thúc đấy hợp tác đầu tư với các đối tác Ấn Độ Chiều 29/9, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Thực Hiện cùng lãnh đạo các sở, ngành tiếp ngài Madan Mohan Sethi - Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP Hồ Chí Minh. |
Đây là khẳng định của Ngoại trưởng Anh James Cleverly khi có chuyến công du đến châu Á bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore trong tuần này.
Anh thúc đẩy các dự án hợp tác xanh với ASEAN. Nguồn: ADB |
Tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng bền vững như năng lượng tái tạo, giao thông sạch hoặc cơ sở hạ tầng đô thị ở các nước ASEAN là ưu tiên của chính phủ Anh nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa Anh và các đối tác khu vực. Gần đây Anh và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng ký kết biên bản ghi nhớ xây dựng quỹ tín thác trị giá 107 triệu bảng Anh (khoảng 134 triệu USD) nhằm hỗ trợ những nỗ lực của ASEAN trong việc mở rộng quy mô tài chính xanh và chuyển sang phát triển phát thải thấp, chống chịu với khí hậu.
Trong chuyến thăm tới khu vực châu Á trong tuần này, Ngoại trưởng Anh James Cleverly cũng cho biết: "Chính phủ Anh có ý định dành 542,3 triệu USA thông qua Quỹ đầu tư phát triển Anh cho khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương trong 5 năm tới. Chúng tôi sẽ hợp tác với các đối tác công tư trong khu vực để hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng xanh chất lượng tại Indonesia, Việt Nam, Philippines, Campuchia và Lào”.
Các quốc gia ASEAN đối mặt với nhiều rủi ro hơn so với các nước khác trên thế giới. Tăng trưởng carbon cao, khai thác cạn kiệt tài nguyên đã dẫn tới tình trạng ô nhiễm, phá hủy môi trường thiên nhiên và biến đổi khí hậu. Do đó các nước ASEAN đang trải qua quá trình chuyển đổi mạnh mẽ để thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới phát triển bền vững hơn, trong đó tài chính xanh là một nhu cầu cấp thiết.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Maurdi mới đây khẳng định, ASEAN cam kết mạnh mẽ để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với khí hậu. Để đạt được tầm nhìn này, ASEAN cần đầu tư xanh trị giá 3.000 tỷ USD cho đến năm 2030. Bà cũng khẳng định Quỹ tín thác Xúc tác Tài chính xanh ASEAN (ACGF) - Vương quốc Anh sẽ là một khởi đầu tốt để thúc đẩy quan hệ đối tác trong nền kinh tế xanh khu vực.